Những tín hiệu đáng chú ý về Tô Đại tướng

Chỉ trong thời gian ngắn kỷ lục, TBT-CTN Tô Lâm đã vượt tất cả các bậc tiền nhiệm trên nhiều phương diện
Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân
2024.08.26
Những tín hiệu đáng chú ý về Tô Đại tướng Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại họp báo ở Hà Nội hôm 3/8/2024
Nhac NGUYEN / AFP

Vào đầu tuần này, Quốc hội Việt Nam tổ chức một phiên họp bất thường tại Hà Nội. Cuộc họp chỉ kéo dài một ngày, với mục tiêu được cho là liên quan đến việc miễn nhiệm, bổ nhiệm và phê chuẩn một số vị trí quan trọng trong chính phủ (1). Trong số đó, sự chú ý của dư luận tập trung nhiều nhất vào khả năng thay đổi vị trí Chủ tịch nước mà Đại tướng Tô Lâm đang nắm giữ. Nhưng theo nhiều nguồn tin nội chính khác nhau, vị trí Chủ tịch nước rồi sẽ được kiện toàn trước Đại hội 14, nhưng chưa phải trong kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 8 này. Liệu còn sự bất ngờ nào khác đang chờ đợi ở những phút cuối cùng của cuộc họp trong mấy giờ đồng hồ?

“Ngày 18 tháng Sương mù của Tô Lâm”

Nội dung cuộc họp bất thường nói trên của Quốc hội, theo luật định xưa nay, đã được các phiên họp trước đó của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị định hướng. Ngày 21/8, Tổng Bí thư—Chủ tịch nước (TBT—CTN) Tô Lâm chủ trì phiên họp thứ hai của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14. Sau hơn 150 ngày kể từ phiên họp thứ nhất, giờ đây, ê kíp cũ của Tiểu ban được cho là quan trọng nhất của ĐCSVN chỉ còn lại hai thành viên – Phạm Minh Chính và Trần Cẩm Tú. Phải chăng vì thế mà TBT—CTN Tô Lâm nhấn mạnh tại cuộc họp lần này phải kế thừa tư tưởng, định hướng lớn và cụ thể của cố TBT Nguyễn Phú Trọng, nguyên Trưởng Tiểu ban Nhân sự từ Phiên họp trước. Đặc biệt, phải lấy kết quả tổng kết nhân sự BCHTƯ khóa 13 để làm cơ sở quan trọng xây dựng phương hướng nhân sự cho Đại hội 14 (2).

Trong khi đó, truyền thông quốc tế cũng đang theo dõi sát sao tình hình nội trị tại Việt Nam. Tạp chí The Diplomat ngày 23/8/2024 đã có bài viết, gọi cơn địa chấn chính trị nội bộ những tháng qua ở Hà Nội là “Ngày 18 tháng Sương mù của Tô Lâm” (The Eighteenth Brumaire of To Lam); ám chỉ sự kiện Đại tướng Tô Lâm lên nắm quyền với cách thức tương tự như cuộc đảo chính của Napoleon Bonaparte vào ngày 18 tháng Brumaire theo lịch Cộng hòa Pháp năm 1799. Sự kiện này đã đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Pháp và sự ra đời của một giai đoạn mới dưới sự lãnh đạo của Napoleon (3). Đáng chú ý, Karl Marx đã khái quát hóa sự kiện này trong một tiểu luận nổi tiếng của ông, nhấn mạnh rằng “lịch sử luôn lặp lại chính nó, lần đầu là bi kịch, sau đó là hài kịch”. Điều này cần được hiểu như một lời cảnh báo về sự tái diễn những sai lầm lịch sử, khi mà những người lên thay thế không rút được bài học từ quá khứ và tiếp tục lặp lại những sai lầm trước đó, nhưng với kết quả còn tồi tệ hơn, thể hiện qua hình thức “hài kịch” (4).

Ngoài ra, bình luận của Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Hoa Kỳ) cũng cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đại diện cho sự trở lại của các nhà tư tưởng và đạo đức, những người hứa sẽ loại bỏ tham nhũng và nâng cao danh tiếng của đảng trong mắt công chúng. Tuy nhiên, ông ấy là người cuối cùng của phe này và chiến dịch đốt lò của ông đã tiếp thêm sinh lực cho các “nhà lãnh đạo thuộc lực lượng vũ trang” (Securocrats)” (5).

Đài RFA ngày 12/8 cũng “chạy” một phóng sự ngắn, nói tân TBT—CTN Tô Lâm có hứa hẹn cải cách, song điều này sẽ không mấy dễ dàng. Làm thế nào có được những thay đổi về thể chế để Việt Nam trở nên giàu có và công bằng, khi mà ĐCSVN không chịu bãi bỏ Điều 4 của Hiến pháp, được viết vào năm 1992? Một người dân đã cho RFA biết, việc xóa bỏ Điều 4 sẽ cho phép nhiều đảng cạnh tranh một cách công bằng và minh bạch. “Ai giỏi thì nhân dân lựa chọn, ai làm kém thì sẽ bị thay thế”, người dân này cho biết. “Kết quả là, những trở ngại và nút thắt cổ chai của đất nước sẽ được giải quyết nhanh chóng” (6).

Gia nhập “làng” Ngoại giao Nguyên thủ?

Chỉ một thời gian ngắn kỷ lục, TBT—CTN Tô Lâm đã vượt tất cả những người tiền nhiệm trên nhiều phương diện, khi lần đầu tiên nhập vai “Ngoại giao Nguyên thủ”. Tháng 9 tới đây, theo tin của Bloomberg, ông Tô Lâm dự kiến sẽ tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Hoa Kỳ và có thể ông sẽ gặp Tổng thống Biden tại Tòa Bạch Ốc. Cũng tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, CTN—TBT Tô Lâm sẽ có dịp tiếp xúc với nhiều Nguyên thủ quốc gia khác, trước hết là với các “Đối tác chiến lược toàn diện” (CSP) với Việt Nam.

Gia nhập vào “làng” Ngoại giao Nguyên thủ ấy, liệu ông Tô Lâm có gửi được tín hiệu về tư duy và phương thức lãnh đạo mới nhằm xây dựng một Việt Nam dân chủ, công bằng và thịnh vượng? Ông sẽ phải đối mặt với thách thức tronng việc giữ cân bằng giữa đổi mới và ổn định, giữa quyền lực cá nhân và quyền lợi của các phe nhóm khác trong ĐCSVN. Đặc biệt, nghị trình trong tiếp xúc giữa TBT—CTN Việt Nam với Tổng thống Hoa Kỳ sẽ là tâm điểm của dư luận. Không chỉ về các ưu tiên trong những mối quan hệ CSP giữa Hà Nội với Whashington, mà còn tương lai việc Mỹ sẽ bỏ dán nhãn kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam như thế nào?

Từ thời ông Hồ Chí Minh, vừa Chủ tịch Đảng, vừa Chủ tịch nước sang Trung Quốc đến nay, chỉ có ông Tô Lâm, một lúc với hai cương vị TBT—CTN vừa rồi sang sánh vai với “Hoàng đế của Thiên triều”. Chỗ này thì ông đã vượt cả ông Trọng lẫn các vị “Đảng trưởng” lẫn “Quốc trưởng” của xứ Đông Lào! Trước khi ông Tập Cận Bình gặp ông Tô Lâm khoảng hai giờ đồng hồ, Bắc Kinh cho tàu hải cảnh húc thủng tàu của Philippines gây chấn động, nhưng ông Tô Lâm tỏ ra không nao núng. Trong “gói quà đầu tiên” trao cho Trung Quốc, ông Tô Lâm vẫn đưa Biển Đông vào Tuyên bố chung, dẫu tránh nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa (7).

Tối đa hóa lợi ích kinh tế và an ninh

Bản lĩnh Tô Đại tướng một lần nữa được thể hiện trong việc đảm bảo vị thế của Việt Nam như là bên đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời tối đa hóa các lợi ích kinh tế và an ninh của mình. Mặc dầu cuộc gặp Tô Lâm—Tập Cận Bình sáng 20/8 cho thấy chuỗi cung ứng của Việt Nam dường như nghiêng về Trung Quốc (8). Ông Shay Wester, Giám đốc Bộ phận Kinh tế Châu Á tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á cho biết: “Trong khi Trung Quốc tìm cách củng cố mối quan hệ trên khắp thế giới đang phát triển, Việt Nam đang ngày càng trở nên có ý nghĩa chiến lược trong sự cạnh tranh kinh tế rộng lớn hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc” và cần duy trì để đảm bảo rằng “Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc”.

Tuy nhiên, trong quan hệ kinh tế Việt – Trung, chỉ tính đến hết quý 1/2024, Việt Nam đã nhập siêu tới 17,4 tỷ USD từ Trung Quốc, tăng mạnh so với con số 11,67 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc ngày càng lớn. Tình trạng thiếu trao đổi thông tin, thiếu ổn định chính sách thương mại dẫn đến ùn ứ cục bộ trong xuất khẩu hàng hóa, nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc diễn ra thường xuyên (9). Điều này, không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế song phương. Việc Việt Nam lách luật thương mại Mỹ bằng cách xuất khẩu các sản phẩm chứa vật liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc phải chịu thuế quan của Hoa Kỳ, có thể mang lại rủi ro mới cho mối quan hệ Việt – Mỹ.

Theo Giáo sư Triệu Vệ Hoa từ Đại học Phúc Đán (Trung Quốc), Hoa Kỳ đã và đang theo dõi chặt chẽ mối quan hệ thương mại giữa Hà Nội và Bắc Kinh;áp lực từ phía Mỹ cũng được thể hiện qua việc Hoa Kỳ từ chối đề xuất của Việt Nam về việc thay đổi quy chế nền kinh tế phi thị trường, một quyết định khiến Hà Nội thất vọng. Nếu việc thay đổi phân loại này diễn ra, nó sẽ giúp giảm thuế đối với hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. “Tuy nhiên, Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn chọn thăm Trung Quốc trước tiên sau khi nhậm chức và đã đạt được những kết quả khả quan từ chuyến thăm. Điều này cho thấy Hoa Kỳ không dễ dàng thay đổi được hướng phát triển của quan hệ Trung Quốc – Việt Nam”, Giáo sư Triệu đã chia sẻ với tờ The Straits Times (10).

________________

Tham khảo:

(1) https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=88760

(2) https://nhandan.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-chu-tri-phien-hop-thu-2-cua-tieu-ban-nhan-su-post825948.html

(3) https://thediplomat.com/2024/08/the-eighteenth-brumaire-of-to-lam/

(4) https://vnmarxist.com/post-1826.html

(5) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cnvyzvpm41zo

(6) https://www.rfa.org/english/news/vietnam/to-lam-general-secretary-analysts-08122024152302.html

(7) https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240819-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-t%C3%A0u-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-philippines-va-ch%E1%BA%A1m-nhau-g%E1%BA%A7n-b%C3%A3i-c%E1%BA%A1n-sabina-%C4%91%C3%B4i-b%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%95-l%E1%BB%97i-cho-nhau

(8) https://www.voatiengviet.com/a/cuoc-gap-to-lam-tap-can-binh-cho-thay-chuoi-cung-ung-cua-viet-nam-nghieng-ve-trung-quoc/7753723.html

(9) https://kinhtevadubao.vn/hop-tac-kinh-te-viet-nam-trung-quoc-boi-canh-moi-va-nhung-du-dia-can-khai-thac-28188.html

(10) https://www.straitstimes.com/asia/east-asia/china-vietnam-pledge-to-deepen-ties-on-vietnam-leader-to-lam-s-first-trip-abroad

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á  Châu Tự Do

* Trần Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
27/08/2024 12:36

Chú Trần Trung Quân nói với các dư luận viên VN cách đây gần 1 tháng là Tô Lâm sẽ đi Mỹ hay thiệt ! nhưng chú ơi ! Ông ta sang Mỹ để dự LHQ chứ phải thăm Mỹ đâu? May ra thì gặp Ngoại trưởng Mỹ bên lề cuộc họp sẽ gặp chứ ai cũng bận với tranh cử vào tháng 11 cả rồi ! Ai rãnh mà tiếp? May ra có người cầm cờ vàng đón thì có. Mà không chừng khi có những tấm hình chụp có cờ vàng ,khi về nước ông bị dư luận viên phong sát như ca sĩ thì sao?

HỒTẬPCHƯƠNG
30/08/2024 07:38

Việt Nam có thể có một nhà lãnh đạo cỡ như Gorbachov không?

Hỏi & đáp về GORBACHOV CỦA VIỆT NAM

HỎI: Năm 1986 tình hình chính trị ở Liên Xô rối ren, xã hội nghèo đói,
bất công, tham nhũng tràn lan, cũng giống như tình hình Việt Nam hiện
nay, đúng không?
ĐÁP: Đúng. Lúc đó các nhà lãnh đạo Liên Xô nhìn thấy
nguy cơ sụp đổ của chính quyền, nên tìm cách cứu vãn. Người nổi tiếng
nhất là Gorbachov. Ông thiết lập những mối quan hệ với nhiều nhà lãnh
đạo phương Tây, như Thủ tướng Đức Helmut Kohl, Tổng thống Hoa Kỳ
Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.Ngày 11/10/1986
Gorbachov và Reagan gặp nhau và đã quyết định giải trừ vũ khí hạt nhân
tầm trung ở Châu Âu.
HỎI: Vậy Việt Nam hiện nay có thể có một nhà lãnh
đạo cỡ như Gorbachov không?
ĐÁP: Không. Vì Gorbachov là nhà lãnh đạo
của một siêu cường nguyên tử, độc lập và có chủ quyền. Ông ta có quyền
quyết định sự thay đổi thể chế mà không bị ai đe doạ. Tập Cận Bình
ngày nay cũng là lãnh tụ một siêu cường nguyên tử, có chủ quyền. Nếu
Tập muốn thay đổi, thì Trung Quốc sẽ thay đổi. Nếu Tập muốn làm một
Gorbachov của Trung Quốc thì điều đó không mấy khó khăn.Nhưng Việt Nam
thì không. Vì Việt Nam chỉ là một nước nhỏ, yếu, lạc hậu, và quan
trọng nhất là Việt Nam đã để mất chù quyền vào tay Trung cộng. Mà đã
mất chủ quyền thì làm sao có thể quyết định vận mệnh quốc gia, chuyện
nhỏ như muốn bổ nhiệm một bộ trưởng ngoại giao còn phải được sự đồng ý
của Trung cộng, thử hỏi ai có thể đứng ra làm Gorbachov?
HỎI: Tại sao
Trung Cộng có quyền hành bao trùm Việt Nam như vậy?
ĐÁP: Vì các nhà
lãnh đạo Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Trung cộng ém
quân trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là Tây Nguyên (Bauxite), Trung
nguyên (Hà Tĩnh, Vũng Áng, Formosa) và biển Động (Hoàng Sa, Trường
Sa). Trung cộng đã xây các căn cứ quân sự và sân bay trên hai hòn đảo
này của Việt Nam. Trung cộng còn nắm các nền kinh tế mũi nhọn của Việt
Nam như quặng mỏ, điện lực, xây dựng, giao thông, lương thực, thực
phẩm, may mặc…
HỎI: Tuy Trung cộng đã bao vây Việt Nam dày đặc, nhưng
nếu có một nhà lãnh đạo VN đứng lên tuyên bố “thoát Trung” thì
sao?
ĐÁP: Thì sẽ bị quy là “chống Đảng”, là tạo phản. Và bị Trung cộng
loại ngay lập tức.HỎI: Vậy thì nếu vị lãnh đạo ấy làm đảo chánh, cướp
chính quyền, xoá bỏ Đảng cộng sản, liên minh với Hoa Kỳ thì sao?ĐÁP: Ở
Việt Nam hiện nay chỉ duy nhất một kẻ có thể làm đảo chánh: đó là
Trung cộng, vì các thế lực chính trị, quân sự, kinh tế, tài chánh… của
Việt Nam đều nằm trong tay Trung cộng, thì anh lấy lực lượng nào để
đảo chánh?Vậy nếu có đảo chánh ở Việt Nam thì đó chính là Trung cộng
đảo chánh, bất luận người đứng đầu đảo chánh là ai.
HỎI: Nhưng nếu người đứng đầu đảo chánh là Gorbachov thì sao?
ĐÁP: Ủa? Gorbachov là người Nga mà?
HỎI: Ý tôi muốn nói tới một Gorbachov của Việt Nam?
ĐÁP:Nếu ở Việt Nam có một vị lãnh đạo nào đó có trong túi vài chục trái
bom nguyên tử, nếu Việt nam là một siêu cường có đầy đủ độc lập và chủ
quyền, thì có thể có một Gorbachov. Một con cừu không thể biến thành
Gorbachov được.
HỎI: Thế một con cừu có thể biến thành San Suu Kyi như Myanmar không?
ĐÁP: Cũng không luôn. Sở đĩ Myanmar có San Suu Kyi vì
trên lãnh thổ của họ không có những lãnh địa của Trung cộng kiểu như
Bauxite, Formosa hay các căn cứ quân sự ở Hoàng Sa, Trường Sa. Và nhất
là Myanmar không hề có 16 chữ vàng. Do vậy đừng nói là Gorbachov, ngay
cả San Suu Kyi cũng không thể có ở Việt Nam.
HỎI: Thế còn Cuba? Tại sao hai nước Mỹ – Cuba sau 50 năm thù nghịch bỗng
đùng một phát, sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, họ trở thành
bạn bè? Tại sao Việt Nam không làm được điều đó?
ĐÁP: Vì có bố già Trung Cộng cầm con
dao phay đứng ngay trước mặt, còn Mỹ thì ở xa ngàn dặm. Vì trên lãnh
thổ Cuba không có căn cứ quân sự của Trung Cộng. Vì nền kinh tế Cuba
không lệ thuộc vào Trung Cộng. Vì Cuba và Trung Cộng không có 16 chữ
vàng. Và quan trọng nhất là Mỹ và Cuba ở cạnh nhau, đánh nhau cũng đễ
mà bắt tay nhau cũng dễ, thằng ba Tàu muốn xía vô cũng đếch được.
HỎI:Vậy, tóm lại là chúng ta hết hy vọng về một Gorbachov của ViệtNam?
ĐÁP: Gorbachov thì không, nhưng Gor-ba-xạo thì có đấy. Và cả khối
người vẫn bị lừa.
ĐÀO HIẾU(02/01/2016)

vietconghanoi
01/09/2024 08:04

Đảng cs và văn hóa đảng (“xây dựng trên nền tảng Mác-Lê”) là sản phẩm trừu tượng của mấy ông râu xồm (Karl Marx, Lenin…) xa lạ. Dân ta làm gì có dịp tiếu ngạo giang hồ đến tận “Mút-cu-va” để học bài bản về Chủ nghĩa Mác- Lênin tại Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế cộng sản để hiểu đâu là “đảng ta là đảng có văn hóa cao ngay từ khi mới ra đời?!” Làm sao có thể ngang nhiên quàng cái văn hóa râu xồm, xúc xích, dăm bông, khoai tây… vào văn hóa dân tộc cơm nắm muối mè rồi nói bừa là: “văn hóa đảng xuất phát từ văn hóa dân tộc, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc…” (?) Ai là người mà đảng csvn muốn thọc léc? Muốn nói phét thì cũng phải khôn ngoan một tí… Dân ta không phải là “chăm phần chăm” bần nông thất học. Mà này! Làm cái gì mà đám phản động trong và ngoài nước phải ồn ào nhặng lên. Đảng cs là trí tuệ, là sáng tạo. Chính sách của đảng là chính sách đứng đắn, ưu việt, “đột phá” thì “văn hóa đảng” phải vững chắc như cầu Rạch Miểu. Nên nhớ là ít khi nào đảng và nhà nước nói hay làm sai lắm (?) Mà nếu có sai thì sửa… sửa rồi thấy vẫn sai thì sửa tiếp có sao đâu! Ừ! Cứ cho là Việt Nam đang tụt hậu, đứng sau Singapore 97 năm thì nếu có chậm thêm một vài năm nữa đã nhằm nhò gì? Xin nhờ một tí; xê ra cho người ta lãnh đạo…
Hết ý kiến.
Trần Văn Giang