Sửa Luật Đất đai để tránh những vụ Tiên Lãng
2012.02.07
Hàng triệu hộ bị ảnh hưởng
Vụ Tiên Lãng gây chấn động cả nước được cho là hệ quả của vấn đề sở hữu đất đai mà Việt Nam qui định là sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Luật Đất đai 2003 qui định rõ điều này.
Vấn đề sở hữu toàn dân và do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đã trao vào tay Nhà nước thẩm quyền quá lớn và người dân không thực sự sở hữu đất đai ruộng đất. Do quyền quá lớn nên dễ dẫn tới lạm quyền ở các địa phương. Người dân chỉ có quyền sử dụng đất có thời hạn và còn bị ràng buộc bởi hạn mức giao đất.
họ mặc cái áo cộng sản thôi họ tham gia vào nhưng vụ chia chác lợi lộc quyền lợi ở địa phương
nhà giáo Đỗ Việt Khoa
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa, một người bị nhiều trù dập vì đòi hỏi sự minh bạch công khai và chống lại tham ô nhận định:
“Tình hình cưỡng chế đất xảy ra ở khắp nơi trên cả nước không chỉ riêng Huyện Tiên Lãng Hải Phòng. Tôi xin khẳng định như thế, tôi chỉ là một giáo viên bình thường thôi mà bà con gởi về hàng chục hồ sơ tố cáo nạn cướp đất ở các địa phương. Có thể nói cá nhân tôi thấy riêng năm 2011 vừa rồi các vụ việc liên quan đến chính quyền nó phơi bày sự thật chính trị của các lãnh đạo địa phương giả danh là người cộng sản, họ mặc cái áo cộng sản thôi họ tham gia vào nhưng vụ chia chác lợi lộc quyền lợi ở địa phương”
Vụ Tiên Lãng không phải là sự kiện đầu tiên về việc chính quyền địa phương áp bức người dân để cưỡng chế thu hồi đất, áp dụng sai luật hoặc tìm kẽ hở luật pháp để mưu lợi bất chính. Nó cho thấy nhu cầu cải cách luật pháp mà ở đây là Luật Đất Đai 2003.
Luật không đáp ứng thực tế
Không những vậy Luật đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003 kế thừa, qui định thời hạn giao đất nông nghiệp là 20 năm, trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê trước ngày 15/10/1993 thì thời hạn giao đất được tính từ ngày 15/10/1993. Điều này sẽ ảnh hưởng hàng triệu hộ nông dân khi sang năm 2013 là lúc kết thúc thời hạn 20 năm sử dụng đất. Nhà nước Việt Nam
Luật vẫn chưa được sửa đổi…cộng với lợi ích của từng nhóm…các nhóm lợi ích họ tác động vào
Đại biểu QH Dương Trung Quốc
Khi nhận định về vụ Tiên Lãng, nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội Việt Nam đơn vị Đồng Nai cho rằng cần sửa đổi luật đất đai 2003, vì luật nay sau thời gian phát huy được tác dụng tích cực, đến nay đã tỏ ra không đáp ứng thực tế. Ông nói:
“Quan điểm của tôi là phải tìm tận gốc, tình hình phức tạp liên quan đến đất đai đã xuất hiện không ít. Luật đất đai đã đưa đến tình hình phải xem xét thật nghiêm túc, từ lâu nay đã nói rất nhiều về chuyện lợi ích của người dân không được bảo đảm và đồng thời luật đã bất cập so với tình hình thực tế rồi mà vẫn chưa được sửa đổi…cộng với lợi ích của từng nhóm…các nhóm lợi ích họ tác động vào”
Nhiều chuyên gia cho rằng, xác định quyền tư hữu đất đai một cách rạch ròi là điều Việt Nam chưa thể có được trong một tương lai gần. Ngay cả vấn đề hạn mức giao đất nông
nghiệp tức hạn điền, thời hạn giao đất cũng chỉ có thể thay đổi một cách chừng mực và cũng còn tùy thuộc sự sửa đổi hiến pháp. Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quan niệm phân chia ruộng đất đồng đều là thực hiện công bằng xã hội, nhưng sự kiện này về lâu dài đã là lực cản sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp sản xuất lớn hiệu quả và hiện đại.
Ông Nguyễn Tử Cương, Ủy viên Thường vụ Trung ương hội nghề cá phát biểu với tư cách cá nhân:
“Trước đây cách chia ruộng cho dân căn cứ vào diện tích đất của vùng dân cư cụ thể và số lao động hay số nhân khẩu, việc chia này theo chất lượng đất từng vùng đất một mà người ta chia ra. Do vậy mỗi gia đình có khi diện tích đất thì nhỏ nhưng lại tách ra ở các vùng khác nhau mỗi nơi chỉ có một miếng bé xíu. Đây là một vấn đề lớn mà cả người dân lẫn chính quyền đều nghiên cứu một phương án làm sao đó để có thể tập trung diện tích đất lớn hơn, thông qua đó tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa và trong quá trình canh tác có thể đầu tư thiết bị, cơ khí hóa, tự động hóa.”
Phài mở rộng hạn điền
Đó là những lý do để giải thích tại sao Việt Nam có 14 triệu hộ nông dân mà có tới 70 triệu thửa đất trên tổng diện tích 10 triệu héc-ta đất nông nghiệp. Ông Nguyễn Tử Cương ủng hộ các ý kiến không những mở rộng hạn mức đất sử dụng trong nông nghiệp mà còn kéo dài thời hạn sử dụng đất của nông dân. Ông nói:
“Thời gian sử dụng đất…quyền sử dụng đất nên kéo dài hơn, để giúp cho người ta yên tâm đầu tư cho tiến bộ kỹ thuật, cho chất đất, dinh dưỡng của đất nó phát triển cao và người ta đầu tư như vậy thì phải có đủ thời gian để thu hồi số vốn đã bỏ ra”
Nông dân Tám Cước ở Đồng bằng sông Cửu Long nói rằng, người giàu có vẫn có thể vượt hạn điền mà chính quyền không biết hoặc biết mà làm ngơ.
được 50 năm trở lên thì sự trăn trở lo lắng của nông dân cũng bớt điông Tám Cước, nông dân miền Cửu Long
Người nông dân này ủng hộ những ý kiến mở rộng hạn điền và thời hạn giao đất hoặc thời hạn về quyền sử dụng đất:
“Nông dân không đất thì không sống được, nông dân bám đất giữ đất mà sống. Công ty nước ngoài đầu tư ở Việt Nam có hợp đồng đất ít nhất 50 năm, quyền sử dụng đất của nông dân mình 20 năm thật ra là quá ít. Thành thử được 50 năm trở lên thì sự trăn trở lo lắng của nông dân cũng bớt đi"
Khi cả nước rộ lên câu chuyện cưỡng chế đất ở Tiên Lãng Hải Phòng cũng là lúc dư luận đặt vấn đề phải cấp bách sửa đổi Luật đất đai 2003. Nội dung chính cần sửa đổi là hạn mức giao đất nông nghiệp hay hạn điền và thời gian sử dụng đất. Nhưng dù thay đổi thế nào thì cũng vẫn còn một vướng mắc lớn nhất đó quyền sở hữu tư nhân về đất đai thay cho sở hữu toàn dân mà Nhà nước được giao quyền đại diện chủ sở hữu.