Quốc Hội “nên thảo luận” hậu quả của chiến dịch “Đốt lò” đối với nền kinh tế: TSKH Nguyễn Quang A.

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London
22-05-2023
Quốc Hội “nên thảo luận” hậu quả của chiến dịch “Đốt lò” đối với nền kinh tế: TSKH Nguyễn Quang A. Quốc hội Việt Nam Khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 5 ngày 22/5/2023.
Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam

Tình hình kinh tế - xã hội bốn tháng đầu năm “tiếp tục bộc lộ những khó khăn, thách thức” từ quý IV năm 2022, gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023.

Thống kê cho thấy tăng trưởng GDP quý một chỉ đạt 3,32%, “mức rất thấp trong điều kiện nền kinh tế đã mở cửa” và trên nền thấp của cùng kỳ năm trước. Thực tế này cho thấy việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,5% là “rất khó khăn”. Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động “giảm 2%” so với cùng kỳ năm trước, trong khi số “doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 25%” và xu hướng này có thể “diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới” (1).

“Nhiều doanh nghiệp đối diện áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng doanh nghiệp, bán cổ phần với mức giá rất thấp, trong nhiều trường hợp bán cho các đối tác nước ngoài” (2). Đó là một thuộc nhiều vấn đề trong bức tranh tổng thể được cho là khá xám màu của nền kinh tế Việt Nam mà Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam, ông Vũ Hồng Thanh vừa thừa nhận và chỉ ra trong báo cáo thẩm tra kinh tế - xã hội năm 2022, những tháng đầu năm 2023, trình bày trước kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa 15 tại Hà Nội hôm 22/5/2023, như báo mạng VnExpress và Thanh Niên Online hôm thứ Hai đưa tin.

Và “Những khó khăn trên thị trường tài chính, trái phiếu doanh nghiệp khiến doanh nghiệp khó tiếp cận và hầu như không huy động được vốn, dẫn tới bất động sản "đóng băng". Các động lực chính của tăng trưởng như xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là sản xuất công nghiệp giảm, trên đà suy yếu. Nền kinh tế thực sự rất khó khăn.

Một trong những nguyên nhân chính của suy giảm tăng trưởng, theo ông Vũ Hồng Thanh, là khu vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng âm 0,4% trong quý đầu năm. Bốn tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) giảm 1,8% so với cùng kỳ, trong đó IPP ngành chế biến, chế tạo giảm 2,1%. Số liệu tiêu thụ điện bốn tháng giảm 0,4% so với cùng kỳ, cho thấy các hoạt động sản xuất suy giảm…”, vẫn theo VnExpress, báo mạng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, dẫn lời người đứng đầu Ủy ban Kinh tế Quốc hội Việt Nam, cho biết thêm.

nguyen quang a.jpeg
TSKH Nguyễn Quang A

Đốt lò làm triệt tiêu sự ‘năng nổ, dám nghĩ, dám làm’

Đánh giá về một phần hiện trạng cùng nguyên nhân của tình trạng kinh tế được coi là đình đốn, khó khăn hiện nay của Việt Nam, từ góc nhìn độc lập, trên quan điểm riêng của mình, cũng từ Hà Nội, hôm thứ Hai, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách IDS (đã tự giải thể) đưa ra một vài nhận định với Đài Á Châu Tự Do, mà theo đó có ba khía cạnh được ông coi là hậu quả không được lường trước:

“Trong những lúc khó khăn, ở nhiều nước hay có chính sách thúc đẩy, hay gọi theo cách khác là ‘kích cầu’ cũng được; tức nhà nước đổ tiền vào đầu tư, song nhà nước đổ tiền như thế rồi mà suốt quý I năm nay và cho đến hết tháng 5/2023 này, tỷ lệ giải ngân gọi là vốn đầu tư công rất là thấp. Tại sao?

Người ta phải hỏi như vậy, cái đấy là cái tự mình làm được, bởi vì vốn, ngân sách của nhà nước là có rồi, vậy mà chi đầu tư công không chi được. Vậy có thể nói rằng bộ máy rất là kém. Đầu tư công này thường chậm, nhưng tôi chưa thấy năm nào chậm như năm nay. Vậy thì phải hỏi tại sao năm nay lại chậm như thế?

Có thể suy đoán một vài chuyện, và chuyện thứ nhất là do đốt lò tùy tiện, “tùm lum, tà la”, ông Chủ tịch nước bị hạ bệ, hai ông Phó Thủ tướng thực sự là bị cho nghỉ, thôi việc, nhưng hiểu theo đúng nghĩa cũng có nghĩa là bị hạ bệ, rồi mấy ông Bộ trưởng, Thứ trưởng khác vào tù. Cái đó liệu có ảnh hưởng tới các quan chức từ Chủ tịch nước xuống không? Tôi nghĩ rằng chắc chắn là ảnh hưởng.”

Theo ông Nguyễn Quang A, điều này có tác động về mặt tâm lý và tới hành vi của cán bộ, quan chức quản lý, lãnh đạo trong toàn bộ máy nhà nước, chính quyền, như ông phân tích tiếp:

“Và cái đó làm cho người nào cũng phải cẩn thận hơn, thận trọng hơn theo lối là nếu không, nhỡ ra bị cho vào lò thì sao? Cái đó làm cho đội ngũ những người ra quyết định làm quyết định chậm hơn, đưa ra quyết định cẩn trọng hơn là cần thiết, dẫn đến việc họ bảo: thôi, có những cái gì năng nổ, thì bớt năng nổ đi, mà như thế, chuyện quyết định nhanh nhạy cho kịp tình huống, chuyện sáng tạo hay là năng nổ sẽ bớt đi, thay vào đó an toàn là trên hết.

Tôi nghĩ tâm lý như thế ở trong đội ngũ lãnh đạo từ thấp đến cao chắc chắn là có và cũng không ngạc nhiên gì khi từ ông Tổng Bí thư đến nhiều ông lãnh đạo cấp cao khác cũng nói, mà báo chí cũng kêu ca ầm ầm, bảo rằng những người nọ, người kia rụt rè, không dám làm, chần chừ này nọ kia khác, điều ấy chính là sự công nhận của bản thân các ông lãnh đạo ấy rằng chuyện đốt lò gây hậu quả rất lớn đến hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Tất nhiên không ai dám nói toẹt ra nhưng tôi nói, nhưng nghe giọng điệu của họ thì có thể kết luận rõ ràng rằng họ thú nhận như vậy.”

Vừa không hiểu tâm lý doanh nghiệp vừa mắc ‘sai lầm chính trị’

Theo TSKH Nguyễn Quang A, chiến dịch chống tham nhũng “đốt lò” mà như ông nói ở trên là đã được tiến hành tùy tiện, đã phạm phải thêm một sai lầm khác cho thấy những người chủ trương đã không có kiến thức và hiểu biết về tâm lý của giới đầu tư và doanh nghiệp, đồng thời phạm sai lầm ‘chính trị’ mà có thể hiểu là vừa gây hại cho nền kinh tế quốc dân vừa tự gây hại về chính trị, ông nói:

“Đấy là một chuyện, còn chuyện thứ hai là các vụ án đó đánh vào rất nhiều doanh nghiệp nữa, từ AIC group của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, rồi đến Vạn Thịnh Phát, rồi FLC, đến rất nhiều doanh nghiệp, công ty, tập đoàn khác, tôi thử hỏi làm như vậy, các doanh nghiệp khác nghĩ gì, các ông chủ tư nhân khác nghĩ gì?

Câu trả lời là tìm cách chuồn thôi, tìm cách thoái vốn, tìm cách chuyển vốn ra nước ngoài, tìm cách đầu tư ra nước ngoài. Chuyện đó ai hiểu tâm lý của các ông chủ tư bản, thì thấy rằng chuyện ấy là chuyện rất dễ hiểu.

Tôi nghĩ rằng việc chống tham nhũng rất cần, song phải chống ở cái gốc, nhưng cái ấy khó làm. Nhưng nếu đánh tùm lum, tà la, sẽ có mặt trái của nó… khi người dân thấy hệ thống chính quyền này sao mà thối nát đến như vậy, và người dân thêm mất niềm tin vào chính quyền. Niềm tin này là một tài sản thường rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế. Người nào không chú ý và làm hủy hoại niềm tin ấy, thì có thể làm hại đến sự phát triển kinh tế.

Như vậy, có thể việc chống tham nhũng là một việc rất tốt, nhưng nó lại có hậu quả là nếu làm tùy tiện, thái quá bất cập, đã làm suy giảm lòng tin của người dân vào chính quyền, và theo tôi đấy là một hậu quả chính trị không lường trước của nhóm chủ trương “đốt lò”. Tôi cho rằng ở Việt Nam, khi vạch ra chính sách ấy, người ta đã không để ý đến những hậu quả xấu mà, bất lường.”

Và để minh họa cho nhận định này của mình, TSKH Nguyễn Quang A đưa ra một số ví dụ:

“Đó như là giới doanh nhân có thể sợ hãi, họ nhụt chí, họ nghĩ rằng: à, nó nuôi béo mình, mà béo rồi thì sẽ bị thịt, vậy trước khi nó thịt mình, thì mình phải chạy!

Hệ quả là gì? Doanh nhân sẽ bớt làm ăn to đi, làm vừa vừa thôi, nếu đã làm to rồi, thì tìm cách chuyển vốn ra nước ngoài.

Còn quan chức thì sao? Họ chần chừ, lưỡng lự trong việc ra quyết định. Đấy là những hậu quả của việc cứ ra tay mà không tính toán sâu xa, không lường trước hết.

Rồi dân thì sao? Dân không tin vào chính quyền nữa, như trên tôi nói. Và đó là những hậu quả của một chính sách mà ban đầu nghe có vẻ rất là hay, nhưng giải quyết thực ra là không giải quyết đến gốc rễ của vấn đề, và tôi chắc chắn rằng ít nhất ba hậu quả trên của ‘Đốt lò’ đã có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Còn cụ thể sự ảnh hưởng ấy ra sao, nhiều thế nào, có thể phải cần những nghiên cứu kỹ lưỡng để đo lường, đánh giá xem bao nhiều phần trăm, hay mức độ nặng nhẹ ra sao, nhưng những ý tưởng như thế là chắc chắn có, tức là có phần tác động.

Và tôi không hiểu là Quốc hội Việt Nam sẽ có đề cập đến những vấn đề ấy không, hoặc là họ có nghĩ ra được biện pháp nào để giải quyết không, theo tôi đó là một bài toán khó với họ.”

Trên đây là ý kiến trên quan điểm riêng của Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nhà phân tích kinh tế, chính trị và thời sự từ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và phản biện Chính sách độc lập (IDS đã tự giải thể) nêu nhận định với RFA Tiếng Việt từ Hà Nội, mời quý vị đón theo dõi phần tiếp theo của ý kiến này, theo đó nhà quan sát nêu gợi ý về hướng giải bài toán trên tới ‘tận gốc rễ’ vấn đề ra sao, và cần làm gì ưu tiên để cho nền kinh tế của Việt Nam thực chất được phát triển một cách hiệu quả, lành mạnh và bền vững.

Tham khảo:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
22/05/2023 12:01

Ừ thì, chỉ vì... Đảng Việt Cộng chơi luật rừng... " đốt lò " Việt Cộng...
theo rừng luật, luật rừng Việt Cộng, cháy cả rừng, cả lò Việt Cộng.

Duy Hữu, USA
22/05/2023 13:10

Ừ thì... cũng chỉ vì... Quốc hội Việt Cộng... độc quyền lấy Đảng làm gốc... gốc Đảng độc... độc đảng, độc tài, độc quyền...
làm rừng luật của luật rừng... luật bất tài, bất lực... luật bất lương, bất nhân... luật bất công, bất chính... chỉ tạo ngàn ngàn cơ hội tham nhũng, tham ô, tham ăn hối lộ cho các tập đoàn đảng viên, cán bộ, " lãnh đạo " bá đạo... con buôn đỏ, con buôn đen, tư bản đỏ, tư bản đen, tài phiệt đỏ, tài phiệt đen... độc quyền, độc diễn... buôn luật rừng... bán luật rừng... mua luật rừng... qua mặt luật rừng... chơi luật rừng, dao búa, Búa Liềm, Việt Cộng.

HỒTẬPCHƯƠNG
23/05/2023 11:40

Đừng lấy máu của đồng bào mình xây “đường vinh quang”, đừng tự hào về một cuộc chiến tranh tương tàn phi nhân đã lùi xa, đừng khoét sâu vào những nỗi đau hàng triệu người vẫn còn rỉ máu.
“Bóng tối không thể xua đi bóng tối, chỉ có ánh sáng mới làm được điều đó. Hận thù không thể xua đi hận thù, chỉ có tình yêu mới có thể làm được điều đó” – Martin Luther King.
48 năm sau chiến tranh, những người “bên thắng cuộc” vẫn “hát trên những xác người”, vẫn tổ chức ngày “Chiến thắng”, ngày “Thống nhất đất nước”, “Giải phóng miền Nam” với lễ hội, bắn pháo hoa, ca múa nhạc hoành tráng. 48 năm sau chiến tranh, hàng triệu người miền Nam vẫn tiếc nuối cuộc sống tươi đẹp mà họ từng có.
Đối với nhiều người miền Nam, 30 Tháng Tư 1975 là ngày Quốc hận, ngày Gãy súng, là Tháng Tư đen với những ký ức tù đày, vượt biển, đau khổ, mất mát cùng cực kể từ khi những chiếc xe tăng Bắc Việt lăn bánh trên đường phố Sài Gòn. Quê hương đã bỏ lại sau lưng, nhưng đối với hàng triệu người Việt tha phương sau ngày “Giải phóng”, quá khứ vẫn còn ám ảnh họ với bao oán hờn. Đã 48 năm qua đi, vấn đề chia rẽ Nam Bắc, với những nỗi đau vẫn còn đó như vết thương đến khi trái gió trở trời lại đau nhức nhối, hành hạ xác thân. Ngày “triệu người vui, triệu người buồn” như lời của ông Võ Văn Kiệt lại là thời khắc để mà cả hai “bên thắng cuộc” lẫn “thua cuộc” đào sâu thêm hố ngăn cách.
Ai cũng có lý lẽ riêng của mình. Phía bên thua cuộc là hơn 20 triệu người dân miền Nam phải trải qua một cuộc bể dâu kinh hoàng. Hàng triệu dân miền Nam trong chốc lát trở thành người vô gia cư trên chính mảnh đất quê hương. Nhà cửa, gia sản bị tước đoạt, cha anh bị tù đày, gia đình phiêu tán, vợ mất chồng, con mất cha. Đối với họ, chiến tranh mấy mươi năm không phải là điều kinh khủng nhất mà cuộc đọa đầy thời hậu chiến mới thực sự man rợ, hãi hùng.
Chính sách trả thù, khủng bố, cô lập của “bên thắng cuộc” đối với các cán binh, viên chức, trí thức, doanh nhân liên quan đến chế độ cũ đã để lại cho ký ức miền Nam những tổn thương không bao giờ phai mờ. Thậm chí, sự phân biệt đối xử vẫn còn đeo đẳng tới con cháu họ cho tới tận hôm nay. Họ có lý do cả về mặt tình cảm lẫn lý trí để từ chối cái gọi là “hòa hợp, hòa giải” chỉ có giá trị khẩu hiệu và đầu môi chót lưỡi. Đã 48 năm, thời gian đủ dài để cho thấy thực tâm của “bên thắng cuộc” là gì. Nước mắt của triệu người Việt ngót nửa thế kỷ đã chẳng thể “lay lòng gỗ đá” và những nguồn lực để xây dựng một đất nước hùng cường từ tro tàn chiến tranh vẫn nghẽn dòng, đứt mạch.
Phía “bên thắng cuộc”, những người đã nắm trọn quyền lực cai trị một quốc gia bằng nhà tù và súng đạn, họ có nỗi lo sợ riêng. Họ sợ sự thực lịch sử, sợ sự dối trá và tội ác trong quá khứ bị phơi bày, sợ một cuộc hồi tố có thể xảy ra khi chế độ hiện thời sụp đổ. Họ sợ một cuộc trả thù bởi hàng triệu người là nạn nhân từ chính sách tàn ác của họ. Họ cũng sợ chính những kẻ là “đồng chí” giựt mất những tài sản khổng lồ mà họ đã đánh đổi lương tri và cả xương máu để chiếm đoạt. Như một sự châm biếm của Lịch sử, sau khi đã đánh cho “Mỹ cút, Ngụy nhào”, những người cộng sản năm xưa lại âm thầm lẫn công khai đưa con cháu họ lưu vong sang chính những quốc gia cựu thù mà họ đã “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” và hy sinh cả triệu thanh niên tuổi hai mươi để đánh đuổi.
Thay vì thực lòng thực hiện một cuộc “hòa hợp, hòa giải” để xoa dịu vết thương sau cuộc binh lửa tương tàn thì đảng cộng sản vẫn kiên định đường lối cai trị bằng bạo lực và tuyên truyền dối trá. Chiến tranh đã đi qua nhưng Cách mạng thì vẫn chưa thôi thét gào. Thứ chủ nghĩa sắt máu mà người cộng sản tôn vinh dường như luôn cần lòng hận thù, hiềm khích, sự tham lam của con người để dung dưỡng.
Trong khi kêu gọi về một cuộc “hòa giải dân tộc” để thu hút hàng trăm tỷ đôla từ cộng đồng kiều dân Việt Nam ở hải ngoại về đầu tư trong suốt mấy mươi năm thì nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đập phá mồ mả những người lính VNCH đã vùi sâu ba tấc đất. Mới đây thôi, họ còn phá tan ngôi miếu nhỏ tưởng nhớ Đại tá Nguyễn Đình Bảo trên đồi Charlie. Họ vẫn truy cùng đuổi tận những người thương phế binh ở vườn rau Lộc Hưng, phá tan căn nhà tạm là nơi chốn cuối đời của họ. Tại sao lại có thể ác độc như thế? Bởi vì, thể chế này luôn cần những “thế lực thù địch” để tạo nên cái gọi là sự chính danh cho sự tồn tại cỗ máy đàn áp khổng lồ và tàn bạo của bộ máy cai trị.
Tổng thống Abraham Lincoln từng nói một câu bất hủ “Khi viên đạn xuyên vào một người lính, dù thuộc bên nào đi nữa, thực ra nó đã xuyên vào trái tim của một người mẹ”. Chính tư tưởng bác ái và nhân văn đó đã thấm đẫm trong bản tuyên ngôn của một quốc gia, một nhà nước thực sự “do dân và vì dân”. Người Mỹ đã kết thúc một cuộc chiến Nam Bắc tương tàn bằng việc làm tôn vinh tử sỹ cả hai miền như những anh hùng, thực tâm tôn trọng những người lính miền Nam. Họ đã xóa bỏ thù hận và cùng hướng về một nước Mỹ chung nhất bằng tinh thần Bình đẳng, Bác ái. Cả hai bên đều chiến thắng. Dân tộc và Tổ quốc đã chiến thắng. Nước Mỹ đã trở nên hùng cường hơn tất cả vì có những lãnh đạo tử tế, có một thể chế nhân bản như vậy.
Còn với Việt Nam, thể chế cộng sản đã kết thúc cuộc chiến của 48 năm trước bằng sự thù hận và phân biệt dai dẳng. Điều đó đã biến dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thất bại, một quốc gia thất bại. Khi đến nghĩa trang Trường Sơn hay nghĩa trang Biên Hòa, chứng kiến khung cảnh rợn ngợp, bi tráng của cái gọi là “núi xương, sông máu”, ai còn lương tri và suy nghĩ thì không thể nào không đau đớn.
Tất cả họ, những chiến sỹ đã nằm dưới mộ phần, tuy khác nhau chiến tuyến, chẳng phải cũng cùng chung một lý tưởng muốn Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc cho dân tộc hay sao? Tất cả họ đều là người Việt Nam, không phải là người Mỹ, người Tàu mà đều là máu xương của một dân tộc. Bốn triệu người đã nằm xuống ở cả hai miền Nam Bắc cho một cuộc đối đầu sinh tử của hai hệ tư tưởng, giữa người cộng sản miền Bắc và những người bảo vệ giá trị Tự do ở miền Nam. Để rồi cái giá phải trả cho một thứ Hoà Bình và Thống Nhất hôm nay là một dân tộc bị phụ thuộc phương Bắc, Dân quyền mất Tự Do và Hạnh Phúc chỉ là bến bờ ảo vọng.
Không cần cách mạng thét gào nữa. Hãy ngưng tổ chức những lễ hội kỷ niệm ngày chiến thắng, ngưng xây dựng những tượng đài ngàn tỷ cho một quá khứ đau thương, mất mát. Những người “bên thắng cuộc” đừng tiếp tục ngạo nghễ, giẫm đạp và cướp bóc. Hãy biết cúi xuống để nghe được tiếng kêu khóc của người dân. Hãy tử tế hôm nay và thành thật gieo những hạt mầm nhân ái cho ngày mai.
Bởi lẽ, không có một thể chế, triều đại nào có thể muôn năm, chỉ còn lòng nhân ái là mãi mãi được vinh danh. Và khi đó, khi người Việt không phân biệt Nam Bắc, không phân biệt “bên thắng cuộc” hay “thua cuộc”, sẽ biết nói lời yêu thương thành thật. Khi đó, đất nước này mới thực sự có thể hướng đến một tương lai tươi sáng, hạnh phúc và cường thịnh. Khi đó, đất nước này mới thực sự bắt đầu một cuộc tái sinh.