Trao đổi Thư tín với Thính giả (ngày 11.12.2009)

Một cơn mưa tuyết đầu mùa đã đổ xuống Washington DC. Tuyết không đổ xuống nhiều nhưng màu trắng tinh khôi của nó đưa mọi người về gần với không khí của Giáng Sinh đang ngập ngừng đâu đó.

0:00 / 0:00

Người Việt ở nơi này đang nói với nhau về mùa đông sẽ chính thức bắt đầu trong nửa tháng nữa, được báo trước là rất lạnh, lạnh hơn năm trước. Người ta cũng nói đến hội nghị Copenhagen về tình trạng trái đất đang ấm dần lên, nay đã trở thành thực tế. Năm ngóai, Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới WMO từng lên tíêng báo động rằng Miến Điện, Yemen và Việt Nam là ba nước bị tác động mạnh nhất bởi sự thay đổi khí hậu trên toàn cầu. Nay thì, thưa quí vị, trong danh sách năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất của hiện tượng trái đất ấm dần và khí hậu đột biến cũng có dải đất thanh tú hình chữ S của Việt Nam.

Bản tin-Nghe đài-Trang web

Trước khi phúc đáp những email yêu cầu bản tin hàng ngày, RFA xin phép đính chính một chi tiết. Chả là trong những lần trả lời thư thính giả chúng tôi thường hỏi thính giả là nếu nhận được hay không nhận được bản tin hàng ngày xin hãy cho chúng tôi biết.

Quí vị cứ an tâm rằng đã dặn dò bản tin hàng ngày thì bằng giá nào cũng phải gởi cho quí vị, và chúng tôi tin rằng, đã đi thì thế nào cũng đến, dù đường đi có gập ghềnh khúc khuỷu ra sao.<br/>

Lời yêu cầu này chỉ xảy ra trong trường hợp bản tin hàng ngày đã gởi đi rồi nhưng vì lý do nào đó người yêu cầu không nhận được và đã mail lại cho chúng tôi biết. Vì thế, khi gởi lại một lần hay nhiều lần nữa thì Thanh Trúc chỉ ước ao được hồi đáp. Có nhiều vị báo cho chúng tôi biết là đã nhận được, nhiều vị khác viết thư căn dặn là đã vào được trang nhà RFA và không cần bản tin hàng ngày kèm proxy vượt tường lửa nữa.

Ngoài điều này ra thì quí vị cứ an tâm rằng đã dặn dò bản tin hàng ngày thì bằng giá nào cũng phải gởi cho quí vị, và chúng tôi tin rằng, đã đi thì thế nào cũng đến, dù đường đi có gập ghềnh khúc khuỷu ra sao. Bây giờ Thanh Trúc mời quí vị nghe thư của một thính giả ở Việt Nam :

Hiện em đang online và đang vào trang của Ban Việt Ngữ rồi, nhưng nghe trực tuyến thì không được. Quí đài có thể hướng dẫn cho em cách nào để nghe trực tuyến được không, bởi vì bấm vào mục trực tuyến thì không thấy chương trình hiện tại . Sóng radio bị nhiễu quá.

Chào em thân quí, cảm ơn em từ bên kia bờ đại dương gởi thư về cho chúng tôi. Để nghe trực tuyến như em nói thì em nhớ bấm vào hai chữ Nghe Đài ở phía trên bên trái, bấm tiếp vào Các Chương Trình Mới Nhất , em nhé. Đúng rồi, em thấy rõ đó, mấy lúc sau này chương trình phát sóng trên radio của RFA bị phá liên tục và không thương tiếc. Đã gởi bản tin hàng ngày cho em . Chúc em vui mạnh.

Để nghe trực tuyến như em nói thì em nhớ bấm vào hai chữ <b> <i>Nghe Đài</i> </b> ở phía trên bên trái, bấm tiếp vào <b> <i>Các Chương Trình Mới Nhất</i> </b>,<br/>

Thưa thính giả Lê Cường, đã gởi bản tin hàng ngày cho ông. Đa tạ. Thưa thính giả Nguyễn Thanh Tuấn, thường thì một chương trình mới phải sau khoảng một tiếng đồng hồ của buổi phát thanh mới được upload. Nói khác đi, thì nếu nghe trên Internet, hoặc ông nghe đang lúc phát thanh, họăc phải chờ một tiếng đồng hồ sau. Vui lòng cho chúng tôi biết ông đã thiếu chương trình 9 giờ tối của ngày nào. Cũng xin nhắc rằng giờ ghi trong mục "Chương trình đã phát" là giờ Việt Nam. Mong tin.

Cùng thính giả Lâm Hải, cảm ơn đã cung cấp cho chúng tôi mười mấy địa chỉ email cần nhận bản tin hàng ngày. Thể theo lời dặn, xin báo ông rõ chúng tôi đã gởi đi rồi. Kính thư.

Thính giả Thanh Mai cho biết đã lâu không xem được trang web của RFA ban Việt ngữ. Chúng tôi đã gởi bản tin hàng ngày đến ông hay bà ngay kèm theo proxy vượt tường lữa, bởi e rằng bản tin hàng ngày ông hay bà đang sử dụng đã mất thời gian tính nên không truy cập trang nhà RFA được nữa. Bất cứ điều gì ông hay bà cần xin cứ liên lạc với chúng tôi. Kính chúc sức khỏe.

Thưa thính giả Hồ Chu , cảm ơn ông có nhã ý nhận bản tin hàng ngày để forward cho bạn bè ở Việt Nam. Thanh Trúc hiểu ý ông rằng đôi khi người thân quen bên nhà nghe qua radio thì thật là không tiện cho họ lắm. Nhưng cũng xin thưa thêm một tin vui là không vì thế mà số thính giả nghe RFA qua radio giảm đi, trong lúc số người truy cập mạng để nghe đài cũng tăng theo từng ngày.

Thân mến cùng Người Em Gái Miền Tây. Em không phải mong tin chúng tôi lâu, vì theo lẽ thì em đã nhận được bản tin hàng ngày kèm theo hướng dẫn vượt tường lửa hai ba hôm nay rồi, đúng không? Bản tin hàng ngày và proxy vượt tường lửa là phương cách căn bản để vào trang nhà RFA, em à.<br/>

Thư của Người Em Gái Miền Tây:

Em có nghe người bạn nói chỉ cần nhắn tin đến địa chỉ này thì sẽ nhận được bản tin hàng ngày . Không biết thông tin này có đúng sự thật không? Em là người vừa biết đến RFA nhưng em không thể vô trang chủ của đài được . Vậy làm thế nào có thể vượt tường lửa để nghe được đài? Mong tin các anh chị.

Thân mến cùng Người Em Gái Miền Tây. Em không phải mong tin chúng tôi lâu, vì theo lẽ thì em đã nhận được bản tin hàng ngày kèm theo hướng dẫn vượt tường lửa hai ba hôm nay rồi, đúng không? Bản tin hàng ngày và proxy vượt tường lửa là phương cách căn bản để vào trang nhà RFA, em à. Mong em vui đẹp như sông nước miền Tây quê mình.

Thiệt thòi cho người dân

Trong khi Người Em Gái Miền Tây chọn cách liên lạc với RFA qua email thì người nông dân đồng bằng Cửu Long chọn cách nói chuyện với đài qua lời nhắn trong hộp thoại:

Tôi có vấn đề như sau. Tôi là thuộc cái diện nông dân nghèo khó, địa phương ở đây người ta cho vay nhưng mà toàn cán bộ vay không hà, còn sử dụng tiền cán bộ vay để cho lại người dân vay lãi suất cao. Tui mong quí đài phản ánh cái chuyện này để cho cấp chính quyền cao hơn người ta biết cái cách hành xử của địa phương tôi là như vậy đó. Cảm ơn.

Tôi có vấn đề như sau. Tôi là thuộc cái diện nông dân nghèo khó, địa phương ở đây người ta cho vay nhưng mà toàn cán bộ vay không hà, còn sử dụng tiền cán bộ vay để cho lại người dân vay lãi suất cao.<br/>

Lời thoại khác của một người dân bị mất đất: :

Pháp luật Việt Nam có bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam hay không? Cụ thể là lấy đất của dân dù có bằng khoán, liên tục canh tác đến khi cướp đem bán. Người dân khiếu nại đưa lên tới trung ương thì đẩy về địa phương mà không chịu ra quyết định. Nhờ qúi báo đài có tiếng nói trên truyền thông giúp đỡ để tôi gặp được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để kêu oan...

Thưa đây là hai lời thoại tiêu biểu của tuần này, bên cạnh những lời nhắn khác hoặc quá dài hoặc không rõ nên chúng tôi không thể phát lên. Mong quí vị thông cảm.

Ngoài ra, những lời dặn dò kèm địa chỉ điện thư của thính giả trong hộp thoại, để yêu cầu bản tin hàng ngày, đều được ghi xuống để gởi đi. Mong quí vị nhận được trong thời gian sớm nhất.

Trả lời vị thính giả tên Phạm đã nhắn trong hộp thoại. Rất tiếc lời yêu cầu của ông nằm ngoài khả năng và trách nhiệm của RFA nên chúng tôi không thể đáp ứng. Nhưng riêng với chương trình Việt ngữ RFA thì ông có ý kiến gì không . Mong ông nghe đài thường.

<i> </i>Cụ thể là lấy đất của dân dù có bằng khoán, liên tục canh tác đến khi cướp đem bán. Người dân khiếu nại đưa lên tới trung ương thì đẩy về địa phương mà không chịu ra quyết định. <br/>

Thư qua thư về

Thưa vị thính giả tên Hoàng ở Tây Đức, hẳn ông nghe RFA chương trình tiếng Việt qua làn sóng tiếp vận của một đài địa phương nên đã nghĩ đó là đài RFA. Những câu hỏi ông nêu lên thì chúng tôi không trả lời được vì không thể giải thích việc làm của một đài hay một phát thanh viên hoặc một cộng tác viên của đài đó.

Thư của thính giả Nguyễn Lâm lưu ý chúng tôi về một sơ sót trong cách viết “người Mỹ gốc Việt” hay “người Việt gốc Mỹ” . Thưa trong trường hợp này thì đúng như ông nói , sử dụng danh xưng “người Mỹ gốc Việt” mới là đúng. Đa tạ.

Thưa một vị ở Đan Mạch. Chúng tôi rất tiếc không thể làm gì được hơn để giúp ông trong vấn đề cư trú ông đang gặp phải. Tuy nhiên, theo chỗ chúng tôi hiểu, thì ông có thể khiếu nại để đựơc cứu xét lại. Kính chúc may mắn và bình an.

Thư viết tay của Mai Vi, một bạn trẻ ở Lyon, Pháp. Em sinh ra và lớn lên ở Pháp mà nghe được chương trình tiếng Việt của RFA thì tuyệt vời quá. Bận sau nếu Mai Vi viết tiếng Việt thì Thanh Trúc đọc thư của em lên cho mọi người cùng nghe có được không?

Thư của thính giả Nguyễn Lâm lưu ý chúng tôi về một sơ sót trong cách viết "người Mỹ gốc Việt" hay "người Việt gốc Mỹ" . Thưa trong trường hợp này thì đúng như ông nói , sử dụng danh xưng "người Mỹ gốc Việt" mới là đúng. Đa tạ. <br/>

Chắc ba me của Mai Vi phải yêu cây cỏ lắm mới thường nhắc cho em nhớ tên những loại hoa loại cây ở Việt Nam. Vì chữ viết không bỏ dấu nên Thanh Trúc đoán em đang nói về cây lẻ bạn, cây sầu đông và cây cơm nguội. Phải không?

Có nhiều người Việt ở đây, như Thanh Trúc, không được biết và chưa từng được ngắm những cây có tên ngộ như vậy. Hạnh phúc là khi được ai đó như Mai Vi gợi lại điều gì thân quí nơi quê nhà, bởi "Khi ta ở đất chỉ là nơi ở, khi ta đi đất bỗng hoá linh hồn," như thi sĩ Chế Lan Viên đã viết, Mai Vi có đồng ý không? Thân quí.

Tuần này, thính giả họ Trần, sau khi nghe bài “Vì Sao Công Chức Ít Cười” của biên tập viên Đỗ Hiếu, đã tức cảnh sinh tình gởi cho chúng tôi một bài vui. Xin phép chỉ đọc phần đầu thôi:

Thật sự nụ cười cũng không nhất thiết (nếu có thì tốt hơn) miễn là cứ làm việc đúng thủ tục, nguyên tắc, bình đẳng, công bằng, vô tư, hòa nhã, lịch sự tối thiểu với khách hàng. Không có chế độ "xin-cho", không phân biệt, không ưu tiên cho thân nhân, bạn bè, khách hàng quen biết.

Trên suốt chuyến bay từ Saigòn ra Huế, tôi không thấy một nụ cười nào trên các khuôn mặt đẹp lạnh lùng của các cô chiêu đãi viên Air Vietnam, kể cả chiêu đãi viên nam. Mặc dù phục vụ rất tích cực nhưng tôi vẫn "bức xúc" trong lòng, ước gì người đẹp có nụ cười trên môi thì chuyến bay đỡ nhàm chán và tăng thêm "bề thế" cho Air Vietnam<br/>

Tất cả phải xếp hàng, để đến phiên mình được phục vụ. Tôi đơn cử một trường hợp ở Mỹ. Có một lần xếp hàng cả buổi, đến lúc tới phiên mình thì hết giờ , năn nỉ nhân viên để được phục vụ nhưng vẫn bị từ chối với khuôn mặt không nụ cười và rất lịch sự trả lời: " I'm sorry, it is closed, come back tomorrow".

Thế là ngày hôm sau, tôi lại phải xếp hàng cả giờ và rồi cũng đến lượt mình. Vấn đề của tôi được giải quyết suông sẻ, cặn kẽ với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, lẹ làng và không tốn khoản tiền nào khác ngoại trừ $25 đồng lệ phí đã được qui định rõ ràng trên giấy tờ. Các nhân viên này họ có cười đâu, nhưng với nét mặt bình thường, nhã nhặn, lễ độ và hữu ích cho khách hàng.

Vậy thì ở Mỹ, Âu tây, Úc, Nhật thì chỉ cần: “xin chào”, “xin lỗi”, “cám ơn” là đủ.

Và Thanh Trúc cũng còn nhớ một bài báo ở Thượng Hải, Trung Quốc, là vào khi chuẩn bị cho Olympics 2008, chính quyền địa phương tuyển mộ nhiều thiếu nữ chỉ để huấn luyện cho các cô tươi cười lịch lãm khi đón khách phương xa. <br/>

Nhưng có một trường hợp ngoại lệ, cần phải có nụ cười trên môi và khuôn mặt đó là các nhân viên chào hàng và chiêu đãi viên hàng không. Tôi xin đơn cử tiếp trường hợp dưới đây:

Trên suốt chuyến bay từ Saigòn ra Huế, tôi không thấy một nụ cười nào trên các khuôn mặt đẹp lạnh lùng của các cô chiêu đãi viên Air Vietnam, kể cả chiêu đãi viên nam. Mặc dù phục vụ rất tích cực nhưng tôi vẫn "bức xúc" trong lòng, ước gì người đẹp có nụ cười trên môi thì chuyến bay đỡ nhàm chán và tăng thêm "bề thế" cho Air Vietnam.Ngưng trích.

Thưa sau khi đọc bài của ông Thanh Trúc trộm nghĩ có lẽ ông bà mình hiểu được sức mạnh của nụ cười nên vẫn nhắc đám con cháu hay quên rằng “Một Nụ Cười Bằng Mười Thang Thuốc Bổ”

Và Thanh Trúc cũng còn nhớ một bài báo ở Thượng Hải, Trung Quốc, là vào khi chuẩn bị cho Olympics 2008, chính quyền địa phương tuyển mộ nhiều thiếu nữ chỉ để huấn luyện cho các cô tươi cười lịch lãm khi đón khách phương xa.

Thư đã dài, xin tạm ngưng ở phút này, không quên gởi đến quí thính giả nhiều nụ cười nhiều thang thuốc bổ.

Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Sáu tuần tới.