Tài không đợi tuổi
Jordan cùng cha mình là ông Paul Romero đang dần biến giấc mơ của cậu trở thành hiện thực khi cậu ước mơ chinh phục cả bảy ngọn trong 7 châu lục.
Nhìn lướt qua, Jordan Romero là một cậu bé 13 tuổi như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa với sở thích leo trèo và chơi ván trượt hay còn gọi là skateboard. Sống cùng mẹ tại Big Bear Lake, California trong những ngày không theo cha leo núi, Jordan cũng có một núi bài tập về nhà và rất ưa thích môn toán.
Từ năm 9 tuổi, sau khi thấy một bức tranh phác họa của 7 ngọn núi cao nhất thế giới, Jordan bắt đầu ôm giấc mơ chinh phục chúng. Suy nghĩ tưởng chừng như là một trò chơi của cậu bé đã được cha, ông Paul Romero, ủng hộ hết mình khi chỉ cho cậu cách tập thể lực và là huấn luyện viên leo núi riêng cho cậu.
Mẹ Jordan, bà Leigh Anne Drake, cho rằng có thể đối với người khác thì leo núi là một việc gì đó thật xa xỉ, nguy hiểm, và chỉ dành cho người lớn nhưng đối với gia đình bà, trẻ con luôn được giới thiệu và ủng hộ cho những trò chơi ngoài trời lành mạnh và leo núi cũng không ngoại lệ.
Khi đến đỉnh Denali, Jordan đã cho tôi thấy sức mạnh ý chí, sự dũng cảm, và bản lĩnh đàn ông mà tôi sẽ không thể nào quên được. Đó là khi mà Jordan trở thành người đàn ông thật sự.
Ông Paul Romero
Dù có rất nhiều lời chúc mừng cho sự thành công của cậu bé nhưng cũng có những ý kiến cho rằng để một đứa trẻ 13 tuổi leo núi, đặc biệt là những ngọn núi cao và nguy hiểm như Everest, hay còn gọi là “khu vực chết,” có là quá đáng hay không và liệu những bậc cha mẹ này có đang dùng con mình để tìm kiếm danh tiếng cho bản thân mà không lo ngại đến thể lực cũng như sự an toàn của con họ.
Ông Paul Romero, khi trả lời phỏng vấn với đài CBS trong chương trình the Early Show đã nói "Tôi không phải là người ngu xuẩn. Tôi biết có rất nhiều người đã chết nhưng đây là một cậu bé rất đặc biệt, rất khỏe mạnh. Khi đến đỉnh Denali, Jordan đã cho tôi thấy sức mạnh ý chí, sự dũng cảm, và bản lĩnh đàn ông mà tôi sẽ không thể nào quên được. Đó là khi mà Jordan trở thành người đàn ông thật sự.
Những điều mà các nhà leo núi kinh nghiệm nói đến là những điều tôi đã thức trắng nhiều đêm để nghĩ, tôi đã nghiên cứu tất cả những tài liệu có liên quan đến phổi trẻ em và độ cao, thực tế cho thấy không có gì là nguy hiểm cả. Tôi nghĩ những người phản đối chúng tôi chỉ đơn giản là không muốn một em nhỏ leo núi thôi. Chỉ cần Jordan có một hệ thống hỗ trợ tốt và biết khi nào thì cần phải quay đầu lại thì chúng tôi sẽ ổn.”
Thách thức độ cao

Jordan cho biết cậu luôn mơ ước được leo đến đỉnh của 7 ngọn núi cao nhất của 7 châu lục chỉ vì thích thú và cậu cho rằng số tuổi không là vấn đề mà cậu quan tâm. Trong cuộc nói chuyện với Meredith Rivera của CBS khi đang trong trại dừng chân tại trại nghỉ trên đường lên Everest, Jordan nói rằng cậu muốn chinh phục núi Everest vì cậu muốn trải nghiệm điều này. Chuyện cậu còn nhỏ tuổi không là gì cả vì từ khi cậu còn nhỏ hơn nữa thì cậu đã mơ ước được leo cả 7 ngọn núi cao nhất thế giới và may mắn là cha cậu đã đồng ý.
Núi Everest là ngọn núi cao nhất thế giới nên độ cao của nó là một khó khăn lớn. Độ chuyên môn cũng như đòi hỏi về thể lực rất nhiều và cậu có thể cảm nhận được điều đó.
Jordan cũng nói làcậu và cha mình"đã có luyện tập và trao dồi cách ứng phó với độ cao và hiện giờ mọi thứ đang rất tốt. Khi đến đỉnh Jordan chỉ muốn ăn mừng, cắm cờ của các nhà tài trợ, cảm ơn một số người và để lại những vật may mắn mà cậu thường đem theo trong người như chân thỏ và những thứ khác nữa."
Chuyện cậu còn nhỏ tuổi không là gì cả vì từ khi cậu còn nhỏ hơn nữa thì cậu đã mơ ước được leo cả 7 ngọn núi cao nhất thế giới và may mắn là cha cậu đã đồng ý.
Trích lời Jordan
Sở thích leo núi và muốn chinh phục những ngọn núi cao nhất thế giới của một thiếu niên 13 tuổi có thể rất đáng sợ với nhiều bậc phụ huynh nhưng các em cũng có thể đáp ứng được sự tò mò này với những mô hình núi giả tại các trung tâm thể dục. Nơi đây có những huấn luyện viên luôn túc trực và chỉ dẫn từng em.
Họat động cơ thể cũng như hít thở không khí trong lành không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp các thiếu niên nói riêng và mà tất cả mọi người nói chung có tinh thần sảng khoái và minh mẫn hơn. Không nhất thiết phải leo núi hay những trò chơi nguy hiểm mới đem lại cho các em sự tò mò mà khi các em được cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên thì óc sáng tạo của các em sẽ được phát huy.
“Trông người lại nghĩ đến ta”, liệu thiếu niên Việt Nam khi có những sở thích hay đam mê khác thường có nhận được sự ủng hộ từ cha mẹ hoặc sự đầu tư từ nhà nước hay không? Và nếu một hôm có thiếu niên nào đó số tuổi 13 như Jordan này sinh ý định bơi một mình ra đảo Hoàng Sa thì nhà nước sẽ nghĩ gì?