Hiện trạng “báo hóa” trên mạng xã hội  có dễ bị loại như ý chính quyền?

Thanh Trúc
2020.12.02
Hiện trạng “báo hóa” trên mạng xã hội  có dễ bị loại như ý chính quyền? Hình minh hoạ. Một người đọc báo tại một sạp báo ở Hà Nội
Reuters

Mạng xã hội tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ mọi qui định sắp được bổ sung, một trong những qui định đó là thành viên mạng không được đăng bài viết giống sản phẩm báo chí.

Tin được cán bộ Cục Phát Thanh-Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử, ông Lê Quang Tự Do, thông báo tại buổi hội thảo hôm 27/11. Cụ thể, ông này cho rằng “ một trong những vấn đề nổi cộm năm 2020 này là tình trạng ‘báo hóa’ trên các website có giấy phép trang tin và mạng xã hội trong nước.

Hạn chế mạng xã hội đăng tin giống sản phẩm báo chí, được cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử Lê Quang Tự Do đưa ra, là nội dung Dự thảo Nghị định sửa đổi nhằm bổ sung những qui định mới để hạn chế tình trạng “báo hóa” vừa nêu.

Đây có phải là tín hiệu nữa cho thấy Chính phủ Việt Nam sắp dấn thêm một bước nữa trong việc khống chế, kiểm duyệt thông tin cũng như ngăn chận quyền được thông tin của người dân? Một nhà báo nước ngoài đang lưu trú tại Hà Nội không muốn nêu danh gởi qua email cho phóng viên RFA nhận định của ông như sau:  

Họ dùng chữ ‘báo hóa’ là chính xác đấy. Việt Nam có cả nghìn cơ quan báo chí  nhưng Chính phủ dễ kiểm soát vì cả nghìn cơ quan báo chí này đều có chung ban biên tập là Ban Tuyên Giáo. Thế nhưng một khi “báo hóa”, tức là các mạng xã hội cũng đăng bài y như báo đăng, thì làm sao mà kiểm soát cho hết. Mạng xã hội chứ có phải báo đâu mà dễ kiểm soát”.

Ký giả nước ngoài này nói ông đặt câu hỏi như thế để trình bày tiếp điều ông biết trong lãnh vực báo chí ở Việt Nam hiện nay:

Trong thời gian qua nhiều báo mạng trong nước post các thông tin giống báo chính thống nhưng lại kèm thêm những bình luận những ý kiến cá nhân mà báo chính thống không được phép đăng. Chính vì thế tôi nghĩ nhà cầm quyền muốn hạn chế tầm ảnh hưởng của mạng xã hội mà thôi. Nói chung nếu ta nghĩ tự do biểu đạt ở Việt Nam đang bị thu hẹp dần thì cũng không sai đâu”.  

RFA đã cố gắng nhưng không thể kết nối với cơ quan hữu trách về báo chí ở Việt Nam để tìm hiểu thêm về dự thảo mới này.

Việt Nam có cả nghìn cơ quan báo chí  nhưng Chính phủ dễ kiểm soát vì cả nghìn cơ quan báo chí này đều có chung ban biên tập là Ban Tuyên Giáo. Thế nhưng một khi “báo hóa”, tức là các mạng xã hội cũng đăng bài y như báo đăng, thì làm sao mà kiểm soát cho hết.

Nhà văn Đoàn Bảo Châu, một tiếng nói phản biện nổi tiếng trên Facebook, cho rằng suy nghĩ một cách trung dung cũng đoán ngay được sự lúng túng, bối rối của cơ quan quản lý:  

Tôi không đánh giá cao những phát biểu này đâu. Thứ nhất trong một xã hội mà sự nhiễu loạn thông tin đang xảy ra thì nỗ lực kiểm soát hư thực cũng là đúng thôi”

“Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, trong những năm qua thì báo chí Nhà Nước thể hiện yếu kém trong cạnh tranh với cả mạng xã hội. Mạng xã hội thể hiện cho cá nhân quyền được phát biểu ý kiến và quyền được trao đổi, chia sẻ thông tin. Những điều này nếu vào bộ máy mà có được một hệ thống truyền thông vững mạnh, tiên tiến, cởi mở thì người ta không sợ. Nhưng đặc biệt ở Việt Nam báo chí là cơ quan ngôn luận của Nhà Nước, chỉ được phát ngôn theo chỉ đạo của chính quyền, do vậy có sự hạn chế rõ ràng”.

Vẫn lời nhà văn Đoàn Bảo Châu, đừng quên ông Lê Quang Tự Do đang đề cập đến các website có giấy phép trang tin và mạng xã hội chứ không phải các mạng ngoài luồng mà họ cũng đang nỗ lực khống chế:

Bây  giờ ông đưa tin mà người khác copy lại thì ông phải cổ vũ vì đấy là thông tin tốt của ông. Nhưng nếu ông vừa làm vừa sợ, vừa làm vừa run, vừa đưa tin lại vừa sợ là tin không chính xác, ông xóa và bắt người ta phải xóa theo, thì nó thể hiện một tâm thế kém cỏi, bối rối, không dứt khoát, không thuyết phục”. 

Theo cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử Lê Quang Tự Do, để hạn chế tình trạng “báo hóa” thì qui định mới bổ sung sẽ yêu cầu các trang thông tin điện tử tổng hợp phải kết nối đến hệ thống giám sát của cơ quan quản lí nhà nước, đảm bảo không vi phạm bản quyền. Mặt khác tin dẫn lại phải gỡ ngay sau khi tin gốc bị gỡ bỏ.

Hình minh hoạ. Văn phòng công ty phát triển mạng xã hội Gapo của Việt Nam ở Hà Nội. Hình AFP
Văn phòng mạng xã hội Gapo của Việt Nam ở Hà Nội. Hình AFP

Đối với các trang thông tin điện tử tổng hợp, qui định bắt buộc sử dụng tên miền .vn, đặt link gốc ngay dưới bài dẫn lại, mỗi trang thông tin tổng hợp có nội dung phù hợp với ngành nghề đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa hết, việc liên kết sản xuất tin bài giữa các trang thông tin điện tử và cơ quan báo chí, các trang tin liên kết đều buộc phải sử dụng tên miền thứ cấp của tên miền báo điện tử.

Bằng những qui định nhập nhằng, mơ hồ, giới chức thẩm quyền ngành thông tin và truyền thông chẳng qua chỉ muốn hạn chế việc sử dụng mạng xã hội làm nơi trình bày chính kiến về những vấn đề mà cả thế giới quan tâm, là nhận định của ký giả Bích Vi, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ có nhiều độc giả trong nước: 

Sau khi đã kiểm soát hệ thống báo chính qui thì bây giờ Nhà Nước Việt Nam bắt qua mạng xã hội bởi vì bây giờ đó là nguồn thông tin quá lớn. Nhà Nước lúng túng khi thấy trào lưu truyền đạt mà nhất là những thông tin khiến dư luận chú ý”.

Theo nhà báo Bích Vi, tuyên bố của ông Lê Quang Tự Do về hiện trạng các website có giấy phép trang tin và mạng xã hội trong nước có tình trạng “báo hóa”, khiến dư luận liên tưởng đến 2 sự kiện nỗi bật gây tranh cãi mà mạng xã hội liên tục dẫn tin và khai thác triệt hồi gần đây,  Đại Hội Đảng lần thứ XIII ở Việt Nam và cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ:

“Người ta có sự so sánh, đối chiếu giữa 2 nền chính trị Việt Nam và Hoa Kỳ. Đó là điều Nhà Nước không mong muốn. Một bên thì tự do, dễ thở, muốn nói gì thì nói; một bên thì siết chặt và càng ngày càng siết chặt thêm bằng Nghị Định sửa đổi mà ông Lê Quang Tự Do vừa giới  thiệu. Nghị Định khi được đưa ra là thêm một bước mới, thêm nhiều biện pháp mới để kiểm soát, ràng buộc, đưa vào tròng tất cả những ý kiến nào mà khác với Nhà Nước”

“Nói văn vẻ nói hoa mỹ kiểu gì thì cuối cùng nếu các anh tiếp tục sử dụng mạng để nhận định về dân chủ, xã hội thì chúng tôi sẽ có biện pháp trừng phạt. Mơ hồ như vậy thôi là cũng đủ kết tội”.

Sau khi đã kiểm soát hệ thống báo chính qui thì bây giờ Nhà Nước Việt Nam bắt qua mạng xã hội bởi vì bây giờ đó là nguồn thông tin quá lớn. Nhà Nước lúng túng khi thấy trào lưu truyền đạt mà nhất là những thông tin khiến dư luận chú ý - Ký giả Bích Vy

Đối với blogger  Trần Bang, ‘báo hóa” là từ mà Nhà Nước cố nghĩ ra để độc quyền thông tin. Cùng suy nghĩ như nhà báo Bích Vi, blogger Trần Bang nói:

“Báo giấy, báo hình, báo nói, báo mạng đều là báo chí, không thể cấm được. Truyền thông báo mạng vừa rồi,  trong cuộc bầu cử Mỹ, rất hay ở chỗ nó làm cho người Việt Nam hiểu thế nào là tam quyền phân lập, thế nào là bầu cử tự do, cái đa đảng và ứng cử tự do nó hay như thế”

“Còn độc đảng là dân chẳng có quyền gì cả, chẳng hạn mấy kỳ họp để chuẩn bị cho Đại Hội Đảng thì người dân có biế gì đâu. Thông qua bầu cử ở Mỹ thì người Việt Nam đã cố tìm hiểu và càng thấy là nền dân chủ có giá trị thật”

Nhà nghiên cứu độc lập, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nói ông hiểu Việt Nam đang cố hình thành một khuôn khổ làm việc cho báo mạng, nhưng:

Tham vọng kiểm soát báo mạng theo tôi là một vấn đề kỹ thuật  nan giả, phức tạp khi mà Việt Nam đã hội nhập sâu và đã kêu gọi được rất nhiều đầu tư nước ngoài. Cấm báo mạng “báo hóa” theo tôi là khó thực hiện về mặt kỹ thuật trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam”.

Còn theo blogger Trần Bang, hạn chế việc báo hóa trên mạng xã hội là vi phạm Hiến Pháp Việt Nam, Chương II, Điều 19 và Điều 25 về tự do ngôn luận, trong đó có Quyền Dân Sự và Quyền Chính Trị, nhận thông tin, truyền bá thông tin và làm ra thông tin. Đây là những điều khoản trong Công Ước Quốc Tế Về Quyền Con Người mà Việt Nam đã ký kết.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu ( USA )
02/12/2020 15:59

Đảng tài phiệt và nhà nước phong kiến Việt Cộng...
Càng độc đảng, độc tài > càng độc đoán, độc tôn > càng độc quyền, độc diễn... các cục nghị định, nghị quyết ngu độc của độc bọn... ngu.
Càng muốn nắm chặt nắm cát, nắm cát càng trôi ra khỏi nắm tay nắm càng chặt.

Thưởng ơi! Lâm ới! Hùng à.
Sao bay thắt cổ Nhân quyền của Dân.
Đảng ơi! Đảng ới! Đảng à!
Sao bay cắt cổ Dân quyền của Dân.

Dân ơi! Dân ới! Dân à!
Dân ta nổi dậy, đổi thay Đảng này.
Dang nay, độc đảng, độc quyền phản Dân.

Hiến pháp Đảng bay làm, Đảng bay vi phạm.
Dân ta không làm, Dân ta đéo phải theo.

Đảng bay làm luật, Đảng bay phạm luật.
Dân ta không làm, Dân ta đéo thèm theo.

Luật vi hiến, bất chính, bất công.
Dân bất mãn, bất tuân, bất chấp.
Một người dân nằm tù, ngàn ngàn người dân Đứng lên, Lên tiếng. Dân bất diệt, Đảng tất liệt.

Dân chủ > Dân cử, Dân bầu, Dân chọn > Dân làm luật, luật của Dân, Dân giữ luật của Dân, do Dân, vì Dân.
Đảng chủ > Đảng cử, Đảng bầu, Đảng chọn > Đảng làm luật, luật của Đảng, Đảng viên " bán luật, mua luật " của Đảng, do Đảng, vì Đảng.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
Đảng bất chính, Nước tắc loạn.