Năm 2009, cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO đưa lên hàng Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể của thế giới.
Người dân tộc thiểu số ở miền cao Việt Nam không tự đúc ra được những lọai cồng chiêng bằng kim lọai để có thể tấu lên những âm hưởng rừng núi của mình. Những chiếc cồng chiêng kỳ diệu đó từ đâu mà có, ai đã đúc nên những bộ nhạc cụ lớn nhỏ sáu chiếc, tám chiếc, mười một chiếc, cho các bộ tộc K'hor, Ê Đê, Mạ, J'rai, M'nông, Xê Đăng, Ko …và nhiều nhiều nữa, từ lưu vực vùng Sông Bé miền Nam cho đến tận vùng A Sao A Lưới miền Trung?
Để tìm câu trả lời, mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay mời quí thính giả về làng Phước Kiều, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, gặp ông Dương Ngọc San, người am hiểu về cồng chiêng Tây Nguyên, đang là trưởng Làng Nghề Truyền Thống Đúc Đồng với mười hai hộ nghề chuyên đúc cồng chiêng cho đồng bào dân tộc.
Làng Phước Kiều đã đúc cồng chiêng từ 400 năm
Đó là một nghệ nhân bảy mươi lăm tuổi với kiến thức và khiếu thẩm âm đặc biệt trên từng bộ cồng chiêng của người thiểu số Tây Nguyên:
Cái nghề này đã bốn trăm năm rồi, cha truyền con nối. Hiện trong làng có thờ hai mươi ông tiền hiền , nhưng mà chính thức khai thiên lập địa ở đây là người gốc Thanh Hóa, ông Dương Ngọc Chúc, là ông tiền hiền của tộc Dương chúng tôi.
Theo nghề cha ông từ năm mười bốn tuổi, năm 2008 ông Dương Ngọc San từng đúc một cái chiêng cho công ty du lịch

Đồng Xanh ở Gia Lai, được coi là cái chiêng lớn nhất Châu Á. Ông cũng từng tham gia nhiều hội chợ làng nghề cấp tỉnh và cấp Quốc Gia, được trao tặng danh hiệu nghệ nhân tài hoa nhờ tài đúc cồng chiêng, đặc biệt năng khiếu thẩm âm và định âm lượng cho âm thanh cồng chiêng được chính xác theo sắc thái, theo yêu cầu của từng vùng từng bộ tộc miền cao. Nói với Thanh Trúc, ông Dương Ngọc San khẳng định người dân tộc không thể và không có phương tiện để tự đúc cồng chiêng mà phải nhờ những tay đúc đồng lành nghề của làng Phước Kiều:
Cái nghề này đã bốn trăm năm rồi, cha truyền con nối. Hiện trong làng có thờ hai mươi ông tiền hiền , nhưng mà chính thức khai thiên lập địa ở đây là người gốc Thanh Hóa, ông Dương Ngọc Chúc, là ông tiền hiền của tộc Dương chúng tôi.<br/>
Nói chung cái cồng chiêng Tây Nguyên tính từ Bình Phước tới A Lưới, được UNESCO thừa nhận, là do tư nhân trong làng Phước Kiều chúng tôi làm từ đã cách đây bốn trăm năm. Họ chỉ biết xài, họ thẩm âm lại. Ví dụ A Sao A Lưới thì chỉ biết thẩm âm tiếng của A Sao A Lưới chứ không biết thẩm âm tiếng của Gia Lai hoặc của Lâm Đồng. Họ biết đánh biết nhảy múa nhưng họ không biết sản xuất. Cái cồng chiêng đó xuất phát từ làng Phước Kiều.
Khi mà đúc sản phẩm gọi là cái phôi, tưởng tượng như là một miếng đồng thôi, nặng ba ký lô, mà muốn cho nó kêu thì phải bào gọt nó còn hai ký lô, rồi tùy theo dân tộc của mỗi vùng mà mình thẩm âm theo ý muốn của họ.
Theo tiếng dân tộc ví dụ độ dài của chiêng là ba phân thì dân tộc gọi là “bù ráp”, hai phân năm gọi là “bù ráp le”, còn hai phân gọi là “le”. Phải am hiểu những cái đó mới thẩm âm được.
Ngày trước, người của làng nghề Phước Kiều đúc cồng chiêng rồi mang lên núi bán cho người dân tộc. Nhưng bây giờ thì chính người miền cao đi xuống đồng bằng, tìm tới làng Phước Kiều để đặt những bộ cồng chiêng cho bộ tộc của họ<br/>
Ngày trước, người của làng nghề Phước Kiều đúc cồng chiêng rồi mang lên núi bán cho người dân tộc. Nhưng bây giờ thì chính người miền cao đi xuống đồng bằng, tìm tới làng Phước Kiều để đặt những bộ cồng chiêng cho bộ tộc của họ:
Nhưng mà từ ngày giải phóng tới giờ vì đường thông thương dễ, thành ra dân tộc ví dụ ở Bình Phước, trước gọi là Sông Bé, ra tới A Lưới A Sao ở Thừa Thiên Huế, họ vô tận nhà mình họ đặt luôn.
Tiếp xúc nhiều với người của mấy chục bộ tộc miền cao, ông Dương Ngọc San còn am hiểu những khác biệt trong cách gọi tên cồng chiêng của người Tây Nguyên:
Mỗi danh từ mỗi vùng nó kêu khác. Thí dụ cái mà có cái núm thì mình gọi là cái chiêng, nhưng mà ở Gia Lai thì gọi là cái cồng. Cái mặt bằng mình gọi là thanh la nhưng Gia Lai gọi là cái chiêng.

5
Courtesy Làng Nghề Phước Kiều
Bộ của người J’rai gồm mười một cái, ba cái chiêng tám cái cồng. Có thể một lần họ xuống đặt cả mười mấy bộ chứ không phải đặt từng cái. Tiếng của bộ cồng tám cái cũng như dây đàn “sol do la mi”, cũng từ giọng lớn tới giọng nhỏ, từ giọng thanh tới giọng trầm. Nếu chỉ mua một cái thì nó lạc điệu đi, do đó họ đặt một lần một bộ mười một cái. Nhiều khi nhà nước xuống đặt một lần mấy chục bộ để về phân phát cho người dân tộc.
Tiếng của bộ cồng tám cái cũng như dây đàn "sol do la mi", cũng từ giọng lớn tới giọng nhỏ, từ giọng thanh tới giọng trầm. Nếu chỉ mua một cái thì nó lạc điệu đi, do đó họ đặt một lần một bộ mười một cái.<br/>
Rồi như để chứng minh cho quí vị thấy sự am hiểu về từng lọai cồng chiêng của từng dân tộc thiểu số như thế nào, ông Dương Ngọc San vừa trình bày vừa dẫn giải:
Nói chung rất nhiều nhạc cụ, ví dụ hai thiết tùng âm của dân tộc Ko, chiếc này để xa chiếc kia chừng năm bảy tấc tây, đánh một chiếc thì một chiếc kêu gọi là chiêng đôi. Bây giờ tôi đánh chiêng đôi:
Đó là đánh, bây giờ bắt đầu tôi nhịp, chừ là đánh nhịp để nhảy:
Đó là một điệu của dân tôc Ko, huyện Cà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Bây giờ của dân tộc Cà Tu ở Quảng Nam với Thừa Thiên Huế:
Nói chung dân tộc mỗi xứ là cái tiếng nó khác nhau. Tôi đánh cho nghe cái mà dân tộc đó dùng gọi là chiếc tạ:
Quí vị vừa nghe một vài âm điệu đơn sơ nhưng cuốn hút của cồng chiêng, chưa phải những âm thanh phong phú của một giàn cồng chiêng sáu cái, tám cái hay mười một cái cùng được tấu lên một lúc:
K'tu thì chỉ thẩm âm của K'tu chứ không thể thẩm âm của Giải Tiên hay của Mạ được. M'nông chỉ thẩm âm của M'nông chứ không thể thẩm âm của J'rai được. Còn riêng mình, dãy núi Trường Sơn chỗ nào có dân tộc mình đều thẩm âm được hết.<br/>
Người dân tộc chỉ mua về để dùng thôi. Thời buổi chiến tranh, cồng chiêng bị bỏ lăn bỏ lóc ở ngòai núi ngòai khe nó lạc âm hết cả thì người ta cũng chỉ sửa để cho có âm thanh thôi chứ thẩm âm cho đúng với tiếng của nhạc cụ mình vừa đánh thì người ta làm không được. K’tu thì chỉ thẩm âm của K’tu chứ không thể thẩm âm của Giải Tiên hay của Mạ được. M’nông chỉ thẩm âm của M’nông chứ không thể thẩm âm của J’rai được. Còn riêng mình, dãy núi Trường Sơn chỗ nào có dân tộc mình đều thẩm âm được hết.
Am hiểu âm thanh của từng bộ lạc
Giải thích vì sao ông rành về âm điệu và nhạc cụ cồng chiêng của những người dân tộc Tây Nguyên đến vậy, một khả năng mà không phải ai cũng có được, ông Dương Ngọc San kể:

Trong thời gian trước, hồi thời kỳ bao cấp, hồi đó kinh tế khó khăn. Đói quá rồi bố con mới xách đồ nghề đi thẩm âm, đi làm lại những cái chiêng bị mất âm thanh của họ. Từ sông Bé mà tới A Lưới là bố con tôi đều lội, sống chung với đồng bào dân tộc, nhờ cái đó mà biết hết những âm thanh của mỗi dân tộc.
Rất bình thường, cũng như họ tới nhà tôi họ ở thì coi họ cũng như mình. Muốn học được cái nghề thì phải ăn uống ngủ chung với họ. Nhờ vậy tôi am hiểu hết.
Không phải đúc ra một cái cồng cái chiêng mà nó kêu liền. Đúc ra là phải thẩm âm, nhưng dù có thẩm âm giỏi đi nữa mà không biết pha kim lọai [thì cũng vô ích], mà pha kim lọai là cái bí quyết gia truyền của gia tộc<br/>
Để có bộ cồng chiêng với âm thanh tốt và chính xác, ông Dương Ngọc San chia sẻ:
Đó là pha kim lọai. Không phải đúc ra một cái cồng cái chiêng mà nó kêu liền. Đúc ra là phải thẩm âm, nhưng dù có thẩm âm giỏi đi nữa mà không biết pha kim lọai [thì cũng vô ích], mà pha kim lọai là cái bí quyết gia truyền của gia tộc chứ không phải nói trong làng mưới mấy hộ mà ai cũng làm được. Cái đó bố truyền từ con rồi từ con truyền xuống chứ có phải họ tới họ học nghề mình đâu.
Đối với nghệ nhân có khả năng lắng nghe và phân biệt âm hưởng khác nhau của từng lọai cồng chiêng này, thì:
Âm thanh dễ nhất là Ê Đê ở Đắc Lắc vì nó sáu chiếc hoặc tám chiếc mà chỉ gỏ cong cong thôi, cái đó không cần pha kim lọai tốt. Cái âm thanh đặc biệt là của dân tộc Ko hoặc K'tu của Quảng Nam cũng như bộ sáu chiếc của dân tộc Mạ ở Lâm Đồng.
Bây giờ tôi bắt đầu đánh cái nhạc cụ của dân tộc Mạ ở Lâm Đồng, chính thức của nó là sáu cái, phụ thêm hai cái núm nữa là tám. Nhạc của họ nếu mà đánh thì phải mười mấy người nhưng tôi chỉ có một mình và đánh từng cái một, con cái nó đi làm ăn hết rồi. Bắt đầu biểu diễn nghe:
Đó là chiếc lớn nhất, danh từ của dân tộc gọi là chiếc vòng. Cứ thế vừa đánh vừa nhảy mà có lễ hội Đâm Trâu hay Mùa Lúa Mới đó. Cái lớn là đánh hai tiếng, còn những cái nhỏ là đánh từng tiếng một. Bây giờ tôi đánh cái thứ nhì;
Tiếp tục cái thứ ba:
Ngày xưa, người dân tộc trên vùng Tây Nguyên vì cần cồng chiêng nên đã nhập lọai cồng hay chiêng từ Miến Điện. Nhiều bộ tộc hiện còn giữ những cổ vật trăm năm không thể nhầm lẫn và cũng không thể bắt chước cách đúc của dân tộc thiểu số bên Miến<br/>
Đó là nhạc cụ của dân tộc Mạ Lâm Đồng, đúng ra là sáu người vừa đánh vừa nhảy mới hay, còn tôi chỉ đánh từng chiếc một. Những đoàn làm phim của nước ngòai vào là tôi phải làm từ A đến Z. Chừ nếu mình thu nội cái nhạc không mà thiếu người biểu diễn thì nó không được hay.
Người Ê Đê ở Đaklak cũng sáu chiếc vừa đánh vừa nhảy:
Ngày xưa, theo lời ông Dương Ngọc San, người dân tộc trên vùng Tây Nguyên vì cần cồng chiêng nên đã nhập lọai cồng hay chiêng từ Miến Điện. Ông nói nhiều bộ tộc hiện còn giữ những cổ vật trăm năm không thể nhầm lẫn và cũng không thể bắt

chước cách đúc của dân tộc thiểu số bên Miến:
Họ cũng có lọai cồng như mình, đặc biệt tiếng kêu không bằng của mình, nhưng mà nói về thời gian lâu là ba bốn trăm thì cái đó qua bên mình cũng nhiều. Có thể một cái nó bốn ký lô, đổi có thể một con trâu chín mười triệu luôn. Quí là quí cái đó. Nhưng mà khi nó bị lạc âm thì sửa rất khó, nếu không biết mà phả cái búa vô là nó bễ.
UNESCO thừa nhận là di sản văn hóa thế giới
Đúc cồng chiêng là nghề truyền thống, nhưng yêu mến âm nhạc cồng chiêng và hãnh diện về nét văn hóa phong phú của núi rừng âm u bạt ngàn đó thì lại liên quan đến tấm lòng. Khi nghe tin UNESCO thừa nhận cồng chiêng là di sản văn hóa thế giới, ông đã:
Quá sức mừng. Từ hồi nào tới giờ là ông bà mình chỉ biết làm ra và chỉ biết bán chứ không được cái tiếng tăm. Chừ nghe đùng một cái được thế giới công nhân, quá mừng đến nỗi mà không ăn mấy ngày luôn.
Quá sức mừng. Từ hồi nào tới giờ là ông bà mình chỉ biết làm ra và chỉ biết bán chứ không được cái tiếng tăm. Chừ nghe đùng một cái được thế giới (UNESCO) công nhân, quá mừng đến nỗi mà không ăn mấy ngày luôn.
Nghệ nhân Dương Ngọc San
Nghệ nhân Dương Ngọc San cũng mang trong lòng một tâm sự không được giải tỏa, đó là nỗi lo bị mai một:
Tôi cũng rất băn khoăn, bảy mươi lăm tuổi rồi, có ba con trai thì truyền lại như vậy thôi chứ còn theo gót tôi mà làm như thế này thì không thể được. Tôi tự nghĩ và không phải tự hào nhưng mà trong làng này chắc được một như tôi.
Muốn truyền lại cho con cháu thì cái nghề phải tiếp tục, mà hiện nay đầu ra nó yếu, đồng vốn mình không có. Họ có đặt thì mới làm, nhưng không lẽ con cứ ở nhà chờ họ đặt hàng, do đó hắn đi làm thợ mộc thợ hồ Chứ còn hồi trước ông bà để lại thì con cháu cứ tiếp tục làm.
Hồi đó nói chung rất đắt đỏ, rồi thời gian đây bị ngưng thành ra sợ rằng nó sẽ mai một. Mà điểm thứ nhất là phải yêu nghề bởi cái nghề nó quá cực khổ, theo học để làm được như tôi thì chắc cũng hơi khó. Con tôi cũng làm trong mức độ thôi. Không có sản xuất thì đâu dễ theo nghề này được, tính kinh tế thì nó phải đi tìm nghề khác.
Cái làng nghề nó nghèo. Nếu có một nơi nào nâng đỡ thì cái làng nghề này sẽ lên chứ không phải là mai một.
Lo thì lo, không ai nỡ lay một giấc mơ , không ai cấm được nghệ nhân cao tuổi, trưởng Làng Nghề Truyền Thống Đúc Đồng Phước Kiều này, nói về ước ao của mình:
Muốn truyền lại cho con cháu thì cái nghề phải tiếp tục, mà hiện nay đầu ra nó yếu, đồng vốn mình không có. Họ có đặt thì mới làm, nhưng không lẽ con cứ ở nhà chờ họ đặt hàng, do đó hắn đi làm thợ mộc thợ hồ<br/>
Nếu hiện nay mà tôi có một số vốn thì tôi vẫn lội từ sông Bé tới A Lưới. Nếu có sản xuất thì nghề này mới không mai một. Bản thân tôi thì dù có tốn một hai ngày tôi vẫn cố gắng hiểu chừng nào trình bày chừng nấy, để đưa cái làng nghề, cái tiếng tăm làng nghề của ông cha mình lên. Đó là điều vinh dự nhất của cái làng tôi và riêng gia đình tôi.
Quí thính giả vừa nghe câu chuyện đầu tiên về cồng chiêng Tây Nguyên qua phần trình bày và minh họa của ông Dương Ngọc Sang, trưởng Làng Nghề Truyền Thống Đúc Đồng tại làng Phước Kiều, xã Điện Biên, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Những âm thanh cồng chiêng trong bài hôm nay phần nào còn khá thô sơ so với những âm điệu vang vọng cuốn hút đích thực và tự nhiên của cồng chiêng từ rừng núi Tây Nguyên bao la.
Đề tài Cồng Chiêng Tây Nguyên, linh hồn và tiếng nói của núi rừng và người dân tộc, sẽ trở lại một ngày gần đây, với nỗ lực từ những người trong và ngòai nước hầu phát huy, bảo tồn di sản văn hóa quí báu được UNESCO công nhận.
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.