Những bài học từ cuộc chiến Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, một hội thảo có tên gọi ’35 năm nhìn lại: trả lại sự thật cho lịch sử’ vừa được tổ chức tại Washington DC.

0:00 / 0:00

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, một hội thảo có tên gọi ’35 năm nhìn lại: trả lại sự thật cho lịch sử’ vừa được tổ chức tại Washington DC.

Buổi hội thảo này được sự tham gia của nhiều diễn giả là những viên chức từng phục vụ trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và chính phủ Hoa Kỳ, cùng những sĩ quan của cả hai nước từng trực tiếp tham chiến. Tạp chí câu chuyện hàng tuần xin được gửi tới quý thính giả ý kiến của một số diễn giả tiêu biểu tại cuộc hội thảo, về bài học lịch sử của cuộc chiến Việt Nam và quan hệ Việt Mỹ thời gian sau này.

Đối với rất nhiều người Việt Nam và cả người Mỹ, mặc dù cuộc chiến đã kết thúc 35 năm về trước, nhưng vẫn còn rất nhiều điều phải nói về cuộc chiến này, đó là các bài học lịch sử cho cả hai bên tham chiến, và quan hệ của hai nước vốn xưa kia từng coi nhau là kẻ thù.

Nguyên nhân thất bại

Đến tham dự hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Linh cựu giám đốc Việt tấn xã của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà trước kia mang theo những phân tích, đánh giá về những gì mà ông chứng kiến từ cuộc chiến này. Theo ông miền Nam thua cuộc có rất nhiều nguyên nhân, cả từ phía người Mỹ với vai trò hỗ trợ, cố vấn, và phía Việt Nam. Về phía Việt Nam, ông Linh cho rằng những sai lầm lớn nhất đó là việc không hiểu được văn hoá và suy nghĩ của đồng minh Mỹ.

Bài học người Việt Nam là không hiểu gì về văn hoá Mỹ, không hiểu gì về chính trị bên Mỹ cả, thành thử ra là cũng làm nhiều điều sai. Mỹ khuyên bảo gì mà khuyên hơi khinh thường thì mình sợ mất mặt không theo.

Ô.Nguyễn Ngọc Linh

Nguyễn Ngọc Linh: bài học người Việt Nam là không hiểu gì về văn hoá Mỹ, không hiểu gì về chính trị bên Mỹ cả, thành thử ra là cũng làm nhiều điều sai. Mỹ khuyên bảo gì mà khuyên hơi khinh thường thì mình sợ mất mặt không theo.

Hội thảo
Hội thảo " Việt Nam 35 năm nhìn lại"

Ông cũng phê phán việc lật đổ và giết tổng thống Ngô Đình Diệm và em của ông. Theo ông Linh, sự kiện này đánh dấu bước đầu sự kết thúc của miền Nam Việt Nam. Ông cũng cho rằng việc tuyên truyền về mục đích cuộc chiến từ phía Việt Nam cũng chưa được tốt, nên đã không làm cho người dân Mỹ hiểu được Việt Nam và ý nghĩa cuộc chiến.

Về phía Mỹ, những sai lầm lớn nhất theo ông chính là việc người Mỹ đã thực hiện cuộc chiến theo cách riêng của mình mà không nghe theo lời khuyên từ phía Việt Nam, thực hiện chiến tranh chính quy trong khi phía Bắc Việt tiến hành chiến tranh du kích. Trong khi đó báo chí và dân chúng Mỹ sau này không ủng hộ cuộc chiến đã khiến chính phủ Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ cho phía Việt Nam.

Theo ông Linh thì những sai lầm từ phía Mỹ đóng vai trò chính trong kết quả của cuộc chiến.

Những sai lầm lớn nhất theo ông chính là việc người Mỹ đã thực hiện cuộc chiến theo cách riêng của mình mà không nghe theo lời khuyên từ phía Việt Nam, thực hiện chiến tranh chính quy trong khi phía Bắc Việt tiến hành chiến tranh du kích. Trong khi đó báo chí và dân chúng Mỹ sau này không ủng hộ

Ô.Nguyễn Ngọc Linh

Nguyễn Ngọc Linh: phần nặng nhất là phần của Mỹ vì Mỹ cầm chịch giúp mình súng ống đạn dược, và họ có nhiều quân. Nhưng đến khi họ rút ra họ chả để lại cho mình cái gì, mà ở bên Mỹ thì học sinh sinh viên người lớn trẻ con đi biểu tình hô Hồ Chí Minh làm áp lực với quốc hội để rút hết thì làm sao mình đứng hết. Mặc dù quân đội mình đánh nhau rất giỏi và rất can đảm nhưng không ăn thua, vì sau mỗi người lính Việt Nam chỉ được bắn có mấy viên đạn một ngày, chỉ ném có được 1, 2 quả lựu đạn một ngày thì làm sao đánh nhau được.

Biết địch biết ta

Một diễn giả khác tại hội thảo là ông Rufus Phillips, người đã từng tham chiến tại Việt Nam và là tác giả của cuốn sách ‘why Vietnam matters’, tạm dịch là tại sao Việt Nam quan trọng. Ông cho rằng người Mỹ đã không hiểu cách đánh tại Việt Nam cho đến khi quá muộn, người Mỹ cũng không hiểu đồng mình của mình là phía quân lực Việt Nam cộng hoà, và phía kẻ thù là quân bắc Việt. Ông nói:

Rufus Phillips: Bắc Việt thực hiện chiến tranh cách mạng dựa vào sức dân để thắng, trong khi người Mỹ lại dựa vào chiến tranh chính quy. Chúng ta cứ nghĩ là cứ giết đủ quân lính của Bắc Việt là họ sẽ phải rút lui hoặc chịu đàm phán nhưng Cộng sản sẵn sàng chiến đấu đến người Việt Nam cuối cùng. Thay vì giúp đồng minh Việt Nam cộng hoà xây dựng lực lượng của họ, người Mỹ lại tự mình dành lấy cuộc chiến về phía mình, sử dụng chiến thuật chiến tranh quy ước, và đó là một chiến lược sai lầm.

Chúng ta đã không hiểu đồng mình Việt Nam cộng hoà. Trong một thời gian dài chúng ta đã không coi trọng họ. Trong khi đáng lẽ chúng ta phải hiểu là chỉ có người Việt Nam mới quyết định được chiến thắng ở Việt Nam.

<i>Ô.</i>Rufus Phillips

Chúng ta đã không hiểu đồng mình Việt Nam cộng hoà. Trong một thời gian dài chúng ta đã không coi trọng họ. Trong khi đáng lẽ chúng ta phải hiểu là chỉ có người Việt Nam mới quyết định được chiến thắng ở Việt Nam. Tôi nghĩ người Mỹ cũng không hiểu những giới hạn của mình bởi vì những người lãnh đạo lúc đó là những người trở về từ thế chiến thứ hai và chiến tranh Triều tiên. Họ đã tính toán sai lầm.

Thêm một khía cạnh nữa là Mỹ đã là một đất nước rất thành công nên người Mỹ bước vào cuộc chiến với thái độ kẻ cả, trong khi đáng ra chúng ta phải học từ người Việt Nam và làm việc với người bản xứ để giúp họ tự giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, ông Phillips cho rằng, sau cuộc chiến Việt Nam, người Mỹ đã học được bài học đáng giá và họ đang áp dụng nó khá thành công tại Afghanistan mặc dù hơi chậm.

Bên cạnh bài học quân sự, còn có các bài học về xây dựng phát triển kinh tế và xã hội. Diễn giả Hoàng Đức Nhã ca ngợi những thành tựu mà chính phủ Việt Nam cộng hoà đã đạt được trong chương trình cải cách điền địa. Ông cho rằng chương trình này thành công hơn cả chương trình cải cách

Từ trái ông cựu đại sứ John Negroponte, Ông Hoàng Đức Nhã và ông Nguyển Việt sĩ quan Tiểu đòan 5 nhảy dù
Từ trái ông cựu đại sứ John Negroponte, Ông Hoàng Đức Nhã và ông Nguyển Việt sĩ quan Tiểu đòan 5 nhảy dù. RFA Photo (RFA Photo)

ruộng đất của Tưởng Giới Thạch ở Đài loan. Ông nói những bài học khác nữa từ cuộc chiến Việt Nam đó là:

Hoàng Đức Nhã: Nam Việt Nam đã xây dựng một xã hội dân chủ và phát triển một nền kinh tế phồn vinh, năng động trong khi vẫn phải chiến đấu chống xâm lược.

Đến tham dự hội thảo còn có cựu đại sứ John Negroponte, người đã từng là đại sứ Mỹ tại nhiều quốc gia, tại Liên Hiệp Quốc, là trợ lý của Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vào những năm 60. Ông đã có nhiều gắn bó với Việt Nam trong suốt thời gian chiến tranh. Trả lời câu hỏi có phải người Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam trong cuộc chiến, ông nói:

Khó mà nói rằng một quốc gia đã tham gia vào Việt Nam từ 1950 đến tận 1975, đã gửi 500 ngàn quân sang chiến trường và có hơn 50,000 binh sĩ tử trận, là đã bỏ rơi đồng minh.

Ô.John Negroponte

John Negroponte: Khó mà nói rằng một quốc gia đã tham gia vào Việt Nam từ 1950 đến tận 1975, đã gửi 500 ngàn quân sang chiến trường và có hơn 50,000 binh sĩ tử trận, là đã bỏ rơi đồng minh. Chúng tôi đã có những nỗ lực lâu dài tại Nam Việt Nam, một nỗ lực lâu dài và niềm tin. Nhưng rất tiếc vào lúc đó đã không có đủ những điều kiện cần thiết để cho phép giữ miền Nam Việt Nam là một quốc gia độc lập. Tôi rất tiếc và tôi cho rằng đó là một bi kịch cho cả Việt Nam Cộng Hoà và Mỹ. Nhưng tôi không gọi đó là sự bỏ rơi.

Sau cuộc chiến

Gần 20 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, vào năm 1994, tổng thống Mỹ Bill Clinton rỡ bỏ cấm vận Việt Nam. Năm 1995, hai nước bình thường hoá quan hệ. Kể từ khi hai nước ký kết hiệp định thương mại song phương vào năm 2001 đến nay, thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng từ 1 tỷ đô la năm 2001 lên khoảng 15 tỷ đô la vào năm 2008. Hoa kỳ giờ đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với hơn 20% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đại sứ Negroponte cho biết gần 30 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, ông vẫn thực sự chưa muốn quay trở lại Việt Nam. Ông chỉ quay lại Việt Nam vào năm 2002. Ông rất hài lòng khi thấy kinh tế Việt Nam đang phát triển và quan hệ hai nước đang ngày một phát triển.

Giờ đây đã có những tiềm năng lớn trong quan hệ Việt Mỹ. Tôi thấy đã có những người Việt Nam ở nước ngoài quay trở lại để làm ăn. Khi nói đến Việt Nam, chúng ta nghĩ đến hơn 80 triệu người, nhiều nhu cầu khác nhau, nhiều dự án khác nhau, dự án phát triển hạ tầng, dự án về giáo dục

Ô.John Negroponte

John Negroponte: Tôi phải nói rằng, giờ đây đã có những tiềm năng lớn trong quan hệ Việt Mỹ. Tôi thấy đã có những người Việt Nam ở nước ngoài quay trở lại để làm ăn. Khi nói đến Việt Nam, chúng ta nghĩ đến hơn 80 triệu người, nhiều nhu cầu khác nhau, nhiều dự án khác nhau, dự án phát triển hạ tầng, dự án về giáo dục. Theo tôi hiện đang có một cơn khát về đầu tư giáo dục tại Việt Nam. Vì thế tôi thấy cơ hội lớn cho quan hệ Việt Mỹ. Chúng ta đã chậm trong khoảng 15, 20 năm khi cả hai bên không có quan hệ ngoại giao. Nhưng tôi rất vui là vào đầu những năm 1990, hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tôi nghĩ có tiềm năng lớn cho cả quan hệ song phương lẫn trong khối ASEAN. Vì thế tôi nghĩ quan hệ hai bên chỉ có thể tiếp tục đi lên.

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vấn đề mà hai nước có bất đồng, đó là về vấn đề quyền con người tại Việt Nam. Đây cũng là vấn đề mà Việt Nam bị công luận quốc tế chỉ trích nhiều nhất trong nhiều thập kỷ qua. Đại sứ Negroponte cho rằng Việt Nam cần phải có nhiều cải thiện trong lĩnh vực này để tương ứng với sự phát triển về kinh tế.

Buổi hội thảo là dịp để những người quan tâm đến Việt Nam có dịp nhìn lại một phần lịch sử của một đất nước đã trải qua hai cuộc chiến quá dài lâu chỉ trong vòng một thế kỷ. Đại sứ Negroponte nói rằng chúng ta họp mặt để ôn lại quá khứ nhưng đồng thời cũng hướng tới tương lai, một tương lai tốt đẹp hơn cho người Việt Nam dù ở trong nước hay nước ngoài.

Tạp chí câu chuyện hàng tuần xin được tạm dừng tại đây. Việt Hà xin thân ái tạm biệt quý thính giả và xin hẹn gặp lại vào sáng thứ 3 tuần tới.