Bệnh viêm đường mật

Viêm đường mật là một căn bệnh “trời kêu ai nấy dạ”, không lây, nhưng nguy hiểm và khó chữa. Thế nên, những hiểu biết cơ bản về bệnh này sẽ giúp chúng ta lưu tâm và dễ nhận biết những triệu chứng để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009.02.26
Gallbladder- Túi mật Gallbladder- Túi mật
Image courtesy Medical Encyclopedia

Đó là lý do mà Trà Mi mời quý vị cùng gặp gỡ với Bác sĩ Trần Ngọc Bảo, nhiều năm kinh nghiệm chuyên khoa tiêu hóa-gan mật tại Sài Gòn, trong chương trình hôm nay, bàn về bệnh viêm đường mật.

Bệnh đường mật là gì? 

BS Trần Ngọc Bảo : Trước khi trả lời câu hơi "Bệnh đường mật là gì?", tôi xin được nói qua về vai trò của dịch mật trong cơ thể cũng như về giải phẫu học của hệ mật.

Như vậy, viêm đường mật hay nhiễm trùng đường mật là tình trạng nhiễm trùng đường mật trong hoặc ngoài gan. Và nếu nhiễm trùng ở túi mật thì đó là viêm túi mật. Nói tóm lại, nhiễm trùng ở trong hệ mật thì có thể xảy ra ở một hoặc hai, hay cả 3 vị trí của hệ mật, tức là ở túi mật, ở ống mật chủ, và ở đường mật trong gan.

Mật do gan bài tiết liên tục trong ngày, nhưng giữa các bữa ăn thì mật được tích chứa trong túi mật và được làm cô đặc lại. Ngay sau các bữa ăn túi mật sẽ co bóp để tống mật xuống tá tràng giúp cho sự tiêu hoá thức ăn, đặc biệt là các chất mỡ béo.

Các tế bào gan tiết ra dịch mật rồi đổ vào các vi mật quản, sau đó đổ vào các ống mật ở trong gan. Các ống mật này sẽ kết lại thành ống gan phải và ống gan trái trước khi ra khỏi gan, sau đó hai ống gan phải và trái sẽ hợp lại thành ống gan chung rồi sáp nhập với ống túi mật thành ống mật chủ để đổ vào tá tràng qua lỗ cơ vòng oddy, chỗ bóng vater.

Như vậy, viêm đường mật hay nhiễm trùng đường mật là tình trạng nhiễm trùng đường mật trong hoặc ngoài gan. Và nếu nhiễm trùng ở túi mật thì đó là viêm túi mật. Nói tóm lại, nhiễm trùng ở trong hệ mật thì có thể xảy ra ở một hoặc hai, hay cả 3 vị trí của hệ mật, tức là ở túi mật, ở ống mật chủ, và ở đường mật trong gan.

Nguyên nhân đường mật bị viêm

Trà Mi : Nguyên nhân nào gây nên việc đường mật bị viêm, hay còn gọi cách khác là đương mật bị nhiễm trùng, thưa Bác Sĩ?

BS Trần Ngọc Bảo : Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm đường mật là sỏi mật. Về sỏi mật thì có một khác biệt giữa các nước Phương Tây và các nước đang phát triển.

Ở các nước Phương Tây, sỏi mật thường là sỏi cholesterol và được hình thành tại túi mật, sau đó rơi xuống ống mật chủ gây viêm đường mật.

Ở các nước đang phát triển, sỏi mật thường kiểu sỏi sắc tố (sắc tố mật) và thường được thành lập ngay trong đường mật trong gan hoặc là đường mật ngoài gan, và thường có liên hệ tới bệnh nhiễm ký sinh trùng đuờng ruột, ví dụ như nhiễm giun đũa.

Ở các nước đang phát triển, sỏi mật thường kiểu sỏi sắc tố (sắc tố mật) và thường được thành lập ngay trong đường mật trong gan hoặc là đường mật ngoài gan, và thường có liên hệ tới bệnh nhiễm ký sinh trùng đuờng ruột, ví dụ như nhiễm giun đũa.

Ngoài ra một số những nguyên nhân ít gặp gây viêm đường mật tắt nghẽn gồm có (1) các dị dạng bẫm sinh của đường mật, (2) những bệnh về xơ hoá hoặc teo hẹp đường mật, teo hẹp cơ oddy, (3) u đường mật hoặc u bóng vater và thường là u ác tính (tức ung thư).

Các đối tượng hay bị viêm đường mật có liên quan đến nguyên nhân thường gặp nhất của viêm đường mật là sỏi mật:

Đốí với loại sỏi cholesterol thì các yếu tố nguy cơ gồm có (1) béo phì, (2) phụ nữ ở tuổi 40, (3) kích thích tố nữ nhóm estrogen, (4) do ăn nhiều mỡ béo, (5) dùng các thuốc hạ mỡ máu nhóm cyprate.

Đối với sỏi sắc tố mật thì các yếu tố nguy cơ gồm có (1) nhiễm các ký sinh trùng đường ruột, ví dụ nhiễm giun đũa, (2) một số bệnh gây ra tán huyết mãn tính, ví dụ sốt rét tái đi tái lại nhiều lần, (3) xơ gan do rượu.

Trà Mi : Như vậy có nghĩa là những bệnh nhân bị cholestrerol cũng có nguy cơ bị viêm đường mật phải không, thưa Bác Sĩ?

BS Trần Ngọc Bảo : Dạ. Những người bệnh có cholesterol cao thì có nguy cơ có thành lập sỏi cholesterol ở trong túi mật.

Những người bệnh có cholesterol cao thì có nguy cơ có thành lập sỏi cholesterol ở trong túi mật.

Triệu chứng của bệnh

Trà Mi : Có nhiều nguyên nhân như vậy, nhưng một khi mắc phải bệnh viêm đường mật thì những triệu chứng hay những biểu hiện của bệnh ra sao?

BS Trần Ngọc Bảo : Sỏi đường mật thì thường bệnh có thể không có biểu hiện gì trong vài tháng hay vài năm, nhưng thường sỏi đường mật thì sớm có triệu chứng của viêm đường mật, đó là cơn đau quặn mật, rồi sốt cộng với lạnh run, và vàng da.

Triệu chứng thứ nhất, về cơn đau quặn mật, nó thường khởi phát đột ngột ở vùng bẹ sườn phải hay ở vùng thượng vị (vùng chấn thuỷ), và cơn đau đó thường lan lên vai phải hoặc lan dọc thắt lưng phía bên phải. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều tiếng đồng hồ và bệnh nhân đau rất nhiều, đau dữ dội (kiểu đau quặn) và có khi kèm theo nôn mữa. 

Triệu chứng thứ hai là sốt thì thường là sốt cao 39 hay 39 độ rưỡi, và có kèm theo lạnh run (ớn lạnh). Triệu chứng này thường xuất hiện khoảng từ 12 tiếng tới 24 tiếng đồng hồ sau cơn đau.

Triệu chứng thứ ba là vàng da - mắt thì thường có triệu chứng sớm là nước tiểu vàng hoặc sậm màu. Còn vàng da vàng mắt thì xuất hiện muộn khoảng từ 24 tới 48 tiếng đồng hồ sau.

Triệu chứng thứ nhất, về cơn đau quặn mật, nó thường khởi phát đột ngột ở vùng bẹ sườn phải hay ở vùng thượng vị (vùng chấn thuỷ), và cơn đau đó thường lan lên vai phải hoặc lan dọc thắt lưng phía bên phải. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều tiếng đồng hồ và bệnh nhân đau rất nhiều, đau dữ dội (kiểu đau quặn) và có khi kèm theo nôn mữa.

Trà Mi : Về cơn đau quặn mà Bác Sĩ vừa nói thì cơn đau này xuất hiện đột xuất bất cứ lúc nào trong ngày hay là trước hoặc sau bữa ăn ?

BS Trần Ngọc Bảo : Thường thì nó xuất hiện sau bữa ăn và đặc biệt là những thức ăn có nhiều mỡ béo thì nó dễ kích thích túi mật co bóp nhiều để tống dịch mật xuống dưới ruột để giúp cho tiêu hoá, thì như vậy trong khi túi mật co bóp nhiều mà có sỏi thì nó dễ làm cho sỏi di chuyển và một khi sỏi bị kẹt thì nó gây cơn đau quặn mật.

Điều trị cáng sớm càng tốt 

Trà Mi : Một khi phát hiện những triệu chứng trên đây thì nên nghĩ ngay đến bệnh viêm đường mật và nên đi khám bệnh ngay. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng gì tai hại hay không?

BS Trần Ngọc Bảo : Bệnh này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì nó rất dễ dẫn đến các biến chứng nặng và có thể gây ra tử vong cho người bệnh.

Những biến chứng đó gồm (1) áp-xe gan đường mật, tức bị làm mủ trong đường mật ở trong gan, (2) nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng, đây là biến chứng rất nặng dễ gây tử vong, (3) gây rối loạn đông máu, (4) làm chảy máu trong đường mật, (5) có thể dẫn đến suy thận cấp rồi hội chứng gan thận rất là nặng.

Bệnh này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì nó rất dễ dẫn đến các biến chứng nặng và có thể gây ra tử vong cho người bệnh.

Trà Mi : Với các biến chứng nguy hiểm như vậy thì người bệnh có thể thấy được qua các biểu hiện cụ thể như thế nào, thưa Bác Sĩ?

BS Trần Ngọc Bảo : Xin nói cụ thể thêm như sau :

(1) Đối với các triệu chứng của áp-xe gan đường mật thì các biểu hiện của nó gồm có gan to và rất đau, kèm theo sốt cao với lạnh run. Còn vàng da vàng mắt thì xuất hiện chậm hơn. Do đó một khi thấy sốt và đau ở vùng bẹ sườn phải (vùng gan) thì phải nên đi bác sĩ liền chớ không chần chờ. Biến chứng này phải được điều trị bằng kháng sinh và có khi phải can thiệp bằng phẫu thuật mới qua khỏi.

(2) Đối với biến chứng nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng thì nó cũng có những biểu hiện của nhiễm trùng đuờng mật ban đầu và đau, sốt vàng da, nhưng đặc biệt cái triệu chứng của nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng thì đó là bệnh nhân bị rối loạn tri giác, lơ mơ, rồi huyết áp tụt, như vậy nó đi vào cái sốc, tức là mạch nhanh lên và huyết áp giảm, có khi không bắt được mạch nữa. Như thế, đây là một biến chứng nặng và cũng rất dễ gây tử vong nếu không được điều trị tích cực và kịp thời.

(3) Đối với chảy máu đường mật thì thường thường máu theo đường mật đổ xuống tá tràng làm cho bệnh nhân ói ra máu hoặc đi cầu ra máu, hoặc phân đen. Bên cạnh triệu chứng của chảy máu đường mật như là thiếu máu, đi cầu ra máu hoặc ói ra máu, thì bệnh nhân cũng có triệu chứng nhiễm trùng đường mật, tức là đau, sốt, và vàng da-mắt. Biến chứng này ít xảy ra liên tục hay là dữ dội, ào ạt, nhưng nó dễ tái đi tái lại, phải phẫu thuật để cầm máu thì mới khống chế được biến chứng này.

(4) Đối với biến chứng suy thận cấp và hội chứng gan thận thì đây là biến chứng rất nặng và nguy cơ tử vong rất là cao, cho nên trong trường hợp này thì bệnh nhân phải được điều trị hồi sức, hết sức tích cực. Thường bệnh nhân phải được chạy thận nhân tạo trước và sau khi mổ.

(5) Đối với biến chứng rối loạn đông máu thì do nhiều cơ chế khác nhau, bệnh nhân phài vào bệnh viện để được đánh giá đúng và phải điều chỉnh trước khi can thiệp phẫu thuật. Những điều chình thường là phải truyền máu tươi toàn phần, hay là truyền tiểu cầu hoặc là truyền plasma tươi.

Một cách vắn tắt, viêm đường mật dù chưa có biến chứng hay đã có biến chứng thì đều phải được điều trị tại bệnh viện.

Trà Mi : Phương pháp điều trị đối với bệnh viêm đường mật ra sao? Hiệu quả như thế nào? Làm thế nào để có thể kiểm soát được bệnh? Mời quý vị trở lại với Bác sĩ Trần Ngọc Bảo trong chương trình tuần sau. 

Chương trình “Sức Khoẻ và Đời Sống” kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn  sáng Thứ Năm tuần sau.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
29/06/2015 16:43

Cho e hỏi nếu bị viêm đường mật mà điều trị rồi,sau 1 năm mình mua thuốc theo đơn đợt điều trị uống có ảnh hưởng gì không ạ?