“Hoài phố Hội An” với nhóm Năm Dòng Kẻ

Như đã hẹn, nhạc phẩm “Hoài phố Hội An” với nhóm Năm Dòng Kẻ đang mời quý vị về thăm miền phố Hội.

0:00 / 0:00

Hội An từ trước thời Tây Lịch

Hội An từ trước thời đại có Tây Lịch đã có người sinh sống. Các di tích khảo cổ tại vùng đất này cho thấy những công cụ, vũ khí của cư dân thời cổ đại trong nền văn hóa Sa Huỳnh, chưa mang quốc tịch một nước nào trong khu vực. Những cư dân ấy, tổ tiên của người Chàm, hay Champa, hay Chiêm Thành, hay Lâm Ấp theo cách gọi của Trung Hoa, đã truyền lại nghề trồng lúa nước và nghề đi biển thành thạo cho người Chiêm sau này. Di tích cổ cũng cho thấy thuyền buôn của những sắc dân Trung Quốc, Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Đông từng qua lại nơi phố cảng này và Cửa Đại, cánh cổng mở ra Thái Bình Dương. ...tiếng hát Hồng Nhung, trong nhạc phẩm “Hội An và phố xuân nhỏ”

Qua thời dân cư Champa từ thế kỷ thứ hai, với nền văn minh Chàm rực rỡ, những di chỉ khảo cổ học như đồ gốm sứ của nhiều nước từ Á Rập, Iran, Ấn Độ tới Trung Quốc, thư tịch cổ của các xứ này cho thấy Cửa Đại của Hội An xưa kia từng là hải cảng chính của nước Chiêm, lúc Hội An còn được người Hoa gọi là Lâm Ấp phố. Đó là nơi các thuyền buôn và cả chiến thuyền ngoại quốc ghé lại buôn bán hay lấy nước ngọt

Phố cổ Hội An. Courtesy TThuan-VNPS
Phố cổ Hội An. Courtesy TThuan-VNPS (Courtesy TThuan-VNPS)

rất trong của châu Lý, tức xứ Quảng, từ ngày Huyền Trân nước non ngàn dặm ra đi...

Thế kỷ 16, chúa Nguyễn Hoàng giữ đất Thuận Hóa để tránh xa chúa Trịnh, để sau đó các chúa Nguyễn tạo lập giang sơn từ Thuận Hóa trở ra miền Nam. Hội An được chúa Nguyễn cho phát triển vượt bực để giao thương với bên ngoài, nuôi dân nuôi quân chia đôi sơn hà với họ Trịnh. Hội An dần dà trở thành hải cảng bậc nhất Đông Nam Á vào thời đó.

Năm 1617 là năm người Nhật đến lập cả một phố Nhật ở Hội An, trong khi người Hoa đã có mặt ở đó từ thời Champa, và thời nhà Thanh họ kéo qua xứ Việt càng đông, lập những cộng đồng Minh hương ở Hội An, góp phần xây dựng khu phố thương mại người Hoa sầm uất, trên con đường kế đường sát bờ sông. ông Khanh và Bích Hiền gửi đến các bạn hình ảnh Đêm hội trăng tròn.

Chùa Cầu là di tích của người Nhật để lại cho Hội An từ thế kỷ 17, cũng như người Hoa dựng đền Quan Công năm 1653, chùa Phúc Kiến năm 1792, trên cùng một con đường Cường Để, nay là đường Trần Phú.

Từng thế kỷ trôi qua, phân tranh Trịnh Nguyễn, sông cạn, đất bồi, sau nữa thì triều đình Huế bế quan toả cảng, Hội An dần dần mất đi vị thế cảng thị quốc tế về tay Đà Nẵng. Nhưng Hội An cũng nhờ vậy mà vẫn giữ được những kiến trúc cổ xưa độc đáo. Các chính quyền Việt Nam từ trước năm 1954 đến nay đều có chính sách bảo tồn các kiến trúc cổ kính ở Hội An, giữ cho Hội An nét cổ xưa đáng yêu nổi tiếng khắp hoàn cầu...

...Đêm hội Phố Hoài với Thanh Vận và Thu Hiền....

Ngừơi Hội An xưa và nay chưa ai quên được khung cửa học trò trừơng Trần Quý Cáp với những tà áo dài thơ ngây hiền dịu, những bộ đồng phục nam sinh quần xanh sơ mi trắng dập dìu bên nhau, rồi trận lụt năm Ất Tỵ nước sông Thu Bồn dâng ngập chợ, chảy ào ào xô nhà đổ cửa ngay trên ngã tư đền Quan Đế. Nhưng tai trời ách nước qua đi, Hội An lại đầm ấm quây quần bên món cao lầu, bên dãy hiên nhà cổ

...để người xa xứ Phù Chí Phát viết lên dòng nhạc thưong nhớ Hội An từ nửa vòng trái đất bên kia. Tiếng hát trong lành cao vút của Bích Vân hát lên tâm sự ấy trong nhạc phẩm “Từ Washington nhớ về phố cổ Hội An”, viết năm 2008, có lẽ là bài hát mới nhất và gây xúc động nhiều nhất về Hội An, một góc trời kỷ niệm.

Tiếng hát trong lành của Bích Vân đã kết thúc chưong trình Âm Nhạc Cuối Tuần hôm nay. Tuần sau mời quý vị lại đón nghe chưong trình vào ngày chủ nhật.