Sóng gió tại Copenhagen
2009.12.11
Tiếp đó là sự chia rẽ ngay trong khối G77 về một đề nghị của Thủ tướng Tuvalu liên quan đến sự ràng buộc pháp lý về trách nhiệm của những nước xả khí thải nhiều nhất trên thế giới, để giải quyết nạn thay đổi khí hậu. Chưa êm thì đả tới cuộc tranh cãi giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc quanh vấn đề trách nhiệm giải quyết hiện tượng nhiệt hoá địa cầu. Chưa xong, thì lại tới.
Những diễn tiến sôi nổi và triển vọng của Hội nghị toàn cầu về khí hậu được gửi đến quý thính giả trong mục câu chuỵên thời sự hằng tuần sau đây, kỳ này do Việt-Long phụ trách.
“Văn bản Đan Mạch” có lợi cho các quốc gia giàu
Tâp tài liệu được báo chí gọi là “văn bản của Đan Mạch”, the Danish text, đã gây làn sóng phản đối dữ dội trên diễn đàn hội nghị toàn cầu về thay đổi khí hậu tổ chức tại Copenhagen.
Nhân
vật đứng đầu và là phát ngôn viên nhóm quốc gia đang phát triển được báo chí gọi
là khối G77, ông Lumumba Stanislaugh Dia Ping, gọi dự thảo này là một sự vi phạm
trầm trọng, đe doạ sự thành công của tiến trình thương lựơng của hội nghị.
G77 lên án dự thảo văn bản này là đã được hình thành qua những cuộc tiếp xúc riêng tư và nghiêng về phía làm lợi cho những nước công nghiệp giàu có, với luợng khí thải cao.Khối G77 tuyên bố sẽ không thể ký kết một thoả thuận lên án 80% dân số thế giới khiến họ phải khổ đau vì bất công.
G77 lên án dự thảo văn bản này là đã được hình thành qua những cuộc tiếp xúc riêng tư và nghiêng về phía làm lợi cho những nước công nghiệp giàu có, với luợng khí thải cao.Khối G77 tuyên bố sẽ không thể ký kết một thoả thuận lên án 80% dân số thế giới khiến họ phải khổ đau vì bất công.
Tổng thư ký về khí hậu sự vụ của Liên Hiệp Quốc Yvo de Boer cố gắng trấn an hội nghị, nói rằng đó không phải là văn bản chính thức, được luân lưu hạn chế và chỉ nêu lên quan điểm của một số quốc gia. Nhưng nội dung văn bản này chứa đựng những gì?
Theo báo the Guardian của Anh quốc là tờ báo có được nguyên văn bản dự thảo này đầu tiên, thì tài liệu có ý ép buộc các nước đang phát triển phải đồng ý cắt giảm khí thải theo một mức không nằm trong hiệp ước của Liên Hiệp Quốc, dự thảo này cũng tách những nước nghèo ra với nhau bằng cách lập ra một nhóm nước trong số đó, gọi là “những nước dễ bị xâm hại nhất”. Tài lịêu còn bị lên án là làm yếu vai trò của Liên Hiệp Quốc trong vịêc tài trợ các nước đang phát triển để chống đỡ nạn thay đổi khí hậu. Sau cùng văn bản này còn đầy bất công khi ra giới hạn 1,44 tấn khí thải CO2 tính tới năm 2050, trên mỗi người dân của các nước nghèo, trong khi mức giới hạn này dành cho các nước giàu là 2,67 tấn CO2 trên mỗi người dân.
Môt
nhà ngoại giao không nêu tên cho rằng tài liệu được soạn thảo trong bí mật, với
ý đồ rõ rệt là thúc đẩy các nhà lãnh đạo các nước giàu cùng ủng hộ nó khi hội
nghị thượng đỉnh khai mạc vào ngày thứ năm tuần sau, 17 tháng 12, mà
không cần bàn thảo với các nước nghèo. Và như thế là vai trò của Liên Hiệp
Quốc bị chấm dứt.
Sau cùng văn bản này còn đầy bất công khi ra giới hạn 1,44 tấn khí thải CO2 tính tới năm 2050, trên mỗi người dân của các nước nghèo, trong khi mức giới hạn này dành cho các nước giàu là 2,67 tấn CO2 trên mỗi người dân.
Cố vấn về chính sách khí hậu của Tổ chức quốc tế
cứu gỡ nghèo đói và bất công Oxfam International cho rằng tuy đó chỉ là bản dự
thảo, nhưng nó cho thấy nguy cơ khi các nước lớn cấu kết với nhau thì các nước
nhỏ bị thiệt thòi. Kế hoạch đó tạo quá nhiểu khe hở trong khi lại không
nói gì tới tỉ lệ cắt giảm 40% khí thải mà giới khoa học coi là cần thiết.
Kế hoạch này đề nghị giao quỹ môi trừơng xanh cho Ngân hàng Thế Giới và Cơ quan môi trường toàn cầu, một tổ chức quy tụ 10 tổ chức bao gồm cả Ngân hàng Thế Giới và Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc, mà lại không có Liên Hiệp Quốc trong đó. Đó là một bước lùi, đặt khó khăn lên các nước nghèo, mà không một đỉều nào trong văn bản đã được thương lượng trong các hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc trước đây.
Mâu thuẫn trong nội bộ khối G77
Vụ “Văn bản của Đan Mạch” vừa tạm lắng hôm thứ tư, thì ngay hôm sau, thứ năm, lại nổ ra cuộc đấu khẩu giữa hai nước có khí thải nhiều nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ, cùng lúc với sự tranh cãi ngay trong nội bộ khối G77 vì dự thảo nghị định thư về khí hậu, do xứ hải đảo 12 ngàn dân Tuvalu đề nghị.
Đặc sứ của Tuvalu tại hội nghị Copenhagen đề nghị một dự thảo nghị định thư mới để thay cho nghị định thư Kyoto.Theo đó những nước tùy thuộc nhóm đang phát triển nhưng là những nền kinh tế lớn, phát triển nhanh, như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và môt vài nước khác, cần phải xác định mức khí thải CO 2 thấp hơn nữa, và cam kết trong một nghị đinh thư có sự ràng buộc về pháp lý, thay vì chỉ là những lời hứa suông như hịên nay.
Có tới mấy chục nước trong khối G77 ủng hộ dự thảo này, và giới hoạt động cho môi sinh cũng biểu tình hoan nghênh ý kiến của Tuvalu. Nhưng lập tức dự thảo bị phản đối do Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Á Rập Xê Út và một số nước lớn trong nhóm đang phát triển.
Đây
là một sự chia rẽ ít có giữa các quốc gia G77, là nhóm nước mà cho tới nay vẫn
xác định rằng những nước giàu gây nên nạn địa cầu bị nhiệt hoá, nên phải gánh lấy
gánh nặng tiết giảm khí thải mà sửa chữa nó.
Đây là một sự chia rẽ ít có giữa các quốc gia G77, là nhóm nước mà cho tới nay vẫn xác định rằng những nước giàu gây nên nạn địa cầu bị nhiệt hoá, nên phải gánh lấy gánh nặng tiết giảm khí thải mà sửa chữa nó.
Hơn 100 nước đang phát triển ủng hộ giới hạn tăng nhiệt độ 1,5 độ C cho toàn thế giới vào năm 2020, nghĩa là đến năm đó cả thế giới phải cắt giảm được 45% khí thải, so với lượng khí thải vào năm 1990. Đó là tỉ lệ quá nặng cho tất cả các nước công nghiệp và đang phát triển như Mỹ, Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil...
Các quốc gia phát triển và các nền kinh tế lớn thuộc nhóm đang phát triển nhanh ủng hộ mức giới hạn nhịêt độ tăng 2 độ C so với thời gian gọi là tiền công nghiệp hoá. Đến nay trên thực tế nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,7 độ C, và còn tăng nhanh hơn nữa.
Trong
khi đó chủ tịch nhóm quốc gia tỉểu hải đảo quy tụ 43 đào quốc nhỏ gọi là AOSIS,
cho biết hơn 100 quốc gia đã cam kết ủng hộ mục tiêu tăng nhiệt độ tối đa 1,5 độ
C. Bà Dessima Williams nói, con người đang sinh sống trong tuyến đầu của cuộc
chiến chống thay đổi khí hậu. Ngay trong những điều kiện khí hậu vào lúc
này, nhiều đảo quốc đã chịu thịêt hại đáng kể, nhiều đảo đang chìm dần xuống biển,
nhiều xứ mất nguồn nước ngọt, những dải san hô đều bị tổn thưong vì nhịêt độ
tăng.
Nhân vật đứng đầu các quốc gia hải đảo AOSIS bác bỏ sự chia rẽ giữa các nước đang phát triển vì đề nghị của Tuvalu. Bà Williams cho rằng nhóm quốc gia hải đảo cũng ủng hộ đề nghị này về nguyên tắc, nhưng vẫn tìm cách hoà giải để đoàn kết trên một lập trường chung với tất cả các quốc gia đang phát triển.
Đụng độ Hoa Kỳ Trung Quốc
Giữa lúc mâu thuẫn trong khối G77 chưa tạm lắng, thì hôm thứ năm lại nổ ra cuộc đầu khẩu công khai giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Trung
Quốc quy trách cho các nước giàu như Hoa Kỳ về trách nhiệm gây nhiệt hoá địa cầu,
và cho rằng những nước đó phải bỏ ra hằng tỉ đô la đề đền bù cho những nước
nghèo hơn trong khối đang phát triển.
Trung Quốc quy trách cho các nước giàu như Hoa Kỳ về trách nhiệm gây nhiệt hoá địa cầu, và cho rằng những nước đó phải bỏ ra hằng tỉ đô la đề đền bù cho những nước nghèo hơn trong khối đang phát triển.
Thế nhưng Hoa Kỳ tuyên bố với báo chí rằng Trung Quốc là quốc gia có tiềm năng khổng lồ, không phải là đối tượng được hưởng sự đền bồi đó.
Nhà thương thuyết Jonathan Pershing của Mỹ nói, nếu nghĩ đến sự ưu tiên cho nhu cầu của người dân những nước nghèo nhất, những nước bị xâm hại nhiều nhất, thì không ai nhắc tới Trung Quốc.
Đặc sứ Mỹ Tony Stern hôm thứ năm xác định rằng Hoa Kỳ và các nước phát triển không nợ nần gì mà phải gọi là đền bồi cho các nước khác, và Hoa Kỳ mạnh mẽ phản đối quan điểm đó. Ông nói tiếp,Trung Quốc có một nền kinh tế năng động, đang ngồi trên một đống bạc tới 2 ngàn tỉ đô la dự trữ, không lý do gì Trung Quốc lại là ứng viên số một để được lãnh tiền trong quỹ công cộng dành cho môi sinh của những nước nghèo, nhất là từ tiền của Mỹ.
Đặc
sứ Trung Quốc Yu Chingtai phản ứng gay gắt với quan điểm đó. Ông Yu nói
các nước giàu đã gây nên vấn đề nhiệt hoá địa cầu, nên phải bỏ tiền ra mà giúp
các các nước nghèo chuyển sang kỷ thuật sử dụng ít carbon, và đó không phải
hành động thiện chí mà là một trách nhiệm đạo đức và pháp lý của các nước phát
triển. Ông nói thêm, chuyện Trung Quốc là ứng viên số một hay không là
chuyện lạc đề, Trung Quốc đâu cần phải là nước đầu tiên được nhận tiền cứu trợ.
Trung Quốc có một nền kinh tế năng động, đang ngồi trên một đống bạc tới 2 ngàn tỉ đô la dự trữ, không lý do gì Trung Quốc lại là ứng viên số một để được lãnh tiền trong quỹ công cộng dành cho môi sinh của những nước nghèo
Đặc sứ Mỹ Tony Stern
Trung Quốc là nước thải khí chứa carbon nhiều nhất trên thế giới, kế đó là Hoa Kỳ, Ấn Độ. Kế hoạch do Trung Quốc đề nghị trước hội nghị khí hậu toàn cầu Copenhagen là cắt giảm 40 đến 45% khí thải CO2 vào năm 2020, so với năm 2005. Nhưng cách tính khí thải của Trung Quốc là dựa trên lượng thải khí của mỗi đơn vị GDP. Vì thế trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, sự cắt giảm 45% lượng thải khí tính theo GDP của Trung Quốc vào năm 2020 có thể đưa đến lượng khí thải gấp đôi hiện nay, theo các chuyên gia phân tích.
Hoa Kỳ đề nghị sẽ cắt 3% khí thải vào năm 2020 so với mức năm 1990, hoặc 17% so với năm 2005. Các nước giảu đang bị khủng hoảng tài chính đề nghị giảm từ 14% đến 18% so với năm 2005.
Hai mục tiêu chủ yếu của hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc năm nay là ký một nghị định thư cắt giảm khí thải đáng kể, và lập quỹ tài trợ thực sự cho các nước đang phát triển trong việc chống lại hiện tương nhiệt hoá địa cầu.
Giới chuyên môn đều nhận định rằng hai mục tiêu này có đạt được hay không là do lập trường của Hoa Kỳ về vấn đề ấy.