Chính phủ Miến Điện vẫn trì chậm trong việc tiếp nhận cứu trợ quốc tế cho nạn nhân bão Nargis
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2008.05.13
2008.05.13

Theo ông, khả năng 100 ngàn tử vong là con số mà nhiều tổ chức y tế quốc tế lo ngại sẽ trở thành hiện thực, và cho tới lúc đó nhiều vấn đề bức thiết sẽ được đặt ra.
Trước mắt, tính đến hôm nay số nạn nhân thoát chết nhưng đang phải đối diện với những đe dọa nghiêm trọng khác đã lên đến hơn 1 triệu 300 ngàn người.
Những nạn nhân này đang sống lây lất chờ đợi vật phẩm cứu trợ nhưng vẫn chưa nhận được bất cứ một sự trợ giúp nào từ chính quyền quân sự của họ.
Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền quân sự Miến phải nhanh chóng cấp chiếu khán cho cơ quan của ông cũng như những tổ chức phi chính phủ khác sớm nhận được chiếu khán nhập cảnh trước khi quá trễ.
Ông Ky Luu
Nạn nhân đang đối diện với nhiều hiểm họa
Hàng trăm ngàn người không có nhà cửa đã đi nhặt từng hạt gạo mục nát sau cơn bão để nấu những chén cháo nhỏ bé chia sẻ cho cả gia đình mình.Giá gạo ngoài thị trường tăng vọt hơn 50% so với trước khi có bão càng làm cho nạn nhân trở nên tuyệt vọng hơn khi vay mượn từ những người may mắn không bị thiệt hại vì trận bão.
Đói và khát là hai nỗi sợ lớn nhất của họ hiện nay. Nước sạch đã trở nên khan hiếm vì nguồn nước chính đã bị ô nhiễm, và theo ước tính của các cơ quan thiện nguyện thì số lượng nước sạch cần chuyển cấp tốc cho các nạn nhân sẽ lên hàng triệu lít.
Tuy nhiên cho đến nay thái độ chậm chạp của nhà cầm quyền Miến Điện đã khiến công tác cứu trợ lâm vào ngõ cụt.
Nhiều tổ chức thiện nguyện quốc tế đang nằm chờ được chính quyền Miến cấp chiếu khán để họ có thể vận chuyển phẩm vật cứu trợ cho các nạn nhân. Sự chờ đợi này đôi khi trở nên giận dữ trước thái độ dè chừng của Rangoon.

Mới chỉ có 34 visa cho các tổ chức cứu trợ
Chính Liên Hiệp Quốc cũng không thể làm gì khác hơn trước thái độ bất hợp tác này. Bà Tiffani Bowe phát ngôn viên của cơ quan USAID tại cuộc họp báo ở Bangkok cho biết có nhiều dư luận cho rằng sở dĩ nhà cầm quyền quân sự Miến có thái độ như thế vì trong nội bộ của họ đang có sự rạn nứt và đồng thời chính quyền này cũng lo sợ do ngôi vị không hợp hiến của họ.
Trước bất kỳ một động thái nào có liên quan đến thế giới bên ngoài cũng làm cho nhà cầm quyền suy xét thật kỹ trước khi quyết định.
Tuy ngần ngại và sợ hãi, nhưng trước sức ép của quốc tế sau nhiều ngày do dự, nhà cầm quyền Miến buộc lòng phải chấp nhận một chuyến bay C130 của Mỹ chở gần 13 tấn phẩm vật cứu trợ xuống phi trường Rangoon sáng hôm qua.
Tuy nhiên, số người được trực tiếp nhận quà này, theo ông Luu, không thể biết đích xác được ai là nạn nhân thực sự và ai không vì tình trạng hết sức khó kiểm soát. Ông Luu nhấn mạnh rằng cơ quan của ông sẽ theo dõi thật kỹ về vấn đề này.
Mặc cho nạn nhân cơn bão Nargis đang chờ đợi cứu trợ một cách vô vọng, hôm thứ Bảy tuần qua nhà cầm quyền Miến Điện vẫn tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về bản tân hiến pháp, trong đó có những điều khoản cho phép quân đội tiếp tục nắm quyền. Ông Stephen Smith, phát ngôn viên của chính phủ Australia nói rằng :
“Việc nhà cầm quyền quân sự Miến Điện dồn nỗ lực cho cuộc trưng cầu dân ý giữa lúc cả triệu người đang khốn khổ là một việc làm đáng xấu hổ.”
Tin cập nhật thứ hai 12-5-2008: Chính quyền Miến loan báo số tử vong đã lên đến 31.938 người.