Bệnh ung thư vú – phần 1

Mới đây một nhóm nghiên cứu ở Hoa Kỳ, có tên là The US Preventive Service Task Force đưa ra một phác đồ mới trong việc thăm khám để phát hiện bệnh ung thư vú – tiếng Anh gọi là làm mammogram, theo đó phụ nữ Mỹ từ 50 tuổi trở lên nên đi khám tầm soát ung thư vú thường xuyên 2 năm một lần, thay vì mỗi năm một lần đối với phụ nữ ở độ tuổi 40 trở lên như trước đây.

0:00 / 0:00

Trước hết là Bác sĩ Nguyễn Bích Liên, chuyên khoa về ung thư vú, và là một trong những sáng lập viên của Hội Ung Thư Việt-Mỹ tại Hoa kỳ.

Triệu chứng thường gặp

Quỳnh Như : Xin chào BS Bích Liên. Dạ thưa Bác Sĩ, có những dấu hiệu hay triệu chứng gì khiến người ta nghi ngờ có thể bị ung thư vú ?

BS Nguyễn Bích Liên : Vâng. Cái triệu chứng nhiều nhất là một cục bướu trong vú. 80% những trường hợp mà mình chờ thấy một cục bướu trong vú nó là đã trễ rồi, nhưng mà khi bị ung thư thì thường thường là có một cục bướu trong vú. Đó là lý do tại sao mình làm mammogram tức là mình truy tầm, mình tìm được trước khi nó trở thành một cái cục bướu. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp, nhất là phụ nữ trẻ tuổi, thì cái dấu hiệu đầu tiên hết để mà kiếm được ung thư vú là một cái bướu ở trong vú, bởi vì những phụ nữ trẻ tuổi, nếu mà dưới 40 tuổi, thì chưa có lời khuyên nào để mình đi truy tầm bằng chụp hình hết cả, do đó nếu mà mình không đi chụp mammogram bởi vì cái tuổi mình còn trẻ và nhất là bây giờ nếu mình chụp trễ hơn lúc 50 tuổi nữa thì cái sự khám phá ra cục bướu trong vú rất là quan trọng.

Cái triệu chứng nhiều nhất là một cục bướu trong vú. 80% những trường hợp mà mình chờ thấy một cục bướu trong vú nó là đã trễ rồi, nhưng mà khi bị ung thư thì thường thường là có một cục bướu trong vú. <br/>

Khi mà khám vú mình cũng thấy là ờ cái vú mình có bị chảy nước hay không; thường thường cái chảy nước thì có thể là sữa hay là cái dịch nó màu đen đen, màu nâu hay màu xanh thì nó chỉ là những cái bọc nước thôi mà không là ung thư, nhưng mà khi cái đầu vú mà nó chảy ra máu thì có thể là dấu hiệu của một ung thư mới bắt đầu chớm. Ngoài ra có những trường hợp cái đầu vú mà da nó bị đỏ, nó bị rát hay nó bị đóng vảy thì đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư mới chớm. Còn nếu mà trường hợp cái da nó đã đỏ hẳn lên giống như quả cam nó cứng lên và có những lấm chấm thì lổ chân lông nó lớn lên thì có thể đó là dấu hiệu của ung thư ở thời kỳ đã khá nặng rồi, tức là nó đã chặn những đường bạch huyết đi tới vai rồi, thì trong trường hợp đó có thể là dấu hiệu của ung thư thời kỳ thứ ba. Thành ra tuỳ theo trường hợp, mình không có nói nhiều ở đây bởi vì nó còn chi tiết. Nếu một khi ung thứ vú nó đã lây lan tới những bộ phận khác trong cơ thể thì tuỳ theo nó lây lan tới đâu thì nó lại có những triệu chứng chẳng hạn có thể nhức đầu nếu nó lan vô trong não, hay là mình bị khó thở thì có thể nó đã lan vào phổi. Một khi nó lan vào đó thì thời kỳ đó đã trễ rồi.

Khi cái đầu vú mà nó chảy ra máu thì có thể là dấu hiệu của một ung thư mới bắt đầu chớm. Ngoài ra có những trường hợp cái đầu vú mà da nó bị đỏ, nó bị rát hay nó bị đóng vảy thì đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư mới chớm<br/>

Không nên đợi tới 50 tuổi mới chụp mammogram

Quỳnh Như : Thưa Bác Sĩ, một nhóm nghiên cứu y khoa ở Hoa kỳ có tên là The US Preventive Service Task Force vừa đưa ra lời khuyên, phụ nữ chỉ nên đi khám tầm soát ung thư vú (mammogram) 2 năm một lần ở tuổi 50 trở lên. Xin Bác Sĩ cho biết ý kiến về vấn đề này.

BS Nguyễn Bích Liên : Dạ vâng. Những cái tháp cột này họ coi, họ kiểm soát lại những cái dữ kiện từ nhiều năm qua. Khi mà những nơi này họ làm việc là họ chỉ nhìn những con số thống kê thôi, họ coi cái tỷ lệ thí dụ như mình truy tầm, thí dụ như mình làm 20 chục ngàn cái mammogram thì mình kiếm được cái ung thứ ở thời kỳ sớm như thế nào, cứu được bao nhiêu mạng sống người phụ nữ khi mà mình truy tầm như vậy.

Còn nếu mà trường hợp cái da nó đã đỏ hẳn lên giống như quả cam nó cứng lên và có những lấm chấm thì lổ chân lông nó lớn lên thì có thể đó là dấu hiệu của ung thư ở thời kỳ đã khá nặng rồi, tức là nó đã chặn những đường bạch huyết đi tới vai rồi, thì trong trường hợp đó có thể là dấu hiệu của ung thư thời kỳ thứ ba

Thì họ nghĩ là cái tỷ số đó, nếu họ truy tầm ở cái tuổi 40, bắt đầu 40 trở đi mà mổi năm chụp ung thư vú một lần, và nếu mà so sánh với chụp ung thư vú ở 50 tuổi hai năm một lần thì cái con số mà tìm được nếu mà mình truy tầm sơn hơn và thông thường hơn thì mình có thể kiếm ra nhiều phụ nữ bị bệnh thật, nhưng mà nó chỉ nhích hơn nhau có một chút thôi, chứ mà theo con số thống kê của các nhà thống kê học thì họ nghĩ là cái sự khác biệt nó không có đáng kể, chứ không có nghĩa là cứ tới 50 tuổi là mới bị ung thư vú, hay là ung thư vú nó chỉ 2 năm nó mới mọc một lần thôi, cái chuyện nó không phải như vậy.

Thống kê nó hoàn toàn chỉ cho người ta biết là với cái tỷ lệ truy tầm ra được thì đối với một dân số mấy chục triệu người, mấy trăm triệu người, cái cách mà nó truy tầm được nhiều nhất mà mình không phải chụp nhiều nhất thì cái này họ cân nhắc cái lợi cái hại và họ đưa ra cái ý kiến của họ thôi. Nhưng mà cái đó chỉ là ý kiến của nhóm đó thôi chứ không phải là ý tưởng của tất cả các chuyên gia về ung thư vú. Cái mà họ đưa ra nữa là họ sợ như vầy, có nhiều người bị lo sợ bởi vì khi mà khám ra thì thấy có những vệt vôi, mà những vệt vôi đó có thể là ung thư hay là có thể đó là không ung thư, mà nếu muốn biết nó có phải là ung thư hay không thì họ phải làm Breast biopsy .

Breast biopsy thì hết 70% trường hợp coi là không phải là ung thư, còn lại thí dụ 30% trường hợp thì nó là ung thư, thì 70% người kia là họ phải đi qua một giai đoạn lo lắng và phải làm Breast biopsy mà không làm cho tình trạng sức khoẻ của họ có gì thay đổi hết cả, không có giúp cho nó tốt đẹp gì hơn cả. Nhưng mà nhờ làm vậy mà người ta cứu được 30 người khác kiếm ra cái bệnh ung thư và người ta cứu được những người đó. Nhất là nếu trong gia đình mình có nhiều người bị ung thư vú hay là ung thư buồng trứng thì mình cần phải cẩn thận hơn. có thể là mình phải truy tầm sớm hơn hay là mình phải truy tầm thường hơn .

Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh là nếu mà mình muốn kiếm cái ung thư ở thời kỳ nó chưa có triệu chứng là cách tốt nhất, thì cách tốt nhất vẫn là cái mammogram. Tôi vẫn thấy là làm cách nào để kiếm được sớm và cái kiếm được sớm thì tôi vẫn nghĩ là nếu mình đợi đến 50 tuổi thì quá trễ, rất là trễ. Bởi vì trước mắt tôi mỗi một ngày bệnh nhân của tôi phần lớn bây giờ là dưới 50 tuổi<br/>

Còn có những người có thể là cơ hội bị ung thư vú của họ rất là thấp và khi mà chụp hình vú thì nó rất là dễ thấy và có thể là họ quyết định là không muốn đi chụp hình vú mỗi năm một lần mà họ muốn chụp hình vụ mỗi năm hai lần chẳng hạn thì cái đó là quyền của họp thôi. Nhưng mà tôi nghĩ là cái lời khuyên của US Preventive Service Task Force nó chỉ là một trong những lời khuyên khác nhau, và khi mà mình đọc kỹ những lơì khuyên đó thì mình thấy rõ ràng là họ nói rõ là từng phụ nữ một nên nói chuyện với bác sĩ và quyết định cho mình là có thể là mình cần phải làm nhiều hơn.

Và tôi thì tôi vẫn khuyên, cái này thì ngược với lời khuyên của US Preventive Service Task Force, là tất cả mọi phụ nữ nên tìm hiểu biết cái ngực của mình nó như thế nào và nếu thấy có sự thay đổi gì lạ là nên đi tìm hiểu thêm. Ung thư tới thời kỳ mà mình không có chữa lành được tới lúc đó thì cách chữa trị nó vừa khó vừa làm cho mình đau đớn, mà cơ hội chữa lành sẽ trở thành rất là thấp.

Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh là nếu mà mình muốn kiếm cái ung thư ở thời kỳ nó chưa có triệu chứng là cách tốt nhất, thì cách tốt nhất vẫn là cái mammogram. Tôi vẫn thấy là làm cách nào để kiếm được sớm và cái kiếm được sớm thì tôi vẫn nghĩ là nếu mình đợi đến 50 tuổi thì quá trễ, rất là trễ.

Theo ý kiến của riêng tôi, tôi là bác sĩ chuyên môn về ung thư vú và tôi gặp các bệnh nhân bị ung thư vú ở độ tuổi 30 - 40 rất là nhiều, rất là nhiều, và hơn phân nửa những phụ nữ đó kiếm được ung thư vú là vì cái khám ngực của họ. Đối với những phụ nữ trẻ tuổi một lần nữa tôi nhắc nhở là cái rất là quan trọng là mình phải tự khám vú của mình

Bởi vì trước mắt tôi mỗi một ngày bệnh nhân của tôi phần lớn bây giờ là dưới 50 tuổi, thưa quý vị. Thành ra không thể nào mà chúng ta đợi tới 50 tuổi chúng ta mới đi truy tầm ung thư vú được. Cái đó đối với tôi là về phương diện y tế cộng đồng thì nó không có sai nhưng mà nó đưa ra ở thời điểm này thì nó có thể làm cho rất là nhiều phụ nữ không hiểu rõ vấn đề và ngưng lại, không đi truy tầm ung thư vú nữa.

Nên tự khám vú

Quỳnh Như : Và nhóm nghiên cứu này cũng bảo rằng phụ nữ không cần học cách tự khám vú. Theo Bác sĩ thì điều này nên hay không nên ạ ?

BS Nguyễn Bích Liên : Một trong những lời khuyên của họ mà tôi thấy rất là ngạc nhiên và tôi rất là phản đối, đó là họ nói rằng phu nữ không cần phải học cách tự khám vú. Cái đó là cái mà tôi nghĩ là sai lầm vô cùng bởi vì nếu mình đã không chụp mammogram bắt đầu từ 40 tuổi trở lên mà đợi tới 50 tuổi mình mới bắt đầu truy tầm thì những phụ nữ mà bị ung thư vú quý vị phải nhớ là bây giờ từ 30 tới 40% phụ nữ dưới 50 tuổi là bị ung thư vú. Nếu những người đó mà không chụp hình thì làm sao mà họ kiếm được ung thư vú bây giờ? Chắc chắn là phải tự khám vụ thôi, hay là các bác sĩ phải khám vú.

Theo ý kiến của riêng tôi, tôi là bác sĩ chuyên môn về ung thư vú và tôi gặp các bệnh nhân bị ung thư vú ở độ tuổi 30 - 40 rất là nhiều, rất là nhiều, và hơn phân nửa những phụ nữ đó kiếm được ung thư vú là vì cái khám ngực của họ. Đối với những phụ nữ trẻ tuổi một lần nữa tôi nhắc nhở là cái rất là quan trọng là mình phải tự khám vú của mình và nếu mà mình thấy gì lạ là mình phải nói cho bác sĩ mình biết để họ tiếp tục cái cuộc truy tầm đó. Và những phụ nữ từ 40 tuổi đến 50 tuổi bị ung thư vú rất là nhiều, nghĩa là có thể nói sáu bảy chục phần trăm những trường hợp đó họ khám phá ra được là vì họ đi chụp mammogram mỗi năm một lần. Và nhờ vậy mà cái ung thư vú rất nhiều người khám phá ra ở thời kỳ rất là sớm và có thể chữa lành được.

Phòng chống ung thư vú ở Việt Nam

Quỳnh Như cũng có trao đổi với Bác Sĩ Huỳnh Thị Trong, Phó Chủ Tịch Hội Kế Hoạch Hóa Gia Đình Việt Nam, đồng thời cũng là Trưởng Khoa Sản - Bệnh Viện Đa Khoa An Sinh, về vấn đề khám tầm soát ung thư vú cho phụ nữ ở Việt Nam

Để chăm sóc sức khoẻ phụ nữ của hệ thống y tế, nhất là hệ thống sản phụ khoa chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, những cuộc đi nói chuyện, tuyên truyền, tư vấn cho người ta ở trong cộng đồng, thì đều là khuyến khích người ta đí khám vú, mà không phải là 40 tuổi đâu tại vì hiện giờ mình cũng có gặp những bệnh nhân trẻ độ khoảng trên 30 gì đó là cũng bị<br/>

Quỳnh Như : Thưa Bác Sĩ, các cơ sở y tế trong nước có tổ chức những chương trình để khám tầm soát ung thư vú cho phụ nữ không ạ?

BS Huỳnh Thị Trong : Việt Nam mình thì hiện giờ nói chung về kinh tế nó còn khó khăn cho nên vấn đề là nếu như cán bộ nhân viên làm trong các công ty nước ngoài hay là của các đơn vị nhà nước mà hàng năm có khám định kỳ sức khoẻ thì tuỳ theo đơn vị có thể người ta sẽ đăng ký khám phụ khoa, khám vú. Cái đó coi như là của công ty, của nhà nước sẽ hỗ trợ. Còn nếu như mà dân tự đến khám thì phải tự trả tiền.

Quỳnh Như : Thế ở Việt Nam, các cơ sở y tế cũng như những tổ chức phụ nữ có tổ chức những chương trình vận động để cho chị em phụ nữ trên 40 tuổi biết là phải cảnh giác với nguy cơ bị ung thư vú mà đi khám hằng năm không, thưa Bác Sĩ?

BS Huỳnh Thị Trong : Có chứ em, tại vì như thế này, nói chung để chăm sóc sức khoẻ phụ nữ của hệ thống y tế, nhất là hệ thống sản phụ khoa chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, những cuộc đi nói chuyện, tuyên truyền, tư vấn cho người ta ở trong cộng đồng, thì đều là khuyến khích người ta đí khám vú, mà không phải là 40 tuổi đâu tại vì hiện giờ mình cũng có gặp những bệnh nhân trẻ độ khoảng trên 30 gì đó là cũng bị, cho nên là mình khuyến khích người ta nên đi khám, khám phụ khoa, khám vú định kỳ hàng năm. Và mình cũng hướng dẫn người ta cách khám, cách để trước khi người ta phát hiện trước khi đến với mình.

Chắc là từ giờ đến cuối năm hoặc tới sang năm nữa thì trong Hội Hỗ Trợ Bệnh Nhân Nghèo người ta cũng có một chương trình để tầm soát những bệnh phụ khoa và ung thư vú cho phụ nữ, thì mấy chi cũng đang chuẩn bị đi làm cho các tình trong toàn quốc, nhưng mà chắc chắn phía Nam là làm trước hơn là phía Bắc. Và nếu như phát hiện như vậy mà người ta không đủ điều kiện, ví dụ như là bệnh nhân mà khó khăn, những người đó ở hoàn cảnh khó khăn, nghèo, thì mình sẽ vận động các nhà tài trợ để điều trị cho những người bệnh nhân đó.

Quỳnh Như : Và ở Thành Phố Hồ Chí Minh thì có bao nhiêu bệnh viện, cơ sở y tế có tổ chức khám tầm soát ung thư vú cho phụ nữ?

BS Huỳnh Thị Trong : Tất cả các cơ sở y tế mà có phòng khám phụ khoa đều có thể tầm soát ung thư vú hết, nhưng mà cái chụp mammogram để chụp nhũ ảnh thì không phải bệnh viện nào cũng có, nghĩa là ở đây thí dụ như là Bệnh Viện Hùng Vương, Bệnh Viện Từ Dũ, Bệnh Viện Ung Thư, rồi một số bệnh viện lớn thì nó có máy chụp nhũ ảnh. Nếu các cơ sở y tế khám mà trên siêu âm có thấy nghi ngờ thì mình sẽ chuyển giới thiệu bệnh nhân đến nơi chụp nhũ ảnh.

Quỳnh Như : Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ bị mắc bệnh ung thư vú ở Việt Nam có cao không, thưa Bác Sĩ?

BS Huỳnh Thị Trong : Cao em. Trước đây thì cái ung thư cổ tử cung là đứng hàng số một trong ung thư của phụ nữ, nhưng bây giờ ung thư vú lại trên cái ung thư cổ tử cung rồi

Quỳnh Như : Và các bệnh nhân ung thư vú ở Việt Nam thường là ở vào độ tuổi nào?

BS Huỳnh Thị Trong : Độ tuổi thường cũng khoảng 35 cho đến khoảng 50, khoảng như vậy nhưng mà cũng có một số thì muộn hơn và một số thì sơm hơn.

Quỳnh Như : Quỳnh Như xin cảm ơn Bác sĩ Bích Liên và Bác sĩ Trong về buổi trao đổi hôm nay.