Chuyến viếng thăm Miến Điện của người đang điều hành Liên Hiệp Quốc là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần do Nguyễn Khanh phụ trách.
Khi chuyên cơ chở ông Ban Ki-moon đáp xuống phi trường, nhà ngoại giao đang giữ vai trò Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc biết ông sắp trực diện với rất nhiều thử thách. Chuyến viếng thăm Miến Điện mà ông từng mong thực hiện từ nhiều năm qua giờ đã thành sự thật, nhưng thành quả như thế nào thì chính ông cũng hiểu là chưa thể nào biết được.
Có lẽ ngay chính cá nhân ông cũng biết chuyến đi này được thì ít, thất vọng thì nhiều. Một trong những nhà ngoại giao thân thiết nhất với ông là Cựu Đại Sứ Úc Trevor Wilson đã bảo trước <i>"ngay cả chuyện ông thành công, nếu có, cũng không đủ để thế giới hài lòng".</i> <br/>
Chuyến đi được thì ít, thất vọng thì nhiều
Những bài báo, các bản phúc trình mà nhân viên dưới quyền trình cho ông đọc trước khi máy bay cất cánh rời Tokyo cho thấy cả thế giới đều chú ý đến chuyến đi vận động ngoại giao này, và đã có nhiều nhà bình luận cho rằng chuyến viếng thăm quốc gia khép kín nhất Đông Nam Á của ông sẽ trở thành vô ích, nếu ông không đạt được kết quả cụ thể trong 48 giờ đồng hồ tới.
Có lẽ ngay chính cá nhân ông cũng biết chuyến đi này được thì ít, thất vọng thì nhiều. Một trong những nhà ngoại giao thân thiết nhất với ông là Cựu Đại Sứ Úc Trevor Wilson đã bảo trước "ngay cả chuyện ông thành công, nếu có, cũng không đủ để thế giới hài lòng".
Trước khi lên đường, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nói với báo chí rằng có rất nhiều điều ông muốn làm, hay đúng hơn, có nhiều mục tiêu ông thấy cần phải đặt ra với các tướng lãnh đương quyền của Miến Điện và sẽ thẳng thắn trình bày với họ ngay sau khi ông đến Rangoon.
<i>Tôi quan tâm sâu xa những chuyện liên quan tới dân chủ đang xảy ra ở Miến Điện, và tôi sẽ nhắc lại lời kêu gọi chính phủ Miến trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, trong đó có Bà Aung San Suu Kyi. Chúng tôi cũng sẽ kêu gọi chính quyền Rangoon đổi mới chính trị, thực hiện các bước tiến về dân chủ và cải tổ xã hội.</i>
Ông Ban ki-moon
Mục tiêu đầu tiên là thúc đẩy giới lãnh đaọ Miến thực hiện những bước tiến dân chủ rõ rệt hơn bằng cách tổ chức bầu cử tự do, công bằng với sự tham dự của thành phấn đối lập và tôn trọng mọi quyết định mà nguời dân thể hiện qua lá phiếu.
Mục tiêu thứ nhì là kêu gọi thi hành chính sách hòa giải với mọi thành phần chính trị cũng như sắc tộc, để mọi người, mọi giới đều có quyền góp một bàn tay xây dựng đất nước.
Mục tiêu thứ ba và cũng là điều cả thế giới đang trông chờ, đó là làm sao để nhà cầm quyền trả tự do cho nhân vật tiêu biểu của cuộc tranh đấu đòi dân chủ và nhân quyền là Bà Aung San Suu Kyi và hơn 2,000 người bất đồng chính kiến khác hiện vẫn đang bị quản thúc hay cầm tù.
Tôi quan tâm sâu xa những chuyện liên quan tới dân chủ đang xảy ra ở Miến Điện, và tôi sẽ nhắc lại lời kêu gọi chính phủ Miến trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, trong đó có Bà Aung San Suu Kyi. Chúng tôi cũng sẽ kêu gọi chính quyền Rangoon đổi mới chính trị, thực hiện các bước tiến về dân chủ và cải tổ xã hội.
Thời điểm không thuận lợi
Ông Ban ki-moon đến Miến Điện vào đúng thời điểm phiên tòa xử Bà Aung San Suu Kyi về tội vi phạm lệnh quản chế tái diễn và nếu bị tòa xác định có tội, bà có thể lãnh án tới 5 năm tù. Chính vì thế, việc ông có mặt vào lúc này được một số nhà quan sát coi là không mấy hay.
Giới thạo tin ở Washington và New York cho biết ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc không có chọn lựa nào khác. Sau những tuần lễ bàn thảo ráo riết giữa đại diện của ông và chính phủ Rangoon, các tướng lãnh cầm quyền quyết định chỉ đón ông trong hai ngày mùng 3 và mùng 4 tháng Bảy, tức là hôm nay và ngày mai. Lịch trình này, giới lãnh đạo Miến Điện nói rõ, sẽ không thay đổi vì bất kỳ lý do gì.
Ông Ban ki-moon đến Miến Điện vào đúng thời điểm phiên tòa xử Bà Aung San Suu Kyi về tội vi phạm lệnh quản chế tái diễn và nếu bị tòa xác định có tội, bà có thể lãnh án tới 5 năm tù. Chính vì thế, việc ông có mặt vào lúc này được một số nhà quan sát coi là không mấy hay.<br/>
Thái độ đó đã đẩy ông Ban Ki-moon vào thế khó xử. Sau 2 năm điều hành Liên Hiệp Quốc và với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao kỳ cựu, ông hiểu là giới cầm quyền ở Rangoon không nhượng bộ áp lực đến bất kỳ từ đâu.
Điều này thể hiện thật rõ trong những năm qua, khi các cường quốc như Hoa Kỳ và EU liên tục đưa ra những biện pháp chế tài khắt khe nhất mà các tướng lãnh đang nắm quyền tại Miến vẫn chẳng nao núng. Thêm vào đó, chính ông Ban Ki-moon cũng biết thái độ ngoại giao mềm mỏng của ông đối với các nhà lãnh đạo những nước độc tài như Zimbabwe và Sudan đang là đề tài để thế giới chỉ trích, và chuyến đi Rangoon theo đúng lịch trình do các tướng lãnh Miến Điện đặt ra rõ ràng là điều không hay.
May mắn cho ông là những nước thành viên Hội Đồng Bảo An đều ủng hộ chuyến đi này, tin tưởng sự hiện diện của ông là biện pháp duy nhất mà thế giới có được để giải quyết các căng thẳng chính trị đang xảy ra ở Miến Điện.
Trong những cuộc tiếp xúc riêng với báo giới, chính các nhà ngoại giao làm việc tại Liên Hiệp Quốc cũng xác nhận ông Ban Ki-moon từng tỏ vẻ ngần ngại, không biết có nên nhận lời sang Rangoon trong những diều kiện ngặt nghèo và khả năng thất bại cao như thế hay không.
Ông vẫn quyết định lên đường, dựa vào một thành công mà ông đã đạt được hồi năm ngoái sau khi trận cuồng phong Nargis thổi qua vùng Bắc Miến giết chết cả trăm ngàn người. Lúc đó dựa vào lý do an ninh quốc phòng, chính quyền Rangoon nhất quyết không cho các tổ chức từ thiện nước ngoài vào giúp nạn nhân, và họ chỉ đổi ý kiến sau khi đích thân ông nhảy vào can thiệp.
Bản tin của hãng thông tấn Reuters cho thấy chính ông từng lo âu có thể chuyến đi sẽ bị nhà cầm quyền quân sự Miến lợi dụng, coi đó là bằng chứng xác nhận Liên Hiệp Quốc ủng hộ bản lộ trình đi đến dân chủ mà các tướng lãnh đã đặt ra từ 3 năm nay, dù mức độ thực hiện hầu như không có.
Nhưng ông vẫn quyết định lên đường, dựa vào một thành công mà ông đã đạt được hồi năm ngoái sau khi trận cuồng phong Nargis thổi qua vùng Bắc Miến giết chết cả trăm ngàn người. Lúc đó dựa vào lý do an ninh quốc phòng, chính quyền Rangoon nhất quyết không cho các tổ chức từ thiện nước ngoài vào giúp nạn nhân, và họ chỉ đổi ý kiến sau khi đích thân ông nhảy vào can thiệp.
Giới quan sát quốc tế nghĩ rằng với thành quả đó, ông Ban Ki-moon tin lần này khi sang tận nơi, nói chuyện tận chỗ, ông cũng sẽ đạt được những thành quả mới.
Phải cứng rắn dứt khóat không nhượng bộ
Cũng chính vì thế nên ông bảo:
Tôi sẽ dùng chuyến đi này như một cơ hội để bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất trình bày cho các nhà lãnh đạo Miến Điện biết rõ những điều tôi muốn nói, và chuyển tải các quan ngại của cộng đồng thế giới đến những quan chức cao cấp nhất trong chính quyền Rangoon.
Các viên chức chính phủ Miến cho biết ông Ban Ki-moon sẽ được Tướng Than Shwe đón tiếp ở thủ đô hành chánh Naypyidaw. Cũng tại đây, ông sẽ gặp đại diện cho 10 đảng phái chính trị, kể cả 5 đại biểu của Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Cho Dân Chủ mà Bà Aung San Suu-kyi thành lập và đang lãnh đạo. Chưa có tin tức chính xác về chuyện ông có được gặp Bà Aung San Suu Kyi hay không.
Tôi sẽ dùng chuyến đi này như một cơ hội để bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất trình bày cho các nhà lãnh đạo Miến Điện biết rõ những điều tôi muốn nói, và chuyển tải các quan ngại của cộng đồng thế giới đến những quan chức cao cấp nhất trong chính quyền Rangoon.
Ông Ban ki-moon
Như vậy, người ta có thể trông chờ gì ở chuyến đi của ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc? Hôm qua trong bản tuyên bố gửi báo chí, Giám Đốc Điều Hành Kenneth Roth của tổ chức quan sát và cổ võ nhân quyền Human Rights Watch nói rằng đã đến lúc ông Ban Ki-moon phải có thái độ cứng rắn hơn với giới lãnh đạo quân sự Rangoon, phải thắng thắn từ chối những lời hứa hẹn sẽ thực hiện đổi mới chính trị của các tướng lãnh Miến Điện.
Tuyên bố của Human Rights Watch có đoạn viết như sau:
Ô. Ban Ki-moon sẽ nhớ lời dặn dò của nhà ngoại giao Úc Trevor Wilson: "phải thật cứng rắn, không nhượng bộ, đừng chú ý gì đến thái độ ân cần giả tạo". Nhưng cũng chính nhà ngoại giao từng làm Đại Sứ ở Rangoon cũng báo trước "lãnh đạo Miến Điện là một tập thể rất cứng rắn, không dễ gì họ nhượng bộ đâu".<br/>
Ông Ban Ki-moon đã đề nghị với các tướng lãnh Miến Điện một bản lộ trinh đổi mới chính trị, để giúp họ chấm dứt tình trạng bị thế giới cô lập. Ông cần phải nói rõ cho họ biết rằng thời kỳ tránh né, giả vờ đã qua, và bây giờ là lúc họ phải làm thật, phải thay đổi thật.
Ngay chính chuyện ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc vận động tự do cho bà Aung San Suu Kyi cũng được nói đến trong bản tuyên bố mang chữ ký của ông Giám Đốc Điều Hành Human Rights:
Đã nhiều lần, Liên Hiệp Quốc rất lịch sự yêu cầu họ trả tự do cho Bà Aung San Suu Kyi, nhưng nếu họ trả tự do cho Bà theo nghĩa họ đưa bà từ trại giam đưa về tiếp tục quản thúc tại gia thì đó là một thất bại rất lớn.
Tóm lại, ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc biết những gì mọi người đang trông chờ nơi ông ở chuyến đi này. Chính ông bảo ông biết thế giới muốn ông nói những gì, làm những gì.
Đó là những điều mà tôi sẽ phải thảo luận với giới lãnh đạo Miến Điện khi tôi gặp họ. Và tôi sẽ cố gắng để có được càng nhiều thành quả càng tốt.
Và mọi người cũng tin ít giờ đồng hồ nữa khi gặp Tướng Than Shwe, ông Ban Ki-moon sẽ nhớ lời dặn dò của nhà ngoại giao Úc Trevor Wilson: “phải thật cứng rắn, không nhượng bộ, đừng chú ý gì đến thái độ ân cần giả tạo”. Nhưng cũng chính nhà ngoại giao từng làm Đại Sứ ở Rangoon cũng báo trước “lãnh đạo Miến Điện là một tập thể rất cứng rắn, không dễ gì họ nhượng bộ đâu”.