Điễn đàn Kinh tế tìm hiểu về nguyên nhân và ảnh hưởng của quyết định quan trọng này qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.
Thỏa thuận của Hiệp hội các Quốc gia ĐNÁ cùng 3 đối tác ĐBÁ
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm Chủ Nhật mùng ba vừa qua, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đã thỏa thuận cùng ba đối tác Đông Bắc Á việc thành lập một quỹ dự trữ cấp cứu trị giá 120 đô la để giúp đỡ các quốc gia gặp khó khăn về ngoại hối.
Về bối cảnh thì nhân hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB, 10 quốc gia thuộc Hiệp hội ASEAN đã cùng ba đối tác Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn đã đạt thỏa thuận là đa phương hoá Sáng kiến Chiang Mai,
Ô.<i>Nguyễn Xuân Nghĩa</i>
Chương trình chuyên đề kỳ này sẽ tìm hiểu về sáng kiến đó, nên xin đề nghị ông trình bày trước tiên về bối cảnh của vấn đề trước khi ta nói chuyện về nguyên nhân và ảnh hưởng.
- Về bối cảnh thì nhân hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB, 10 quốc gia thuộc Hiệp hội ASEAN đã cùng ba đối tác Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn đã đạt thỏa thuận là đa phương hoá Sáng kiến Chiang Mai, với quyết định thành lập một quỹ dự trữ có 120 tỷ đô la để nhất thời giúp đỡ các nước bị nguy cơ khủng hoảng ngoại hối.
- Đây là một quyết định manh nha từ mùa Thu năm ngoái và là kết quả nối tiếp hội nghị cấp Bộ trưởng Tài chính của nhóm ASEAN+3 hôm 22 tháng Hai ở Phuket thuộc Thái Lan.
Mục đích chủ yếu là trấn an thị trường, mà cũng khẳng định khả năng đối phó của các nước Đông Á với vụ khủng hoảng tài chính hiện nay. Chúng ta phải trở về quá khứ với Sáng kiến Chiang Mai trước khi nói đến nỗ lực đa phương hoá các nước đã đạt được tại Bali.
Sáng kiến Chiang Mai
Việt Long: Như vậy, chúng ta sẽ bắt đầu bằng Sáng kiến Chiang Mai này.
- Mùng hai tháng Bảy năm 1997, một vụ khủng hoảng ngoại hối đã bùng nổ tại Thái Lan, dẫn tới khủng hoảng tài chính rồi lan rộng thành khủng hoảng kinh tế tại Đông Á và gây chấn động cho toàn cầu vì lây qua Liên bang Nga, Brazil và dội tới Hoa Kỳ.
Một giải pháp là hai nước có thể ký một hợp đồng giao hoán ngoại tệ tức là "currency sawp" để nếu cần tiền thì vay nước kia theo điều kiện thỏa thuận trước.
Ô.<i>Nguyễn Xuân Nghĩa</i>
Sau vụ khủng hoảng, các nước trong khu vực, trước nhất là Nhật Bản, mới tìm cách ngăn ngừa tái diễn trường hợp tương tự khi có quốc gia bị thiếu ngoại tệ và phải phá giá đồng bạc.
- Một giải pháp là hai nước có thể ký một hợp đồng giao hoán ngoại tệ tức là "currency sawp" để nếu cần tiền thì vay nước kia theo điều kiện thỏa thuận trước. Ban đầu, Nhật đưa ra sáng kiến đó vào năm 1998, gọi là Sáng kiến Miyasawa là tên của một nguyên Thủ tướng về sau là Bộ trưởng Tài chính Nhật.
Sáng kiến ấy dẫn tới nhiều cam kết song phương giữa Nhật với một số quốc gia Đông Á như Malaysia và Hàn Quốc, định mức của các hợp đồng ấy lên tới con số tương đương với 30 tỷ Mỹ kim.
- Đến tháng 5 năm 2001, các nước Đông Á khai triển Sáng kiến Chiang Mai - Chiang Mai tại Đông Bắc Thái Lan là nơi tổ chức hội nghị - làm khuôn khổ của nhiều hợp đồng giao hoán song phương với nhau.
Hai sáng kiến ấy là nền tảng của các hợp đồng lên tới 75 tỷ vào năm 2006 và đến cuối năm ngoái, thì trị giá tổng cộng của các hợp đồng này lên tới hơn 80 tỷ. Tháng Hai năm nay, khi khủng hoảng tài chính lan rộng từ Mỹ, các nước muốn đi xa hơn Sáng kiến Chiang Mai là tiến tới một quỹ dự trữ ngoại tệ chung các cả khu vực và nâng số cam kết thêm 50%, từ 80 tỷ lên 120 tỷ. Họ vừa hợp thức hoá việc đó tại Bali vào Chủ Nhật vừa rồi.
Đến tháng 5 năm 2001, các nước Đông Á khai triển Sáng kiến Chiang Mai - Chiang Mai tại Đông Bắc Thái Lan là nơi tổ chức hội nghị - làm khuôn khổ của nhiều hợp đồng giao hoán song phương với nhau. <br/>
Ô.<i>Nguyễn Xuân Nghĩa</i>
Một loại hợp đồng giao hoán
Việt Long: Trước khi nói tiếp về quỹ cứu trợ 120 tỷ này, xin hỏi ông hợp đồng "currency swap" ấy là gì?
- Nó xuất phát từ thể thức đổi chác ngoại tệ đã có từ lâu trên doanh trường, và nay áp dụng ở cấp quốc gia. Trong giao dịch ngoại thương, nếu doanh nghiệp hay quốc gia này mà cần ngoại tệ của một doanh nghiệp hay quốc gia khác thì hai bên có thể ký hợp đồng giao hoán - hay đổi chác - nôm na là có thể vay mượn nhau hai loại ngoại tệ ấy theo ba điều khoản: vay với lãi suất nào, định mức tối đa là bao nhiêu và trong hạn kỳ bao nhiêu năm.
Có hợp đồng rồi thì khi có nhu cầu, đôi bên có thể mượn nhau tiền mà khỏi phải bước vào thị trường ngoại hối với nhiều hạn chế hay bất trắc về hối suất. Một hợp đồng như vậy thường có hạn kỳ tới cả chục năm và nâng cao khả năng xoay trở cho cả hai bên.
- Thí dụ cụ thể thì Nhật đã ký một hợp đồng đổi chác với Thái, gọi là Nhật/Thái, trị giá sáu tỷ đô la tính từ tiền Yen Nhật qua tiền Bath của Thái. Thái ký hợp đồng Thái/Nhật với Nhật là ba tỷ đô la, tính từ tiền Bath qua đồng Yen.
Nhưng, trong cảnh cạn kiệt thanh khoản hiện nay, các nước muốn tiến xa hơn, đó là lập quỹ lưu hoạt để cung cấp thanh khoản ngoại tệ cho bất cứ hội viên nào cần và giữ tỷ giá đồng bạc cho khỏi sụt.
Ô.<i>Nguyễn Xuân Nghĩa</i>
Nếu nhất thời mà tiền Thái bị sụt giá thì Nhật có thể dùng ba tỷ trong hợp đồng Thái/Nhật để mua đồng Bath của Thái hầu giữ cho tiền Thái khỏi mất giá.
- Từ Sáng kiến Chiang Mai, 13 quốc gia trong khối ASEAN+3 đã ký 16 hợp đồng song phương giữa tám quốc gia, trị giá tổng cộng 80 tỷ đô la, để căn cứ trên từng hợp đồng, hai nước có thể cho nhau vay khi cần hầu khỏi bị khủng hoảng ngoại hối vì thiếu ngoại tệ.
Nhưng, trong cảnh cạn kiệt thanh khoản hiện nay, các nước muốn tiến xa hơn, đó là lập quỹ lưu hoạt để cung cấp thanh khoản ngoại tệ cho bất cứ hội viên nào cần và giữ tỷ giá đồng bạc cho khỏi sụt.
Từ song phương sang đa phương
Việt Long: Thưa ông, khác biệt giữa Sáng kiến Chiang Mai và quỹ dự trữ này là gì?
- Theo thể thức cũ, một quốc gia cần giữ tỷ giá đồng bạc của mình thì có thể vay đối tác đã ký hợp đồng giao dịch "currency swap", tức là có sự thoả thuận tay đôi. Bây giờ, bất cứ quốc gia nào cần tiền thì có thể vay quỹ dự trữ hiện kim này nếu hội đủ tiêu chuẩn của khối ASEAN+3.
Nghĩa là các nước đã đi từ khuôn khổ song phương sang đa phương. Quỹ dự trữ này là do các nước cùng góp vốn, Nhật và Trung Quốc (kể cả Hong Kong), mỗi nước bỏ ra 38,4 tỷ; Nam Hàn thì đã góp 24 tỷ từ tháng trước, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan mổi nước góp vào 4,76 tỷ, Philippines bỏ ra 3,68 tỷ và Việt Nam một tỷ, còn bốn xứ kia là Brunei, Cambốt, Lào và Miến Điện cũng có bỏ ra chút đỉnh.
- Theo thể thức cũ, một quốc gia cần giữ tỷ giá đồng bạc của mình thì có thể vay đối tác đã ký hợp đồng giao dịch "currency swap", tức là có sự thoả thuận tay đôi. Bây giờ, bất cứ quốc gia nào cần tiền thì có thể vay quỹ dự trữ hiện kim này nếu hội đủ tiêu chuẩn của khối ASEAN+3. <br/>
Ô.<i>Nguyễn Xuân Nghĩa</i>
Việt Long: Ông có thể cho biết Quỹ cứu trợ tài chính Á Châu này sẽ vận hành như thế nào?
- Tất cả tùy thuộc vào những quy định của ASEAN+3 sau này và đây mới là chuyện đáng chú ý.
- Trong vụ khủng hoảng Đông Á, khi các nước lâm nạn cầu cứu Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thì quỹ này đặt ra điều kiện về cải cách cơ chế kinh tế lẫn tài chính rồi mới cho vay. Do đó, nhiều quốc gia lâm nạn cho là chính điều kiện cải cách khắt khe ấy mới khiến khủng hoảng lan sang xã hội và chính trị.
Nhiều kinh tế gia quốc tế cũng nghĩ như vậy. Kết luận chung là các nước Á Châu thấy nhục nhã vì bị Hoa Kỳ và Âu Châu xử ép. Bây giờ, họ lập ra quỹ riêng của Á Châu cho hội viên Á Châu, khi hữu sự thì sẽ cho vay cấp thời và ngắn hạn mà không đòi cải tổ lại toàn bộ cơ chế kinh tế và tài chính như IMF.
Việt Long: Như ông thấy thì ảnh hưởng và hậu quả của quyết định này sẽ ra sao cho kinh tê toàn cầu?
- Về ảnh hưởng thì sự việc này cho thấy sự thoả thuận quan trọng của hai nền kinh tế mạnh nhất là Nhật Bản và Trung Quốc, đứng hàng thứ nhì và thứ ba thế giới, với sản lượng tổng cộng là hơn 9.000 tỷ đô la một năm và có dự trữ ngoại tệ gần 3.000 tỷ.
Hai đại gia này muốn ổn định tình hình kinh tế tài chính Á Châu và tăng cường hợp tác kinh tế giữa Á Châu với nhau đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của các nước Tây phương, tức là gia tăng ảnh hưởng của mình.
Hai đại gia này muốn ổn định tình hình kinh tế tài chính Á Châu và tăng cường hợp tác kinh tế giữa Á Châu với nhau đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của các nước Tây phương, tức là gia tăng ảnh hưởng của mình.
Ô.<i>Nguyễn Xuân Nghĩa</i>
- Trong thực tế thì giữa cơn biến động tài chính ngày nay, 120 tỷ của quỹ này vẫn còn quá nhỏ. Nếu so với khối lượng ngoại tệ giao dịch mỗi ngày trên thế giới lên tới từ 1.500 đến 1.600 tỷ Mỹ kim thì chỉ bằng chừng 7% mà thôi. Thứ nữa, nhiều nước không chỉ cấp thời bị hụt thanh khoản mà cũng có thất quân bình trong cơ cấu vĩ mô, như bội chi ngân sách quá nặng hoặc nhập siêu qua lớn, cán cân vãng lai bị thâm hụt.
Gặp trường hợp đó, họ vẫn cần tới sự trợ giúp cả tài chính lẫn kỹ thuật của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Trong khi ấy, nhiều nước cũng vẫn phải tìm tới Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Á Châu để được viện trợ cho các dự án phát triển.
Phần nào giảm bớt ảnh hưởng của các nước Tây phương
- Cũng vì vậy mà sau Thượng đỉnh của nhóm G20 vào tháng trước, các nước đã đồng ý cấp thêm cả ngàn tỷ cho IMF. Cho nên, nếu cần tiền trong ngắn hạn thì Quỹ Dự trữ Á châu có thể là giải pháp, chứ các nước Á Châu chưa thể quay lưng với IMF hay Ngân hàng Thế giới.
Cũng vì vậy mà dù châm tiền cho khu vực Á Châu, cả Nhật lẫn Trung Quốc đều góp thêm vốn cho IMF vì thêm vốn cũng là thêm tiếng nói.
Hoa Kỳ có hy vọng phục hồi sớm nhất và dù không mạnh thì qua năm tới cũng góp phần lôi kéo xứ khác ra khỏi sự suy sụp. Chỉ mong rằng từ nay đến đó, không một xứ Á Châu nào lại bị khủng hoảng nặng về ngoại hối và cần tới sự trợ giúp của quỹ dự trữ Á Châu
Ô.<i>Nguyễn Xuân Nghĩa</i>
- Dù sao thì quyết định này của khối ASEAN+3 là một khẳng định đáng chú ý của Á Châu, trước tiên là của Nhật Bản và Trung Quốc, để thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào các nước Tây phương, trong khi ấy, có lẽ các nước Á Châu cũng đang thoát dần khỏi nạn cạn kiệt thanh khoản, như người ta đã bắt đầu thấy tại Hoa Kỳ.
Việt Long: Câu hỏi cuối, ông vừa nói rằng Hoa Kỳ bắt đầu ra khỏi nạn cạn kiệt thanh khoản, điều ấy có nghĩa là kinh tế sẽ có hy vọng phục hồi hay sao?
- Sau khi trái bóng gia cư bị bể, khủng hoảng tài chính Mỹ bùng nổ từ vụ sụp đổ của hệ thống tín dụng thứ cấp, hay sub-prime. Vì vụ tín dụng thứ cấp ấy, kinh tế mới bị nạn can kiệt thanh khoản, nôm na là thiếu tiền mặt.
Những tin tức mới nhất cho thấy vụ bể bóng tín dụng thứ cấp nay cũng đã xong và nạn kẹt thanh khoản đang lui dần, kinh tế Mỹ đang hy vọng đụng đáy, tức là không suy sụp thêm. Nếu kinh tế ra khỏi nạn suy trầm trong mấy tháng tới thì ta có thể thấy ách tắc tín dụng được khai thông.
Hoa Kỳ có hy vọng phục hồi sớm nhất và dù không mạnh thì qua năm tới cũng góp phần lôi kéo xứ khác ra khỏi sự suy sụp. Chỉ mong rằng từ nay đến đó, không một xứ Á Châu nào lại bị khủng hoảng nặng về ngoại hối và cần tới sự trợ giúp của quỹ dự trữ Á Châu.
- Có lẽ, quyết định vừa qua của ASEAN+3 cần được nhìn trong dài hạn. Nhất thời thì chỉ có tính cách trấn an các nước chứ đi vào áp dụng thì còn phải mất thêm thời gian quy định thể thức và cơ chế quản lý.
Có thể là nhờ tâm lý trấn an đó mà trị giá của nhiều đồng bạc Á Châu đã tăng mạnh so với đô la Mỹ trong mấy ngày qua. Về dài thì đây là biến cố báo hiệu sự khẳng định tư thế của các nước Á Châu nhân vụ khủng hoảng xuất phát từ Hoa Kỳ và Âu Châu.