Bắc Hàn chờ đợi gì từ Mỹ

Nổ thử nghiệm hạt nhân, phóng phi đạn tầm ngắn có khả năng mang đầu đạn đến lãnh thổ Nam Hàn và Nhật Bản, cáo buộc Hoa Kỳ đang âm mưu lật đổ chính phủ Bình Nhưỡng, tuyên bố sẵn sàng sử dụng giải pháp quân sự đối với Nam Hàn, đó là những gì Bắc Hàn đã làm trong tuần này.

0:00 / 0:00

Các hành động vừa nêu đã tạo thêm căng thẳng cho bán đảo Triều Tiên, buộc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc phải triệu cấp phiên nhóm khẩn cấp để tìm biện pháp đối phó.

Bắc Hàn đang đùa với lửa?

Đây không phải lần đầu tiên chính quyền Bắc Hàn tạo căng thẳng và cũng chẳng phải lần đầu tiên cộng đồng thế giới tìm cách giải quyết vấn đề. Câu hỏi vẫn thường được đặt ra và lại được nhắc tới vẫn là làm thế nào để chận đứng được các hành động của Bình Nhưỡng. Đó cũng là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn để gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Hàng Tuần do Nguyễn Khanh phụ trách.

Nam Hàn và Hoa Kỳ được đặt trong tình trạng báo động. Các bản tin từ Seoul và Washington đều nói mức báo động đã ở cấp cao nhất, sau khi chính phủ Bình Nhưỡng tuyên bố không tôn trọng hiệp định đình chiến đã ký với quân đội đồng minh từ năm 1953, và đe doạ sẽ có hành động quyết liệt với bất kỳ quốc gia nào chận giữ tàu hàng của họ.<br/>

Từ hôm qua, binh sĩ Nam Hàn và Hoa Kỳ được đặt trong tình trạng báo động. Các bản tin phổ biến từ Seoul và Washington đều nói mức báo động đã ở cấp cao nhất, sau khi chính phủ Bình Nhưỡng tuyên bố không tôn trọng hiệp định đình chiến đã ký với quân đội đồng minh từ năm 1953, và đe doạ sẽ có hành động quyết liệt với bất kỳ quốc gia nào chận giữ tàu hàng của họ.

Biện pháp vừa được Bộ Quốc Phòng Nam Hàn và Hoa Kỳ cho thực hiện xác nhận căng thẳng ngày một tăng cao ở khu vực Bán Đảo Triều Tiên, sau khi Bắc Hàn cho nổ thử nghiệm hạt nhân và liên tục phóng một loạt đầu đạn hoả tiễn.

Hành động này đã khiến cho chính quyền Nam Hàn phải quyết định tham gia cùng 90 nước khác trong chương trình chận giữ và khám xét những chiếc tàu hàng tình nghi chở võ khí cho Bình Nhưỡng. Đây là điều trong quá khứ Nam Hàn nhất định không làm, vì hy vọng có thể mở rộng quan hệ với quốc gia thù nghịch anh em trong mục tiêu đi đến thống nhất đất nước.

Quyết định của Nam Hàn đã gặp phản ứng mạnh mẽ đến từ miền Bắc. Không chỉ loan báo không tôn trọng hiệp định ngưng bắn đã ký hồi 1953, chính quyền Bình Nhưỡng còn cho hay đã sẵn sàng để chống lại một cuộc tấn công quân sự do Hoa Kỳ chủ xướng.

<i>"Âm mưu của Hoa Kỳ và chính quyền bù nhìn miền Nam đã tạo căng thẳng đến mức cao nhất"</i>, viết thêm rằng <i>"chỉ cần một chuyện nhỏ xảy ra thôi cũng có thể đưa đến chiến tranh nguyên tử".</i>

Bình luận trên tờ Rodong Sinmun

Bài bình luận phổ biến trên tờ Rodong Sinmun nói rõ "âm mưu của Hoa Kỳ và chính quyền bù nhìn miền Nam đã tạo căng thẳng đến mức cao nhất", viết thêm rằng "chỉ cần một chuyện nhỏ xảy ra thôi cũng có thể đưa đến chiến tranh nguyên tử".

Không ai ngạc nhiên khi thấy quân đội Nam Hàn và Hoa Kỳ tăng mức báo động. Tại Washington, các viên chức quân sự Mỹ cho biết Hoa Kỳ hiện có 28,500 binh sĩ đồn trú ở Nam Hàn và 50,000 binh sĩ hiện diện tại Nhật Bản, tất cả đều trong tầm bắn của phi đạn Bắc Hàn. Tại Seoul, các quan chức của Bộ Tổng Tham Mưu nước này tiết lộ đã tăng thêm quân dọc theo biên giới đường biển cũng như trên bộ, đặt thêm những dàn hoả tiễn phòng không ở vùng biển phía Tây nằm sát biên giới với Bắc Hàn.

Ngoài ra một tuần dương hạm cũng được điều đến khu vực này, và người phát ngôn của Bộ Quốc Phòng Nam Hàn cũng nói đã thảo luận với phía Hoa Kỳ “để hợp tác chung, trong trường hợp có những biến chuyển mới về quân sự do Bình Nhưỡng gây nên”.

Bản hiệp định đình chiến được áp dụng 55 năm qua đã góp phần quan trọng cho việc tạo ổn định trong khu vực”

cũng như

“hiệp định tiếp tục có hiệu lực, đang được thi hành nghiêm chỉnh và tất cả những quốc gia đã ký kết đều phải tuân thủ, kể cả Bắc Hàn

Liên Hiệp Quốc

Bộ Tư Lệnh Liên Hiệp Quốc cũng đã ra thông cáo nói rằng "bản hiệp định đình chiến được áp dụng 55 năm qua đã góp phần quan trọng cho việc tạo ổn định trong khu vực" cũng như "hiệp định tiếp tục có hiệu lực, đang được thi hành nghiêm chỉnh và tất cả những quốc gia đã ký kết đều phải tuân thủ, kể cả Bắc Hàn".

Đây không phải lần đầu tiên chính quyền Bình Nhưỡng có hành động gây bất ổn cho an ninh bán đảo Triều Tiên, và cũng không phải lần thứ nhất thế giới lên tiếng phản đối. Hồi tháng Mười năm 2006 Bắc Hàn đã cho nổ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất, sau đó là một loạt các vụ phóng thử phi đạn.

Mới đầu năm nay Bắc Hàn cho biết họ thực hiện chương trình đưa vệ tinh vào không gian, nhưng các quan chức tình báo Mỹ, Nam Hàn và Nhật Bản đều nói đó chỉ là vụ phóng thử nghiệm hoả tiễn tầm xa có thể bắn đến bang Alsaka hay bang California của Hoa Kỳ. Ít nhất 2 lần, hồi 2003 và 2006, Bình Nhưỡng cũng đã thông báo không tôn trọng bản hiệp định đình chiến.

Cứ mỗi lần Bắc Hàn tạo khó khăn là mỗi lần Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc triệu tập phiên nhóm khẩn cấp, thông qua nghị quyết lên án việc làm của Bình Nhưỡng và thảo luận về những biện pháp chế tài cần làm.

<i>Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng nói những điều Bắc Hàn làm là chuyện không thể chấp nhận được. Chúng ta không bao giờ để cho Bắc Hàn đe doạ, không bao giờ để cho Bắc Hàn dò xét thử xem chúng ta có làm thật hay không.</i>

Bà Đại Sứ Mỹ Susan Rice

Bao giờ cũng vậy, hầu như tất cả các đại sứ những nước hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An đều lên tiếng bày tỏ mối quan tâm sâu xa trước việc làm của Bắc Hàn, điển hình như phát biểu mà Bà Đại Sứ Mỹ Susan Rice mới đưa ra hồi đầu tuần này.

Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng nói những điều Bắc Hàn làm là chuyện không thể chấp nhận được. Chúng ta không bao giờ để cho Bắc Hàn đe doạ, không bao giờ để cho Bắc Hàn dò xét thử xem chúng ta có làm thật hay không. Hậu quả mà Bắc Hàn sẽ lãnh nhận trong những ngày tới là sẽ bị thế giới áp lực mạnh hơn, và họ sẽ bị cô lập nhiều hơn nữa.

Tin từ New York cho thấy 5 nước thành viên thường trực gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc cùng với 2 nước đang bị Bắc Hàn trực tiếp đe doạ là Nam Hàn và Nhật Bản đang bàn thảo với nhau về những biện pháp chế tài cần áp dụng với chính phủ Bình Nhưỡng. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho biết rõ hơn:

Bắc Hàn tiếp tục có những hành động chủ ý gây hấn với những quốc gia láng giềng. Họ sẽ phải lãnh hậu quả cho những điều họ đã làm. Các cuộc thảo luận vẫn đang tiếp diễn, bàn xem phải áp dụng những biện pháp nào với nhà cầm quyền Bình Nhưỡng.

Bắc Hàn khiêu khích có mục đích?

Nhưng tại sao giới lãnh đạo Bình Nhưỡng lại có các hành động để thế giới lên án như vậy và làm thế nào để giải quyết vấn đề? Trong cuộc họp báo bên lề phiên họp ASEM ở Hà Nội, Ngoại Trưởng Carl Bildt của Thuỵ Điển nói rằng không chỉ mình ông mà 40 vị ngoại trưởng Châu Á cũng như Châu Âu khác đều không biết Bình Nhưỡng muốn gì khi cho nổ thử nghiệm hạt nhân và phóng phi đạn. Ông bảo:

Chúng tôi không ai hiểu tại sao Bắc Hàn lại làm những điều đó, dù tất cả chúng tôi đều đồng ý với nhau là các việc họ làm đã gây phẫn nộ và tạo thêm căng thẳng.

Có dư luận cho rằng các quyết định của lãnh tụ Bình Nhưỡng Kim Jong-il nhắm vào mục đích muốn tạo thêm uy quyền chính trị với những người dân nghèo khổ của nước ông, đồng thời dựng lên hình ảnh một quốc gia Bắc Hàn đang bị đe doạ bởi thế lực đế quốc, và cũng để sửa soạn cho con trai của ông ta lên cầm quyền.

<i>Chúng tôi không ai hiểu tại sao Bắc Hàn lại làm những điều đó, dù tất cả chúng tôi đều đồng ý với nhau là các việc họ làm đã gây phẫn nộ và tạo thêm căng thẳng.</i>

Ngoại Trưởng Carl Bildt.TĐiển

Nhưng cũng có nhà quan sát tin rằng tất cả các đòn phép mà Bình Nhưỡng đã làm trong quá khứ cũng như mới thực hiện tuần này chỉ nhắm vào mục đích thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ, đặc biệt là với tân chính quyền ở Washington và những phát biểu mang nội dung sẵn sàng đối thoại mà chính Tổng Thống Barack Obama đã từng nói đến từ khi còn vận động tranh cử.

Nếu điều này đúng, thì chính ông Obama đang phải đối phó với một thử thách chính trị quá lớn, thử thách đó là phải giải quyết vấn đề Bắc Hàn như thế nào, cũng như liệu chính sách ngoại giao mềm mỏng, khôn khéo mà ông từng nói đến có thể áp dụng với một nước coi thường dư luận thế giới như Bắc Hàn hay không.

Ông Michael Green, cựu nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới thời Tổng Thống George W. Bush nói theo ông hiểu, các cố vấn của ông Obama trước đây nghĩ rằng trở ngại giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn xảy ra vì hai bên không tìm cách cảm thông với nhau, nhưng bây giờ chính những người soạn thảo kế hoạch ngoại giao cho ông Obama biết “cần phải làm áp lực mạnh hơn nữa với Bình Nhưỡng” chứ không thể nhẹ tay như lúc đầu họ đã nghĩ.

Cùng một ý tưởng đó, ông John Bolton, Cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, nhắc lại quan điểm phải cứng rắn với Bắc Hàn, đồng thời chỉ trích chính quyền Obama đã tưởng lầm là chính sách ngoại giao ôn hoà sẽ đẩy được Bình Nhưỡng tới bàn hội nghị 6 nước, và giải quyết ổn thoả mọi chuyện mà chính sách cứng rắn được thực thi ở thời George W. Bush không làm được.

Đại Sứ Bolton nhắc lại Đặc Sứ Stephen Bosworth của ông Obama từng bắn tín hiệu cho hay sẵn sàng thảo luận tay đôi với Bình Nhuỡng cũng như sẵn sàng giải quyết các bất đồng ở bàn hội nghị 6 bên, nhưng câu trả lời đến từ Bắc Hàn là lời chỉ trích cho rằng chính quyền Obama vẫn tiếp tục chính sách “thù địch” như chính quyền Bush cũ.

Vì thế, Đại Sứ Bolton đề nghị nên đưa Bắc Hàn trở lại danh sách những nước khủng bố, vận động thế giới đồng loạt áp dụng những biện pháp chế tài được Hội Đồng Bảo An quy định, và thúc đẩy các nước khác ủng hộ ý kiến trục xuất Bắc Hàn ra khỏi Liên Hiệp Quốc.

Vì thế, Đại Sứ Bolton đề nghị nên đưa Bắc Hàn trở lại danh sách những nước khủng bố, vận động thế giới đồng loạt áp dụng những biện pháp chế tài được Hội Đồng Bảo An quy định, và thúc đẩy các nước khác ủng hộ ý kiến trục xuất Bắc Hàn ra khỏi Liên Hiệp Quốc.

Ý kiến của ông Bolton được sử ủng hộ của ông Vitor Cha, từng là Phó Trưởng Đoàn Đại Diện Hoa Kỳ ở cuộc đàm phán 6 bên.

Ông nhắc lại trước đây chính quyền George W. Bush không tìm được hậu thuẫn của quốc tế vì nhiều nước cho rằng chính sách cứng rắn của ông Bush đã tạo nên căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, chưa kể đến nhiều người vẫn tin rằng sau khi lật đổ chính quyền Saddam Hussein ở Iraq thành công, ông George W. Bush từng bí mật tìm cách lật đổ lãnh tụ Kim Jong-il của Bắc Hàn.

Ông Victor Cha cho rằng tình hình bây giờ đã khác, thế giới không ai chỉ trích chính sách của ông Obama với Bắc Hàn cả, và nhà lãnh đạo Mỹ nên bắt nắm lấy cơ hội để đưa ra những quyết định “thuận lợi hơn cho chính nước Mỹ và các quốc gia đồng minh Đông Á”.

Ngay chính Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng đã sử dụng những ngôn từ rất khắt khe khi lên án Bắc Hàn. Ông bảo rằng:

Bắc Hàn sẽ không tìm được an ninh cũng như không được tôn trọng nếu tiếp tục sử dụng võ khí bất hợp pháp.

Và nói thêm là đã đến lúc cộng đồng quốc tế phải cùng đứng lên, bày tỏ chung thái độ đối với Bình Nhưỡng.

<i>Bắc Hàn sẽ không tìm được an ninh cũng như không được tôn trọng nếu tiếp tục sử dụng võ khí bất hợp pháp.</i>

<i>TT.</i>Hoa Kỳ Barack Obama

Nhưng câu hỏi cuối cùng vẫn là làm sao đạt được điều đó? Biện pháp đưa Bình Nhưỡng ra phân xử trước Hội Đồng Bảo An cũng như các biện pháp chế tài đã được thế giới thực hiện trong 2 thập kỷ qua và không đem lại kết quả nào đáng kể.

Tiến Sĩ Robert Dujjaric, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Đông Á của Đại Học Temple ở bang Pennsylvania cho rằng đã đến lúc thế giới nên công khai hoá một thực tế không ai muốn nói tới. Thực tế đó là:

Từ lâu rồi, cộng đồng thế giới đã công nhận Bắc Hàn là một nước có võ khí hạt nhân và bây giờ phải giải quyết vấn đề trong tình thần đó.

Giáo sư Dujjaric cũng e ngại nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài, có khả năng sẽ có va chạm giữa quân đội Nam và Bắc Hàn, và lúc đó Hoa Kỳ sẽ ở trong thế còn khó xử hơn nữa. Ông nói rõ là giải pháp quân sự chưa hẳn là giải pháp hay, vì Hoa Kỳ sẽ ở vào thế lợi bất cập hại.