Tăng cường lòng tin
Quan hệ Việt – Trung vốn không đơn giản và suốt vài thập niên qua, quan hệ này đã được bàn luận rất nhiều, kèm theo đó là không ít ý kiến bày tỏ sự nghi ngại trước những diễn biến bất thường, trong mối quan hệ được nhận định là phức tạp này.
Tường trình về hội thảo “Tăng cường lòng tin trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, nhìn từ góc độ các địa phương hai bên biên giới”, với sự tham dự của đại diện cả hai bên, diễn ra hôm 24 tháng 8 tại Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam cho biết:
“Các đại biểu nhất trí với đánh giá cho rằng, trong thời gian qua, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển mạnh ở tất cả các lĩnh vực. Việc đạt được các Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ, Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc bộ và việc hoàn tất kế hoạch phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền là những sự kiện có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ Việt - Trung...
Việc đạt được các Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ, Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc bộ và việc hoàn tất kế hoạch phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền là những sự kiện có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ Việt - Trung.
TTXVN<br/>
Đó là bằng chứng thuyết phục về tình hữu nghị và hợp tác, nhiều vấn đề phức tạp đã được hai nước cùng nhau tìm ra cách giải quyết thỏa đáng. Trong lĩnh vực thương mại, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, trao đổi thương mại hai chiều trong năm 2008 lên tới 21 tỉ USD. Hợp tác văn hóa xã hội và các lĩnh vực khác cũng ngày một phát triển.”
Thông tấn xã Việt Nam kể thêm, tại hội thảo vừa đề cập, “các đại biểu nhất trí cho rằng, quán triệt phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’, nhiều vấn đề tồn tại đã được giải quyết”.
Từ đâu và như thế nào?
Điều đó có sát thực tế và có phải ai cũng thừa nhận như vậy?
Hai ngày sau cuộc hội thảo về “Tăng cường lòng tin trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, nhìn từ góc độ các địa phương hai bên biên giới” mà Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu, tới lượt báo điện tử VietNamNet, cơ quan ngôn luận của Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam giới thiệu bài “Việt – Trung: Niềm tin có điều kiện” của ông Giáp Văn Dương. Tác giả cho biết, vì hội thảo vừa kể mà ông lên tiếng.
Bàn về cơ sở hình thành niềm tin, ông Dương nhận định: “Niềm tin đến từ sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Nếu nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng nhau không được tuân thủ, niềm tin không tồn tại. Niềm tin khi đó – nếu có hoặc tin rằng có - sẽ trở thành niềm tin mù quáng và sự nhu nhược của kẻ yếu, sự uy hiếp và mưu toan của kẻ mạnh...”
Nếu nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng nhau không được tuân thủ, niềm tin không tồn tại. Niềm tin khi đó – nếu có hoặc tin rằng có - sẽ trở thành niềm tin mù quáng và sự nhu nhược của kẻ yếu, sự uy hiếp và mưu toan của kẻ mạnh.
Ô. Giáp Văn Dương<br/>
Ông Dương cảnh báo: “Niềm tin đến từ thiện chí của mỗi bên. Nếu không có thiện chí, xây dựng niềm tin chẳng khác nào xây lâu đài trên cát. Không có thiện chí, dù cố công đến bao nhiêu đi chăng nữa, niềm tin mong manh – nếu đạt được – sẽ chỉ là hình thức vô hồn. Vì thế, để xây dựng niềm tin, đòi hỏi thiện chí của cả hai bên. Mà thông thường, thiện chí của kẻ mạnh là điều quyết định. Nếu một bên xây một bên phá, thì niềm tin không bao giờ đạt được. Mà nếu đạt được, cũng sẽ chỉ là niềm tin giả tạo.”
Đối chiếu với thực tế, ông Dương cho rằng: “Nhìn ra biển Đông, thấy không phải lúc nào thiện chí gây dựng niềm tin cũng được thể hiện. Niềm tin còn đến từ sự tuân thủ các nguyên tắc chung... Trong bang giao quốc tế, đó là các cam kết và bộ luật mà các bên đã tham gia ký kết. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc chung và không dùng pháp lý làm cơ sở, niềm tin sẽ không bền vững.
Niềm tin sẽ trở nên cảm tính, và lung lay dưới tác động của lòng tham. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc chung, lời nói về niềm tin sẽ trở thành ngụy biện, rao giảng về niềm tin sẽ trở thành lố bịch. Nhưng nhìn ra biển Đông, không phải lúc nào những nguyên tắc chung cũng được tuân thủ.
Chúng ta thành tâm, thiện chí, tôn trọng, bình đẳng và tuân thủ các nguyên tắc chung. Trung Quốc cũng cần phải như vậy. Nếu không, việc gây dựng niềm tin trong quan hệ Việt-Trung sẽ chỉ là ảo tưởng.”
Đó là suy nghĩ của ông Dương về việc xây dựng, củng cố niềm tin trước khi “tăng cường lòng tin” trong quan hệ Việt – Trung. Còn công chúng?
Ở thời điểm cuối năm 2007, đầu năm 2008, người Việt trong nước từng vài lần, xuống đường sau khi Quốc hội Trung Quốc tuyên bố sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào một đơn vị hành chính mới có tên là Tam Sa.
Đây là niềm tin mà họ bày tỏ trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội: Trung Quốc xâm lược! Không được bành trướng! Phản đối Tam Sa!.. cũng như trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM: Trả lại Hoàng Sa! Trả lại Trường Sa!.. Đến bây giờ, hình ảnh cũng như âm thanh của những lần bày tỏ dân ý, chứng thực niềm tin đó, vẫn còn trên nhiều blog, đặc biệt là website youtube như qúy vị vừa nghe!
Cùng bàn về niềm tin, cách nay vài tháng, khi trả lời Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do, ông Dương Danh Dy - cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc – kể:
Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những cái nhược điểm đó.
Ô. Dương Danh Dy<br/>
"Tôi làm vi ệc v ới Trung Qu ốc su ốt t ừ năm 1962, đ ến năm nay v ề h ưu r ồi nh ưng mà v ẫn c ứ ti ếp xúc, v ẫn ph ải làm v ới Trung Qu ốc - anh láng gi ềng to, kho ẻ, l ại tham, x ấu tính. M ệt l ắm! Lúc h ữu ngh ị mình t ưởng nó giúp mình h ết s ức nh ưng mà nó luôn luôn tìm cách th ọc g ậy. Ngay trong nh ững lúc h ọ giúp đ ỡ mình to l ớn nh ất, h ọ v ẫn có ý đ ồ. Lúc đ ầu mình không đ ể ý.
Cho nên trong m ột bu ổi phát bi ểu g ần đây tôi có nói th ế này: "M ắt tôi đã t ừng th ấy th ế h ệ cha anh b ị Trung Qu ốc mang lòng tin ra đ ể đánh l ừa, th ế h ệ tôi cũng có lúc b ị Trung Qu ốc mang lòng tin ra đ ể đánh l ừa. Tôi hy v ọng và mong r ằng th ế h ệ sau tôi không m ắc nh ững cái nh ược đi ểm đó".
Đây cũng là điều mà ông Giáp Văn Trung, tác giả bài “Việt – Trung: Niềm tin có điều kiện” nhấn mạnh: Niềm tin trân quý. Nhưng không thể là niềm tin mù quáng. Càng không thể là sự bao biện của các âm mưu.