Từ rác thải ở Chương Mỹ, nghĩ tới khủng hoảng ‘thừa’ ở Việt Nam
2018.08.06
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 39km đường chim bay, hơn 2 tuần nay người dân xã Nam Phương Tiến huyện Chương Mỹ đang phải sống chung với nước bẩn và rác ngập. Sau nhiều nỗi lo về sản xuất, sinh hoạt, học hành… của con cái, người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật bởi biển rác đang lấn át sân nhà.
Rác thải sinh hoạt, xác động vật, túi nillon, rác nhựa, gỗ…cơ hà các loại rác liên tục tấp vào sân và nhà nhiều gia đình trong các thôn đang ngập lụt ở Chương Mỹ. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao rác được dọn hàng ngày, tập kết hàng tuần vẫn còn nhiều đầy rẫy, bốc mùi khắp nơi mặc cho nước có về hay không?
Tôi từng gặp nhiều người phụ nữ than phiền về việc rác đâu ra nhiều thế, ở thành phố thì đi đâu cũng thấy thùng rác, ở nông thôn thì lâu lâu mới có một ngày không nghe mùi mắm thối, mùi xác cá mà theo họ thực ra là mùi từ các bãi rác phát ra
Để trả lời câu hỏi này, thiết nghĩ phải kể đến thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.
Tôi từng gặp nhiều người phụ nữ than phiền về việc rác đâu ra nhiều thế, ở thành phố thì đi đâu cũng thấy thùng rác, ở nông thôn thì lâu lâu mới có một ngày không nghe mùi mắm thối, mùi xác cá mà theo họ thực ra là mùi từ các bãi rác phát ra, theo gió phân tán đến các khu vực chung quanh. Và nhiều người trong số họ đều đồng tình rằng: “khủng hoảng thừa” trong tiêu dùng của người Việt là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc này.
Với cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, mặc dù du lịch, dịch vụ, công nghiệp và các ngành khác có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng mức thu nhập cao vẫn chỉ nằm trong một nhóm nhỏ… Đa số người lao động chọn lựa các mặt hàng phổ dụng ở phân khúc bình dân. Từ thức ăn, nước uống, áo quần, đồ chơi trẻ con… các mặt hàng giá rẻ mà đa số xuất xứ từ Trung Quốc được tiêu dùng nhiều do phù hợp với mức chi tiêu của người dân.
Nhiều người chọn lựa việc mua nhiều đồ với mức giá rẻ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng bội thực của gia đình. Thay vì mua một quả táo Mỹ, quả lê Hàn, hay là vài quả chuối Việt ở siêu thị với mức giá vài chục ngàn động, nhiều bà nội trợ buộc phải chọn mua một nải chuối với mức giá mười hoặc mười mấy ngàn đồng hoặc một ký táo được dán mác Mỹ ở chợ với giá vài chục ngàn đồng, một ký chôm chôm, ký cam không rõ nguồn gốc với giá từ 15 đến 25 ngàn đồng… Rẻ, nhiều… Rác thải cũng từ đó mà ra.
Một cuộc khủng hoảng thừa thức ăn, rác thải xuất hiện khi hàng mua về với giá rẻ chưa sử dụng đã hư hỏng, buộc phải loại bỏ. Với việc túi nillon được sản xuất hàng loạt với mức giá rẻ bèo, chỉ cần ghé chợ mua một ít tôm cá, trái cây, bún, tỏi, hành… mỗi thứ một ít, người nội trợ được miễn phí mang về ít nhất vài cái túi nilong đủ màu, đủ kích cỡ.
Đó là chưa kể đến một khối lượng lớn rác thải đến từ các nguồn khác, nhất là rác thải y tế từ các bệnh viện, từ vô vàn thuốc giả được kê bán theo đơn hoặc tự phát mua theo nhu cầu. Các bệnh viện ồ ạt thải rác chưa qua xử lý, người tiêu dùng mặc sức mua thuốc giá rẻ về rồi thải ra khi thấy thuốc không chất lượng hoặc đôi khi may mắn uống vài viên đã lành và cũng chẳng mảy may để ý đến những đợt phát thuốc từ thiện miễn phí hoặc bán thuốc, thực phẩm chức năng gần hết hạn sử dụng với giá khoảng 50% dưới danh nghĩa ‘hỗ trợ giá’ trong các bệnh viện, để rồi họ mua về và lại thải ra… Cơ bản là vì mức giá rẻ và họ không cần để ý đến.
Theo một thống kê gần đây trên các trang báo trong nước, nếu làm tròn dân số Việt Nam là 100 triệu người thì số lượng rác thải là 120.000 tấn mỗi ngày. Trong số đó 16% là rác thải nhựa,, như vậy mỗi ngày sẽ có gần 19.000 tấn rác thải nhựa được thải ra ở Việt Nam.
Một khối lượng rác quá khổng lồ so với số lượng nhà máy xử lý rác đếm được trên đầu ngón tay ở Việt Nam!
Rõ ràng, ở Việt Nam đang tồn tại song song một cuộc ‘khủng hoảng thừa’ và một cuộc ‘khủng hoảng thiếu’.
Người ta thừa đủ thứ từ thức ăn, nước uống không đảm bảo chất lượng, vệ sinh… Thừa nguyên vật liệu dởm để tạo ra những công trình cũng thừa không kém bởi mọc ra mà không thể sử dụng. Một cuộc khủng hoảng thừa về những y bác sĩ không có tâm đức, về những nhà giáo sẵn sàng mang học sinh đi bán hoặc bán dâm, bán điểm, thừa những kẻ không biết xấu hổ.
Cuộc khủng hoảng thừa về nông sản hàng năm với đầu ra không có hoặc hàng không đảm bảo chất lượng.
Việt Nam thừa một số lượng khổng lồ giáo sư tiến sĩ được phong hàm và vẫn thừa nhiều vị trí cần được phong hàm bởi số lượng hiện tại chưa đủ để đọ với các nước trong khu vực, mặc dù phong ra chỉ để được gọi là giáo sư, tiến sĩ giấy.
Việt Nam thừa một khoản nợ công mà nhân dân đang còng lưng nộp thuế, lệ phí đủ kiểu vẫn không hiểu vì sao món nợ này ngày càng trương nở ra khi mức GDP năm sau cao hơn năm trước mà số tiền vay mượn cũng ngày càng tăng tỷ lệ.
Nhưng vẫn thiếu?
Việt Nam thừa một số lượng khổng lồ giáo sư tiến sĩ được phong hàm và vẫn thừa nhiều vị trí cần được phong hàm bởi số lượng hiện tại chưa đủ để đọ với các nước trong khu vực, mặc dù phong ra chỉ để được gọi là giáo sư, tiến sĩ giấy.
Những hàng hóa chất lượng Made in Việt Nam tốt hơn hàng Trung Quốc, nguồn nhân lực chuyên môn cao cho các ngành công nghệ, những công trình đúng chất lượng với số tiền đầu tư, những cuộc chuyển đổi ngành nghề được chuẩn bị sẵn về tính chuyên môn, chất lượng cũng như lòng tự trọng, những y bác sĩ tâm huyết với nghề, những thầy cô giáo tận tâm truyền đạt kiến thức, dẫn dắt thế hệ tương lai vào đời…
Những người lãnh đạo đã làm tròn chức trách, những chính sách đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu…?
Liệu đến bao giờ một người dân có quyền được hưởng những gì mà họ đáng được có?
Trở lại với vấn đề người dân Chương Mỹ đang phải đối mặt với nước ngập và rác thải, tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện của hai người đàn ông trong một quán cà phê ở Hà Nội. Một trong hai người họ nói rằng anh ta đứng ngồi không yên bởi đang buộc phải nghĩ phương án đối phó nếu sự cố vỡ thủy điện Hòa Bình xảy ra, bởi theo tính toán của giới chuyên môn, Hà Nội có thể bị nhấn chìm hơn 30m nếu điều đó xảy ra. Nhưng người còn lại thì lại bảo rằng anh chưa lo đến chuyện đó bởi vấn đề anh nghĩ bây giờ là liệu có ai nghĩ được làm sao ngăn điều đó xảy ra. Anh ta bảo lấy làm lạ là sao người dân Chương Mỹ có thể chung sống được với tình cảnh đó mà không tự hỏi nguyên nhân và hỏi xem ai phải chịu trách nhiệm cho chuyện này, bởi lẽ suy cho cùng, tìm được căn cốt của vấn đề mới có thể giải quyết được vấn đề một cách có khoa học nhất.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do