Kết quả của vụ đình công ở công ty Cổ phần Giày Yên Viên

Đình công xảy ra khi cùng lúc nhiều công nhân trong một hãng xưởng đột nhiên ngưng việc để yêu cầu chủ nhân tăng lương, điều chỉnh giờ giấc và chính sách trợ cấp lao động hợp lý.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cấp cao ở Việt Nam, giải thích: Công nhân đình công vì nhiều lý do, trong đó nỗi bật là công nhân không cảm thấy hài lòng về sự trả lương, sự đối xử.

Một nữ công nhân may mặc ở trong nước khẳng định đình công xảy ra là vì quyền lợi của công nhân không được bảo đảm:

Công ty không lo lắng được cái gì cho công nhân hết thì người ta có quyền đấu tranh và đấu tranh chính đáng chứ chị.

Từ đầu tháng Sáu, nhiều vụ đình công liên tiếp xảy ra khắp nơi trong nước, mà báo chí ở Việt Nam gọi là những vụ ngưng việc tập thể . Đình công chẳng còn là chuyện lạ ở Việt Nam, vấn đề mà mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay muốn trình bày là giới thẩm quyền trong nước giải quyết yêu sách của giới lao động thấp cổ bé miệng như thế nào.

Làm nhiều, lương ít

Thí dụ điển hình là vụ đình công tại Công ty Cổ Phần Giày Yên Viên ở thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội, từ ngày 9 đến ngày 16 tháng Sáu, với hơn bốn trăm nữ công nhân tham gia. Lương tháng tính trên một đầu người làm cho công ty là tám trăm ngàn đồng bạc. Chị Lê Thị Bảy, đang làm cho Công Ty Cổ Phần Giày Yên Viên, nói rằng mức lương đó không thấm vào đâu:

Làm sao mà đủ hở chị, bọn em thì cũng nhờ chồng là chính chứ còn nếu lương của bọn em như thế làm sao đủ được ạ…

<i>Trước kia cũng có hơn một nghìn công nhân là cả nam cả nữ, thế nhưng mà cái đồng lương thấp quá , một số người người ta thôi việc để đi tìm việc khác . Cả công ty bây giờ có hơn bốn trăm công nhân, toàn bộ là rủ nhau đình công chị ạ. </i>

Sản phẩm của Công Ty Cổ Phần Giày Yên Viên được bán qua cho môi giới Đài Loan để họ sang tay cho các tổ hợp lớn ở nước ngoài như Nike chẳng hạn. Ngay từ đầu công ty này có hơn ngàn công nhân chứ không phải mấy trăm như bây giờ:

Trước kia cũng có hơn một nghìn công nhân là cả nam cả nữ, thế nhưng mà cái đồng lương thấp quá , một số người người ta thôi việc để đi tìm việc khác . Cả công ty bây giờ có hơn bốn trăm công nhân, toàn bộ là rủ nhau đình công chị ạ.

Cũng vì giữa đường thấy cảnh bất bình mà một cư dân Hà Nội, anh Hoàng, trở thành nhân chứng tự nguyện trong vụ đình công tại Công Ty Cổ Phần Giày Yên Viên ở huyện Gia Lâm , không xa trung tâm thủ đô bao nhiêu:

Khi đi ngang qua tôi thấy cuộc đình công, hơn bốn trăm công nhân tham dự. Tôi vào tôi hỏi một vài người tại sao tụ tập đông thế này, thì những người đó nói là bọn em đang đình công là bởi vì chúng em làm việc trong cái điều kiện thời gian quá là nhiều mà đồng lương thì quá rẻ mạt. Khi tôi gặp mọi người là ngày 14 tháng Sáu mà mọi người nói là đã đình công từ ngày mồng 9 tháng Sáu cơ, nhưng mà cho đến thời điểm này không có một người nào quan tâm đến cái việc đình công của bọn em cả.

Tôi mới hỏi họ là cái nhu cầu cái đòi hỏi của bọn em là như thế nào và được đáp ứng như thế nào thì họ nói một ngày họ phải làm việc từ 7:30 sáng cho đến 19 giờ chiều, đồng lương trung bình vào khoảng tám trăm ngàn Việt Nam một tháng, cai đòi hỏi của chúng em là bây giờ nâng cho chúng em mức lương lên , là mỗi ngày làm việc thì là trả cho chúng em ba mươi nhăm ngàn. Ba mưới nhăm ngàn đồng một ngày làm việc.

Thế tôi tính 35.000 một ngày, một tháng họ làm 28 ngày, cũng chỉ được có hơn 900.000 thôi. Như vậy cái đòi hỏi của họ nâng lương lên không phải là quá cao. Và cái giờ làm thì họ đòi giảm xúông có một tiếng đồng hồ thôi. Tức hiện nay họ phải làm mưới một giờ ba mưới phút một ngày, gần mưới hai tiếng đồng hồ đó, họ chỉ xin giảm xuống một tiềng đồng hồ thôi, và nâng lương lên cũng không đáng kể.

Nhưng mà không có ai đáp ứng cái nhu cầu đấy của họ cả, không g có người nào ra nói chuyện cả. Thậm chí những người công nhân ấy do trình độ thấp họ có hỏi tôi là “thế chúng em đính công như thế này thì chúng em có vi phạm pháp luật không?”

Tôi nói thẳng luôn cái nhu cầu đòi hỏi của các em là chính đáng , còn nếu các em vi phạm pháp luật thì vi phạm ở điểm nào thì đáng ra là những cơ quan chức năng, những cơ quan bảo vệ quyền lợi người lao động người ta phải hướng dẫn các em làm thế nào để không vi phạm pháp luật nhà nước.

Công đoàn và ban giám đốc

Càng hỏi tới thì anh Hoàng mới biết ra cách xử lý của ban giám đốc Công Ty Cổ Phần Giày Yên Viên :

<i>Để đối phó thì lãnh đạo nhà máy họ không tăng lương cho công nhân mà họ tăng lương cho những người tổ trưởng và quản đốc lên , mục đích là để những người này tăng cường cái việc giám sát, kiểm soát chặc chẽ công nhân hơn. <br/> </i>

Anh Hoàng

Để đối phó thì lãnh đạo nhà máy họ không tăng lương cho công nhân mà họ tăng lương cho những người tổ trưởng và quản đốc lên , mục đích là để những người này tăng cường cái việc giám sát, kiểm soát chặc chẽ công nhân hơn. Tôi hỏi thái độ của nhà máy trả lời các em như thế nào, họ nói lãnh đạo nhà máy cử trực tiếp chị quản đốc phân xưởng tên là Tú Yên, thì mắng chị em công nhân”chúng mày là đồ vô dụng”. Tức là không có ai đứng ra bênh người ta cả.

Vậy còn công đoàn thì đóng vai trò gì trong vụ đình công này, anh Hoàng kể tiếp:

Họ nói chủ tịch công đoàn huyện Gia Lâm là bà Dương Thị Vân Hải đến để giải quyết thì lại không bảo vệ quyền lợi của chị emcông nhân. Họ đã đứng về phía ban lãnh đạo của nhà máy. Thị họ nói là “chúng mày không đi làm họ sẽ cắt hợp đồng và chúng mày không được cái gì cả , không ai đứng về phía chúng mày để bảo vệ…đấy…Chúng mày đang đi xe đạp bây giờ chúng mày lại còn đòi đi xe máy , sao chúng mày không đi làm việc cứ như bình thường đi? “

Tức là ý nói cái đòi hỏi của chị em công nhân quá cao ấy, và họ nói họ dùng từ “chúng mày” tức là coi rất rẻ rúng các chị em công nhân. Tôi nghe mà không thể chấp nhận được một cái việc như thế, và chị em công nhân cứ đứng lủi thủi ở ngoài cửa đó.

Sau gần một tuần bãi công, yêu cầu của các chị em công nhân được giải quyết như thế nào:

Sau đó thì lãnh đạo nhà máy viết ra một cái bản thông báo ở ngoài cửa với nội dung như sau: “Đến ngày 14 tháng sáu năm 2008, nếu công nhân nào không có mặt để làm việc thì công ty coi như người đó tự ý bỏ việc. Đó là ý chính trong bản thông báo ghi ngay ở cửa công ty .

Đe dọa

Do bị cảnh báo trên giấy trắng mực đen như vậy, lại không được ai hổ trợ và bênh vực, các nữ công nhân Công Ty Cổ Phần Giày Hưng Yên sợ mất việc nên phải người trước kẻ sau quay trở lại xưởng . Cuộc đình công coi như chấm dứt vào ngày 16. Chị Lê thị Bảy nói:

Kiểu như là lãnh đạo công ty dọa là nếu không vào làm thì cúp hợp đồng đấy, thì là có một số chị em là đi vào, với lại cũng có một số là bị bảo vệ với lại lãnh đạo ra dồn vào, kiểu người ta bắt ép mình phải vào , thúc ép mình vào để họp. Hôm đó thì họ cũng hứa sẽ giảm một giờ làm và sẽ tăng lương nhưng mà người ta chỉ nói bằng miệng thôi.

Đến giờ bọn em vẫn chưa có văn bản đánh xuống để tăng lương. Hôm qua các tổ trưởng đi họp về thì bảo lãnh đạo vẫn nói là chưa thể tăng lương được tại vì sản phẩm ra vẫn ít và có có một số giày lại bị hỏng, người ta vẫn nói chưa thể tăng lương được. Thì em cũng hỏi các chị đấy, các chị cũng bảo là nếu như một hai tháng mà không tăng lương lên thì đình công nữa.

Với anh Hoàng , câu trả lời bật lên trong đầu là phải chăng khi chủ nhân cố ý không ra mặt giải quyết mà chỉ đe dọa chính là để công nhân nản lòng trước những đỏi hỏi chính đáng của họ:

Người ta đi làm ngay ngày 16 tháng Sáu rồi, tức là cuộc biểu tình kéo dài trong một tuần, vì họ quá mệt mỏi không có ai giúp đỡ . Hơn nữa cái đấu tranh và cái trình độ của họ yếu kém do vậy giới lãnh đạo nhà máy lợi dụng vào những cái đó để gây sức ép đối với họ.

Công đoàn thì tôi nghĩ đã được công ty mua chuộc, do vậy tuyên bố với công nhân những điều không đẹp lắm. Họ không biết phải móc nối như thế nào để mà đấu tranh cho quyền lợi của họ được tốt hơn.

Thật ra thời tiết thì nóng nực, cứ đứng ở bên ngoài nó cũng mệt mỏi và gần như không ai hỏi han gì đến họ cả họ cũng chán. Cái việc hợp tác để giành quyền lợi không có người đứng ra tổ chức, không vạch kế hoạch cụ thể mà hoàn toàn tự phát, nên họ nhanh chóng bị tan rã khi mà lãnh đạo cứ để cho chị em công nhân biểu tình mãi mà không thấy mang lại kết quả thì tự họ sẽ chán dần ấy mà…

Được hỏi báo chí ở Hà Nội có đưa tin gì về vụ ngừng việc tập thể ở Công ty Cổ Phần Giày Yên Viên không, anh Hoàng đáp:

Chính cái buổi mà tôi xúât hiện hôm 14 đấy, tôi đứng lại trong vòng khoảng 50 đến 60 phút bởi tôi biết là trong tình trạng như thế là không có lợi cho tôi, tôi phải đi ngay để tiếp cận với bạn tôi là các nhà báo thí dụ báo Quân Đội Nhân Dân này, báo Tuổi Trẻ này, báo Thanh Niên này. Tôi điện ngay cho bạn tôi ở các báo đấy để thông báo về cái tình hình như thế . Tôi đã liên lạc với tất cả các báo nhưng không một cơ quan báo chí nào nhảy vào. Mặc dù nó nằm ngày tại Hà Nội nhưng không một cơ quan báo chí nào lên tiếng , thực sự tôi rất thất vọng.

Một xã hội quá bất công

Anh nói bài học mà anh rút tỉa từ tấm lòng nồng nhiệt của mình là:

Tôi thấy rất thương họ, hơn bốn trăm con người không được ai bảo vệ cả. Ngay cả cái việc họ đình công họ còn hỏi tôi là bọn em làm như thế này có vi phạm pháp luật hay không. Thật ra ở cái đất nước này nếu hỏi tôi một người có trình độ đại học tôi cũng không trả lời được huống chi là những người có trình độ thấp. bây giờ ta phải đặt vấn đề nếu đình công hợp pháp thì ai sẽ là người hướng dẫn để họ tổ chức cuộc đình công được gọi là hợp pháp?

<i>Tôi thấy rất thương họ, hơn bốn trăm con người không được ai bảo vệ cả. Ngay cả cái việc họ đình công họ còn hỏi tôi là bọn em làm như thế này có vi phạm pháp luật hay không. <br/> </i>

Anh Hoàng

Không ai làm cái việc đấy cho họ cả. Và người đứng ra làm cái việc đấy cho họ thì lại xỉ vả họ. Những cơ quan chức năng và những ngươi có đủ thẩm quyền để đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì họ lại không làm như thề mà lại quay sang sĩ nhục người lao động không được học hành đến nơi đến chốn, người ta thiếu đủ thứ về thông tin về tất cả thì bây giờ cứ lợi dụng những việc đấy để chèn ép họ.

Tôi thấy một xã hội quá bất công và cái vi phạm về nhân quyền nó quá lớn nó quá hiển hiện ở đây. Tôi không lạ lẫm gì với những cuộc đình công ở Việt Nam cả, nó quá nhiều luôn. Như ở ngay tại Hà Nội mà ngay cái việc cụ thể như thế này mà không ai dám sờ vào thì tôi nghĩ rằng nó đến cái mức không chấp nhận được rồi. Người ta không quan tâm đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người lao động bần hàn . Đó là cái mà tôi bức xúc nhất.

Người công nhân Việt Nam đình công rõ ràng là vì làm việc nặng nhọc mà đồng lương không thỏa đáng, không đủ trang trải vật giá càng ngày càng cao. Hồi tháng Năm, trả lời đài Á Châu Tự Do về vấn đề đình công, viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam , giáo sư tiến sĩ Trần Đình Thiên, cho rằng lạm phát và vật giá gia tăng cũg là một trong những nguyên nhân dẫn tới đình công bởi nó ảnh hưởng trước nhất tới giai cấp công nhân có thu nhập thấp:

Cho nên buộc cả phía doanh nghiệp lẫn chính phủ phải có những ứng phó thích hợp để khôi phục ổn định tư tưởng cho công nhân cũng như việc làm của họ. Tôi cho rằng cả phía doanh nghiệp cũng phải có những phản ứng thích hợp , phải bảo đảm đời sống của công nhân . Nhà nước cũng phải có biện pháp hổ trợ.

Quyền của người lao động

<i>Đình công là quyền của người lao động nhằm mục đích thụ hưởng một chế độ đãi ngộ tốt hơn. Luật Việt Nam cũng thừa nhận đó là quyền chính đáng của người lao động, phải bảo đảm cho họ. </i>

Theo báo cáo tại hội nghị Đoàn Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam hôm 16 và 17 tháng Sáu, thì từ đầu năm đến giờ đã có ba trăm ba mươi vụ đình công trên toàn quốc. Điều đáng lưu ý trong báo cáo là tất cả những vụ đình công này đều trái luật bởi không đúng trình tự và thủ tục pháp luật, không do công đoàn lãnh đạo.

Luật sư Bùi Quang Nghiêm, phó chủ nhiệm Đoàn Luật Sư thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định:

Đình công là quyền của người lao động nhằm mục đích thụ hưởng một chế độ đãi ngộ tốt hơn. Luật Việt Nam cũng thừa nhận đó là quyền chính đáng của người lao động, phải bảo đảm cho họ. Còn nếu đình công mà phải có công đoàn thì tôi cho rằng cần phải xem lại. Tôi là thành viên công đoàn , tôi đóng phí cho công đoàn nhưng mà khi tôi đình công tôi lại cầu cạnh ông này cho đình công nữa à? Vô lý, cái này tôi thấy phải xem lại.

Hôm thứ Ba vừa qua, một ngàn ba trăm công nhân thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn Khải Hoàn Môn ở đường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, đình công đòi tăng lương. Ngay trong ngày, lãnh đạo công ty họp bàn và quyết định nâng mức lương cơ bản từ hơn tám trăm ngàn lên trên một triệu đồng một tháng, cộng thêm tiền ăn trưa bảy ngàn đồng một ngày. Mong rằng những nữ công nhân thuộc công ty cổ phần Giày Yên Viên ở Gia Lâm cũng được may mắn như vậy.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi và Thanh Trúc sẽ trở lại tối thưa Năm tuần tới.