Cảm và cúm (phần 2)

Tuần trước, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức đã nói về sự khác biệt giữa bệnh cảm lạnh và bệnh cúm, cùng với những nguyên nhân gây ra bệnh, các triệu chứng biểu hiện và cách thức lây lan của hai bệnh này. Trong chương trình hôm nay ông sẽ giới thiệu tiếp về những phương cách điều trị, biện pháp để phòng ngừa, và cách chăm sóc sức khoẻ khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm cúm.

0:00 / 0:00

Khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm cúm

RFA: Thưa Bác sĩ, đối với bệnh cảm và bệnh cúm thì có loại thuốc nào để điều trị không?

BS Nguyễn Ý Đức

“ Thật tình thì cho tới bây giờ vấn đề điều trị bệnh cảm lạnh không có loại thuốc nào chuyên biệt để có thể điều trị. Vì thế, vấn đề điều trị cảm lạnh chỉ có nghỉ ngơi, uống nhiều nước và các loại nước sinh tố cũng như sử dụng một vài loại thuốc chống đau nhức cho cơ thể cũng như giảm nhiệt độ cơ thể và nghỉ ngơi, thì đó là cái điều trị chính cho vấn đề cảm lạnh. Vấn đề về bệnh cúm thì hiện thời có nhiều loại thuốc có thể rút ngắn thời gian bị bệnh cũng như làm giảm triệu chứng của bệnh cúm.

Có những loại thuốc như Tamiflu, họac là Relenza hay Amantadine. Có một điểm chúng tôi muốn lưu ý là những loại thuốc này chỉ công hiệu nếu được uống trong vòng hai ngày đầu sau khi có các triệu chứng”

Thật tình thì cho tới bây giờ vấn đề điều trị bệnh cảm lạnh không có loại thuốc nào chuyên biệt để có thể điều trị. Vì thế, vấn đề điều trị cảm lạnh chỉ có nghỉ ngơi, uống nhiều nước và các loại nước sinh tố cũng như sử dụng một vài loại thuốc chống đau nhức cho cơ thể cũng như giảm nhiệt <br/>

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức<br/>

RFA: Đối với bệnh cúm thì hàng năm có thể chích ngừa, nhưng còn bệnh cảm thì sao, thưa Bác sĩ, làm sao có thể phòng ngừa được?

BS Nguyễn Ý Đức

“Như chúng tôi vừa trình bày trong trường hợp bệnh cảm lạnh thì do nhiều loại virus gây ra nên hiện thời bây giờ chưa có thuốc chích ngừa, chủng ngừa cho bệnh cảm lạnh. Thường trong trường hợp bệnh cúm, tức flu, thì phương pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chích ngừa bệnh cúm.

Chích ngừa này rất công hiệu vì nó có thể phòng được đến 96%, 97% các trường hợp, ngoài ra có các loại thuốc xịt vào mũi cũng công hiệu, nhưng chỉ được sử dụng cho những người khỏe mạnh từ 5 đến 49 tuổi mà thôi.”

Ngừa bệnh vẫn là tốt nhất

RFA: Nói đến việc chủng ngừa bệnh cúm, thì xin Bác sĩ Đức cho biết những ai cần chủng ngừa và những người nào không nên chủng ngừa?

BS Nguyễn Ý Đức

“Chúng tôi xin thưa thế này,vấn đề chủng ngừa cúm, thường thường được áp dụng hàng năm cho những người cao tuổi và các em bé từ 6 tháng trở lên. Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là những người vì nghề nghiệp mà dễ mắc bệnh cúm, thí dụ như nhân viên y tế hoặc nhân viên làm việc ở viện dưỡng lão, thứ ba là những người mà bệnh cúm có thể gây ra nhiều tử vong như những người có bệnh kinh niên về tim, về phổi, bệnh tiểu đường, bệnh kinh niên về thận.

Khi chích ngừa cúm như vậy thì quí vị cao niên cũng nên hỏi xem có cần phải chích ngừa bệnh sưng phổi, tức là bệnh Pneumonia hay là không. Cái lí do là vì thường khi chúng ta mắc bệnh cúm thì cũng hay bị bội nhiễm với những vi khuẩn của bệnh viêm phổi

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Thứ tư là cũng cần chích ngừa cho những người mắc bệnh xơ gan vì vấn đề nghiện rượu và thứ năm là những người suy yếu miễn dịch như ung thư máu mà đang chữa ung thư bằng phóng xạ hay hóa chất và cuối cùng là những phụ nữ đang có thai 3 tháng trở nên cũng cần phải được chích ngừa cúm.

Và bây giờ là những người nào không được chích ngừa, xin thưa rằng những trẻ thơ dưới 6 tháng và những người từng bị dị ứng nặng, tức là quá mẫn cảm với trứng hoặc với liều vaccin ngừa cúm trước đó thì đều không phép chích ngừa bệnh cúm.Hoặc là những người có tiền sử bị hội chứng về thần kinh, một bệnh gọi là Guillain-Barré thì cần phải bàn luận với bác sĩ trước khi được chích ngừa.

Còn 1 điểm nữa là khi chích ngừa cúm như vậy thì quí vị cao niên cũng nên hỏi xem có cần phải chích ngừa bệnh sưng phổi, tức là bệnh Pneumonia hay là không. Cái lí do là vì thường khi chúng ta mắc bệnh cúm thì cũng hay bị bội nhiễm với những vi khuẩn của bệnh viêm phổi, thành ra cũng nên chích ngừa viêm phổi”.

RFA: Còn đối với những trường hợp người đã chích ngừa cúm vẫn mắc bệnh cúm, nhưng có thể là nhẹ hơn nếu như chưa chích ngừa, xin Bác sĩ giải thích giùm những trường hợp như vậy.

BS Nguyễn Ý Đức

“ Thật ra thì cũng có những trường hợp xảy ra là có nhiều người chích ngừa rồi nhưng vẫn có thể bị bệnh cúm. Lý do vì siêu vi gây ra bệnh cúm có nhiều phân loại khác nhau.

Có thể là chúng ta chích ngừa với phân loại số một nhưng tới thời điểm đó thì virus lại phân loại số hai. Cái phân loại số hai không chịu ảnh hưởng của virus loại một ở trong vaccin đó, vì thế trong người đó vẫn còn bệnh, đó là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai có thể là, người bị bệnh vào thời điểm mà thuốc chích ngừa chưa công hiệu, thường thường phải cần vài tuần lễ sau khi chủng ngừa, thì thuốc chủng ngừa mới bắt đầu công hiệu.

Thật ra thì cũng có những trường hợp xảy ra là có nhiều người chích ngừa rồi nhưng vẫn có thể bị bệnh cúm. Lý do vì siêu vi gây ra bệnh cúm có nhiều phân loại khác nhau. <br/>

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Điểm thứ ba, có thể có trường hợp mà người bệnh mắc bệnh thí dụ như cảm lạnh chứ không phải là bệnh cúm. Tuy nhiên chúng tôi nhấn mạnh lại là cũng có thể có những trường hợp chích ngừa thì cũng có thể bị bệnh cúm nhưng tương đối, giống cô Quỳnh Như nói, là nó cũng nhẹ hơn.”

Cúm gà và cúm heo

RFA: Thế còn bệnh cúm ở người có khác với bệnh cúm gà hoặc cúm heo không?

BS Nguyễn Ý Đức

“Thật tình đây là một đề tài trong khoảng thời gian hơn một năm vừa qua thì cũng nhiều người thảo luận và quan tâm tới, những cái bệnh cúm ở người cũng như các bệnh cúm ở các gia cầm hoặc mới đây cái trường hợp cúm heo, nó cũng đều là những bệnh cúm và cũng đều do những loại virus tương tự như nhau gây ra. Tức là những virus đó thuộc nhóm A, tức là cúm flu nhóm A.

Trong nhóm A này, ở người trong trường hợp cúm người thì là một loại hơi khác một chút, ở trong trường hợp cúm gà là loại A-H5N1. Và trong trường hợp cúm heo thì nó lại là A-H1N1. Và một điểm khác nữa chúng ta biết là cúm ở người thì cúm theo mùa, tức mùa đông thì thường gây ra tỉ lệ tử vong cao hơn và số bệnh nhân mắc bệnh cúm như vậy cũng cao hơn.

Ngược lại, trong trường hợp cúm heo mới đây, nó xảy ra rất là mạnh và nó cũng lây lan khá mạnh nhưng chỉ gây ra tử vong cho tới bây giờ trên khắp thế giới khoảng 200, 300 người thôi. Thế còn về cúm gà, cúm heo nó cũng đã hoành hành từ lâu rồi và hiện thời những trường hợp cúm gà, cúm heo, cũng có thể lây lan sang người, và cũng có một số người mắc những chứng bệnh như vậy.

Các bệnh cúm ở các gia cầm hoặc mới đây cái trường hợp cúm heo, nó cũng đều là những bệnh cúm và cũng đều do những loại virus tương tự như nhau gây ra. Tức là những virus đó thuộc nhóm A, tức là cúm flu nhóm A. <br/>

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Thành ra nói chung, nguyên nhân gây cúm gà, cúm heo cũng như cúm người theo mùa, thì cũng là loại virus thuộc nhóm A, và điểm thứ hai nữa là hiện thời, những trường hợp gọi là cúm ở người theo mùa vào mùa đông có thể chích ngừa được nhưng trường hợp cúm gà và cúm heo thì hiện thời, thuốc chủng ngừa cúm gà thì có nhưng vẫn còn giới hạn, còn cúm heo thì đang nghiên cứu để sản xuất ra loại thuốc đó. “

Chăm sóc người bệnh

RFA: Nếu lỡ bị cảm lạnh hoặc bị mắc bệnh cúm thì người bệnh cần phải chăm sóc sức khoẻ như thế nào?

BS Nguyễn Ý Đức

“ Khi bị cảm hoặc cúm như vậy thì tất nhiên thứ nhất, chúng ta nên đi bác sĩ để xác định bệnh. Ngoài ra trong thời gian cảm cúm như vậy, các bác sĩ đều khuyên nên nghỉ ngơi, chừng độ vài ba ngày để cơ bắp chúng ta thư giãn được.

Nhà nên để một máy phun hơi nước, cho không khí bớt khô vì nếu không khí quá khô thì virus càng bay trong không khí dễ dàng hơn và đồng thời cũng làm mũi chúng ta hơi khô, ngoài ra chúng ta có thể sử dụng thêm một số những loại sinh tố hoặc những viên kẹo ngậm có chất kẽm hoặc ăn tỏi tươi <br/>

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Và thứ hai, cần uống nhiều chất lỏng như nước lã hoặc nước cam, nước chanh hoặc ăn súp, cháo với hành tây nóng hổi thì cũng là một điểm tốt, thứ ba, khi nằm nghỉ thì nên gối đầu hơi cao một tí để mũi đỡ bị nghẹt.

Điểm thứ tư, khi cảm thấy kích thích trong mũi và cần hỉ ra thì nên sử dụng những tấm giấy mềm để chúng ta hỉ mũi.

Và một điểm khác cũng rất quan hệ là trong nhà nên để một máy phun hơi nước, cho không khí bớt khô vì nếu không khí quá khô thì virus càng bay trong không khí dễ dàng hơn và đồng thời cũng làm mũi chúng ta hơi khô, ngoài ra chúng ta có thể sử dụng thêm một số những loại sinh tố hoặc những viên kẹo ngậm có chất kẽm hoặc ăn tỏi tươi cũng có thể làm giảm dấu hiệu cảm cúm.

Và xin nhấn mạnh là cần phải ngủ đầy đủ vì nếu chúng ta thiếu ngủ thì hệ thống miễn dịch của ta sẽ suy yếu rất nhiều.

RFA: Xin cảm ơn Bác sĩ đã dành thời gian qúy báu cho chương trình hôm nay.

Mục tiêu của chuyên mục “Sức khỏe và đời sống” là đáp ứng nhu cầu mở rộng thông tin, tích lũy kiến thức y học của qúy vị, nên xin quý vị đừng ngại gửi cho chúng tôi những yêu cầu cung cấp thông tin để hỗ trợ qúy vị chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Chúng tôi sẽ mời các chuyên viên y tế trong ngoài nước giải đáp những thắc mắc đó của quý vị.

Chương trình Sức khoẻ và Đời sống tuần này xin dừng ở đây. Cám ơn qúy vị đã lắng nghe và Quỳnh Như xin hẹn gặp lại quý vị vào tuần tới.