“Vị thế Việt Nam” có thực như lời lãnh đạo!

Cao Nguyên
2019.07.09
000_1I27XN_960.jpg Hình minh họa. Lễ ký EVFTA giữa EU và Việt Nam ở Hà Nội hôm 30/6/2019
AFP

Ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 4/7 dẫn lại phát biểu của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng rằng “Vị thế đất nước chưa bao giờ được quốc tế đánh giá cao như thế” tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương khi đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

Người đứng đầu Chính phủ Hà Nội dẫn chứng cho phát biểu của mình bằng các sự kiện mà Việt Nam đã tham gia và tổ chức trong thời gian vừa qua như việc ký Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), trúng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hay tổ chức Hội nghị Mỹ Triều tại Hà Nội.

Chỉ là “phồn vinh, phát triển giả tạo”

Học giả Đỗ Thông Minh giải thích với RFA từ California, Hoa Kỳ: Khi nói đến vị thế của một Quốc gia thì chắc chắn là muốn nói đến sự đánh giá của thế giới. Thực ra những tiêu chuẩn này chỉ mang tính chất tượng trưng thôi chứ cũng không phải là bài toán có những phép tính khoa học tự nhiên, cho nên chúng ta chỉ có thể nhìn tương đối thôi.

Vị học giả này cũng bình luận rằng những “vị thế, tiến bộ, cơ đồ” mà lãnh đạo Việt Nam liên tục phát biểu chỉ là “phồn vinh giả tạo”, đó cũng chính là từ ngữ mà đảng Cộng sản dùng để nói về Miền Nam Việt Nam trước 1975.

“Vì sao tôi nói như vậy, suốt 44 năm qua người ta ước lượng số tiền mà người tị nạn cũng như người đi lao động nước ngoài gởi về Việt Nam trên dưới 200 tỉ Đô la Mỹ, cộng với số tiền vay viện trợ khoảng 140 tỉ Đô la nữa, nếu số tiền đó được đầu tư đúng mức thì mình phải tiến hơn rất nhiều…

như nước Nhật đầu hàng Mỹ vô điều kiện, hoang tàn sau chiến tranh nhưng họ chỉ mất 20 năm để phục hưng hoàn toàn đất nước.

Còn Vit Nam, trên cương vị là bên thắng trận nhưng đến bây giờ nếu không có các khoản vay viện trợ và tiền hải ngoi gởi về thì chắc Việt Nam còn ăn bo bo.”

Hình minh họa. Những người Thượng gặp đại diện UN hôm 30/12/2014 sau khi trốn khỏi Việt Nam vì sợ bị đàn áp
Hình minh họa. Những người Thượng gặp đại diện UN hôm 30/12/2014 sau khi trốn khỏi Việt Nam vì sợ bị đàn áp
AFP

Theo vị trí thức sinh sống nhiều năm ở Nhật Bản, đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có khả năng kìm hãm sự phát triển bằng chuyện bóc lột tham ô, cán bộ từ cấp nhỏ, cấp phường đã có thể có cơ ngơi cả triệu đô la, trong khi đó người dân đại đa số vẫn là nghèo nàn.

“Bây giờ chỉ cần nói một việc như vầy, nếu Việt Nam thật sự ngon lành và đáng sống thì tại sao trong vòng 20 năm qua, không kể tị nạn, mỗi năm 100.000 người bỏ nước ra đi.

i nói là những người đi luôn khỏi Vit Nam chứ không phải du lịch, thì chứng tỏ nơi đó có thực sự đáng sống như 1 vài thống kê mơ hồ mới đưa ra hay không.

Tôi muốn nói thẳng vào nhng vết thương đau của đất nước chứ ko nói vòng vòng mang tính chất bao che.

Thực trạng

Kỹ sư Trần Bang, một nhà hoạt động xã hội ở Sài Gòn bình luận: “Ông Phúc nói đúng đấy bởi vì đảng cầm quyn, gii chóp bu Cộng sản chưa bao giờ các ông ấy được như ngày hôm nay thật.

Các ông ấy đang ở đỉnh cao quyn lực, muốn vẽ dự án nào, cho ai cũng được, vay bao nhiêu cũng được, muốn xử án ai cũng được.

Một đảng do các ông cầm quyền thì đúng là các ông ấy muốn làm gì thì làm.

Còn đối với người dân thì cứ đến các bệnh viện thì biết, bệnh vin nhi, bnh ung bướu, bao nhiêu người phi nm 1 giường, dân phải khổ như nào. Các ông ấy đã bao giờ nằm ngoài hành lang chưa?

Về kinh tế, bây giờ dân mình phải đi làm thuê làm mướn ở các nước khác rất nhiều. Nhìn cnh người dân phải xếp hàng chen chúc đi sang các nước làm thuê làm nước thì anh biết tình cảnh Vit Nam hiện nay như thế nào.

Nếu người ta chen chúc đến Vit Nam để làm việc du lịch thì mới gọi là vị thế lên, đằng này là chen chúc bỏ đi làm thuê, làm osin. Hồ sơ người Vit Nam xin đi bằng đủ mọi cách, hàng năm vẫn cứ tăng. Vị thế lên sao dân cứ bỏ đi như thế?

Các tổ chức nhân quyền Quốc tế như Tổ chức theo dõi tự do và dân chủ (Freedom House), Tổ chức theo dõi nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hay Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF)…nhiều năm qua thường xuyên đánh giá Việt Nam thuộc nhóm các nước không có tự do hay liên tục lên tiếng quan ngại về tình trạng Chính quyền Việt Nam đàn áp, bắt bớ các nhà đấu tranh nhân quyền trong nước.

Hình minh họa. Phiên tòa xét xử nhà báo Nguyễn Văn Hóa ở Hà Tĩnh hôm 27/11/2017
Hình minh họa. Phiên tòa xét xử nhà báo Nguyễn Văn Hóa ở Hà Tĩnh hôm 27/11/2017
AFP

Đề cập đến tình hình nhân quyền, ông Trần Bang nói thêm:

“Có bao nhiêu người lên tiếng phản đối Formosa đều đang ở trong tù, những người lên facebook chống đặc khu cũng đang phải ngồi tù. Có biết bao người bị bắt mà họ không làm hại cho ai c, họ chỉ viết bài biểu đạt hay đơn gin chỉ là đi giúp đỡ nạn nhân Formosa như Hoàng Bình chẳng hạn.

Còn có phái đoàn dân oan khóc lóc suốt mấy chục năm nay ngay trước dinh nhà ông Thủ Tướng hay chủ tịch nước, dân oan Thủ Thiêm, Lộc Hưng, Đồng Tâm, Dương Nội hàng ngày kêu khóc. Đúng là được cho các ông ấy (quan chức) nhưng khcho 100 triệu dân Việt Nam.”

Tuyên truyn về “Vị thế Việt Nam” để cũng cố “tính chính danh

Vậy việc lặp đi lặp lại những nội dung tương tự nhau nhằm ca ngợi “vị thế của Việt Nam” liên tục trong nhiều năm qua trên các phương tiện truyền thông có mục đích gì?

Trả lời câu hỏi này, học giả Đỗ Thông Minh giải thích, sở dĩ các lãnh đạo cấp cao luôn phải nhắc đi nhắc lại cái gọi là “vị thế nước ta chưa bao giờ cao như ngày hôm nay” là vì “Nhà cầm quyền bao giờ cũng phải tự đánh bóng mình để mang tính chính danh cho việc cai trị của mình. chứ có khi nào mà người lãnh đạo Việt Nam lại tuyên bố tôi thất bại, tôi xin nhường quyền, trả lại quyn cho dân đâu.”

Còn ông Trần Bang thì cho rằng đó là “truyền thống” của Cộng sản rồi “Vì người Cộng sản phải  bách chiến bách thắng, họ chưa nhn thua ai bao giờ cả, chiến tranh cũng thắng, làm kinh tế, chính trị cũng phải là nhất.

Người dân bình thường có người không quan tâm đến những phát biểu đó. Người biết thì cũng  chỉ cười khẩy thôi, nhiu khi người dân còn sợ hãy, hay người ta có anh em, họ hàng làm trong bộ máy nên không lên tiếng.”

Hình minh họa. Trẻ em H'mong ở Hà Giang
Hình minh họa. Trẻ em H'mong ở Hà Giang
AFP

Ông Nguyễn Hồng, một người dân hiện đang sinh sống ở quận 7, Sài Gòn cho hay ông cũng đọc qua tin này trên báo đài Việt Nam. Cá nhân ông Hồng nghĩ đó chỉ là những lời nói sáo rỗng, thiếu thực tế vì chưa có cơ sở gì để chứng minh Việt Nam có thể vượt qua các nước ở khu vực Đông Nam Á thôi chứ chưa nói tới Châu Á hay vươn tầm Thế giới.

“Tôi nghĩ họ nói như vậy để tự trấn an vì bản thân những người lãnh đạo họ cũng biết được là chính quyền đang bị mất lòng tin ở người dân, chế độ cũng đang bị mất lòng tin. Với nền kinh tế, chính trị như hiện tại chắc chắn là họ biết chứ không phải ko biết nhưng họ tự trấn an mình và cố gắng để định hướng, trấn áp người dân để tránh được việc sức phản kháng của người dân ngày càng mạnh hơn. Nhưng tôi nghĩ họ áp dụng những điều đó không đúng với thực tại vì hiện nay, thông tin trên internet, mạng xã hội ngày một nhiều, họ khó mà dấu diếm được.”

Việt Nam ở đâu trong các bảng xếp hng Quốc tế?

Gần đây, thông tin Việt Nam lọt vào top 10 các quốc gia "đáng sống nhất hành tinh” theo báo cáo “2019 Expat Explorer” của HSBC đang gây xôn xao dư luận.

Theo như bảng xếp hạng này, Việt Nam xếp thứ 10, được đứng cùng top với các nước như Thuỵ Sỹ, Singapore…

Tuy nhiên, đối tượng mà bảng báo cáo này khảo sát là những người nước ngoài trên 18 tuổi đang sống và làm việc ở một đất nước khác chứ không phải chính người dân trong đất nước đó.

Về xếp hạng quyền lực của Passport năm 2019, danh sách do tạp chí CEOWorld đưa ra cho thấy Việt Nam đứng thứ 166 trong số 193 quốc gia, xếp dưới Campuchia (161) và hơn Lào 1 bậc (167). Hộ chiếu Việt Nam có thể đến 56 quốc gia mà không cần xin thị thực.

Về các chỉ số tự do, nhân quyền, Việt Nam vẫn bị đánh giá là quốc gia không có tự do theo báo cáo thường niên 2019 của tổ chức Freedom House có trụ sở tại Hoa Kỳ, công bố hồi tháng 2/2019.

Cụ thể theo thang điểm từ 0 đến 100, với điểm 0 là ít tự do nhất đến 100 là tự do nhất, thì Việt Nam được 20 điểm, thuộc diện không có tự do.

Đối với thang điểm 1 là tự do nhất và 7 là không có tự do nhất về đánh giá tự do - Việt Nam ở mức 6/7, về các quyền chính trị - Việt Nam ở mức 7/7, và về các quyền tự do dân sự Việt Nam ở mức 5/7.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) xếp Việt Nam thứ 176 trong bảng World Press Freedom Index 2019, đánh giá tình trạng tự do báo chí toàn cầu.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.