Tổ chức I can và chặng đường một thập niên ở Việt Nam

Người Việt ở hải ngọai không chỉ mãi bận vì sinh kế và gầy dựng tương lai mà còn nặng lòng với việc giúp đỡ bà con nghèo khó bên nhà.

0:00 / 0:00

Có thể nói những chương trình hỗ trợ tài chính, y tế, giáo dục, thiên tai, rồi miếng ăn và cái mặc cho người thiếu khó ở quê nhà, là một phần trong sinh họat của người Việt bên ngoài.

Trẻ em thì không còn biên giới

Đêm nay, vào khi nhà nhà quây quần tạ ơn nhau nhân mùa Thanksgiving, Thanh Trúc gởi đến quí vị mẫu chuyện ý nghĩa về I Can, chữ tắt của International Children Assistance Network, một tổ chức của người Mỹ gốc Việt ở California với tôn chỉ giúp đỡ trẻ nghèo Việt Nam, và I Have A Dream, một CD với tiếng hát của bé Trúc Cầm, nhằm gây quĩ để có thể đóng góp thêm tiền mua sách vở cũng như góp thêm tiền vào chương trình một xe đạp cho một học sinh nghèo mà I Can đã và đang thực hiện lâu nay.

Hôm 21 vừa qua, I Can kỷ niệm mười năm thành lập, tường trình những họat động một thập niên qua tại Việt Nam. Từ thành phố San Jose, Bắc California, chị Vương Ngọc Quyên, cho biết ngoài chị còn hai người đồng sáng lập I Can nữa là thầy Pháp Chơn, một tu sĩ Phật Giáo, và chị Vương Thu Nga cũng ở Bắc California

I Can ra đời năm 2000, tên tắt là I Can còn tên nguyên thủy là International Children Assistance Network. Lúc xưa chúng tôi nghĩ một ngày nào đó hội sẽ lớn mạnh đi khắp thế giới vì làm việc cho trẻ con mà trẻ con là không biên giới, và từ Mỹ mà đi về làm việc ở Việt Nam thì nó đã là international.

I Can ra đời năm 2000, tên tắt là I Can còn tên nguyên thủy là International Children Assistance Network. Lúc xưa chúng tôi nghĩ một ngày nào đó hội sẽ lớn mạnh đi khắp thế giới vì làm việc cho trẻ con mà trẻ con là không biên giới,<br/>

Nhưng mà trong những trận như tsunami thì hội cũng có góp một tay, lần đó gây quĩ được một trăm ngàn để mang qua giúp đồng bào bên Sri Lanka.

Năm 2000, dự án đầu tiên của I Can ở Việt Nam là bảo trợ cho trẻ nghèo và mồ côi ở Làng Vạn Hạnh, Bà Rịa, Vũng Tàu:

Lúc đó mỗi một em được sáu mươi đồng (USD) một năm, giúp vào tiền học phí để giữ cho các em ở trong trường. Tại vì ở Việt Nam trẻ em chừng mười tuổi mà con nhà nghèo thì nhiều khi phải ở nhà trông em cho ba mẹ đi làm. Các em bỏ học như vậy khi lớn lên cũng sẽ không có tương lai. Làng Vạn Hạnh cách Saigon khoảng bảy mươi cây số, lúc tìm đến năm 2000 thì làng này còn nghèo lắm và ít người biết đến lắm. Thành ra nheo nhóc trong làng đó khoảng sáu trăm em thì I Can bảo trợ được ba trăm.

Cứ đều đặn như vậy, bước đầu của năm 2000 là mỗi tháng ba trăm em nhỏ mồ côi được mỗi em năm đô la, và cứ mỗi quí thì các em được một bữa ăn thịnh sọan hơn ngày thường. Bên cạnh đó mỗi năm I Can về tổ chức trại hè cho các em có dịp vui chơi nghỉ dưỡng.

Ngân quĩ để tài trợ cho các sinh họat ở Việt Nam hoàn toàn là từ trong cộng đồng, từ bà con cô bác người cho năm đồng, người cho một trăm người cho một ngàn. Cứ như vậy mà có tiền để giúp cho trẻ em nghèo bên Việt Nam.

Chương trình phát xe đạp cho các em học sinh nghèo của I Can. Source I Can.org
Chương trình phát xe đạp cho các em học sinh nghèo của I Can. Source I Can.org (Source I Can.org)

Không chỉ nuôi ăn nuôi mặc, trong một thập niên qua mỗi năm I Can phát học bổng cho trên ba ngàn hai trăm học sinh. I Can còn mở thêm những chương trình về chăm sóc y tế, về cứu trợ thiên tai bão lụt ở trong nước:

Không chỉ nuôi ăn nuôi mặc, trong một thập niên qua mỗi năm I Can phát học bổng cho trên ba ngàn hai trăm học sinh. I Can còn mở thêm những chương trình về chăm sóc y tế, về cứu trợ thiên tai bão lụt ở trong nước<br/>

Nói về giáo dục về học bổng thì bắt đầu là làng Vạn Hạnh, sau đó ra Huế rồi Quảng Nam theo lời giới thiệu của những người quen biết và tin tưởng, tìm đến những nơi mà các em thật sự là nghèo khó thật sự là cần sự giúp đỡ.

Thành ra bây giờ I Can làm việc ở Vạn Hạnh, Huế, Quảng Nam, và I Can cũng góp một tay với chương trình ADAPT của Vòng Tay Thái Bình (Pacific Links), để giúp cho các em gái ở dọc biên giới Việt Nam Campuchia, giữ cho các em ở trong trường để không rơi vào tay những kẻ buôn người nữa.

Được hỏi tại sao ngoài những công việc khá nặng tại Vũng Tàu, Huế và Quảng Nam ra, I Can lại còn tiếp sức với Pacific Links, tổ chức thiện nguyện đến từ Hoa Kỳ, chuyên hỗ trợ và giúp đỡ nạn nhân bị buôn vào đường mãi dâm từ Việt Nam sang Campuchia có thể phục hồi nhân phẩm và tái hòa nhập xã hội, chị Vương Ngọc Quyên giải thích:

Từ I Can mà nhìn, giúp cho các em đi học là cái chuyện thứ nhất I Can muốn làm và cảm thấy nên làm. Bên ADAPT cũng có chương trình giữ cho các em đi học để mà yên thân ở trong trường, không bị lừa gạt không bị bán qua biên giới. Chuyện prevention ngăn ngừa phòng chống là cái mà I Can ủng hộ hết mình tại đó là cách hiệu quả nhất. Chứ còn để các em đi rồi và cứu về thì tốn kém vô cùng và cực khổ vô cùng.

chương trình giữ cho các em đi học để mà yên thân ở trong trường, không bị lừa gạt không bị bán qua biên giới. Chuyện prevention ngăn ngừa phòng chống là cái mà I Can ủng hộ hết mình tại đó là cách hiệu quả nhất. Chứ còn để các em đi rồi và cứu về thì tốn kém vô cùng và cực khổ vô cùng.<br/>

Mười năm họat động với bao công sức bỏ ra, với tiền bạc đóng góp từ bà con trong cộng đồng ở California nói riêng và các tiểu bang khác nói chung, chị Vương Ngọc Quyên nói chị tin tưởng I Can có thể tiếp tục một chặng đường mười năm nữa với nhiều dự án phúc lợi hơn cho trẻ nghèo tại những nơi ở Việt Nam mà I Can hiện diện.

Đừng để mất nguồn gốc quê hương

Trong không khí rộn ràng của mùa Lễ Tạ Ơn , chị Quyên tâm sự rằng I Can phải cảm ơn những trẻ nghèo ở Việt Nam thay vì để các em cảm ơn I Can:

Lúc đầu chúng tôi chỉ nghĩ mình muốn giúp các em bên Việt Nam. Nhưng khi mà con của mình lớn lên thì lúc đó nhìn lại Quyên mới giật mình, à thì ra mình là người Việt Nam, mình muốn con mình vẫn giữ bản chất Việt Nam thì mình phải làm gì để giúp nó giữ bản chất Việt Nam đó. Thì bắt đầu mình suy nghĩ, đặt mình trong trường hợp của nó thì mới thấy là thế hệ sau này lớn lên có thể không còn dính líu gì tới Việt Nam.

Lúc đầu chúng tôi chỉ nghĩ mình muốn giúp các em bên Việt Nam. Nhưng khi mà con của mình lớn lên thì lúc đó nhìn lại Quyên mới giật mình, à thì ra mình là người Việt Nam, mình muốn con mình vẫn giữ bản chất Việt Nam thì mình phải làm gì để giúp nó giữ bản chất Việt Nam đó.<br/>

Nó sẽ nghĩ Ethiopia cũng là một xứ nghèo khổ thì tôi đi giúp Ethiopia, nhưng mà nó không dính gì tới Việt Nam hết. Thành ra tâm huyết của Quyên là muốn cho con mình có được mối liên hệ với truyền thống của tổ tiên và văn hóa của nó, bằng cách đưa nó về với và tạo cơ hội cho nó giúp những đứa bé bên Việt Nam. Để chi? Khi về như vậy là đánh thức cái gì đó trong đứa con của mình, làm cho nó hãnh diện tôi là người Việt Nam và tôi muốn giúp người Việt Nam. Điều đó là cultural

Chương trình khám bệnh miễn phí cho trẻ em nghèo của I Can. Source I Can.org
Chương trình khám bệnh miễn phí cho trẻ em nghèo của I Can. Source I Can.org (Source I Can.org)

identity,bản sắc dân tộc, rất quan trọng cho sự thành công của con mình sau này.

Phải chăng vì quan niệm đó mà I Can thu hút được nhiều thanh thiếu niên Mỹ gốc Việt trong độ tuổi còn nhỏ, vị thành niên hay trưởng thành. Đây là những thành viên đắc lực, trẻ trung , đầy sức sống với ước mơ phục vụ tha nhân.

Nói đến ước mơ của những bạn trẻ trong I Can thì phải nhắc đến Nguyễn Trúc Cầm, một thành viên chín tuổi của I Can với tiếng ca tuyệt vời quí vị đang nghe qua CD I Have A Dream em thực hiện để gây quĩ mua sách vỡ cho học sinh cũng như phụ với bố, nhạc sĩ Khắc Quân, qua dự án cung cấp xe đạp cùng mũ bảo hiểm cho học sinh nghèo bên Việt Nam:

Mình suy nghĩ, đặt mình trong trường hợp của nó thì mới thấy là thế hệ sau này lớn lên có thể không còn dính líu gì tới Việt Nam.Nó sẽ nghĩ Ethiopia cũng là một xứ nghèo khổ thì tôi đi giúp Ethiopia, nhưng mà nó không dính gì tới Việt Nam hết. Thành ra tâm huyết của Quyên là muốn cho con mình có được mối liên hệ với truyền thống của tổ tiên và văn hóa của nó

Năm nay em học lớp Bốn, bố em có chơi nhạc trong show “Hát Cho Tuổi Thơ, từ đó em mới biết I Can.

Em có hát trong Show “hát Cho Tuổi thơ và em c1o làm một CD này để gây quĩ mua school supplies(dụng cụ học sinh) cho trẻ em đi học ở bên Việt Nam. Tại vì em thấy mấy bạn bên Việt Nam không có mấy thứ giống như em có thì em thấy rất tội.

Cùng bố đi theo I Can về Việt Nam ba bốn lần, Trúc Cầm đã thấy hoàn cảnh thiếu thốn của các bạn cùng tuổi ở miền quê. Về Mỹ, em quyết định phải làm việc gì để có tiền, phần thì mua dụng cụ học sinh, phần khác góp thêm vào dự án mua xe đạp cho học sinh mà bố em đang làm với I Can. Chính bố đã giúp Trúc Cầm thực hiện CD I Have A Dream này:

I Have A Dream dịch ra tiếng Việt là Tôi Có Một Giấc Mơ hoặc Em Có Một Giấc Mơ. Trẻ em nghèo ở đó thì em cũng thấy họ có giấc mơ được một gia đình tốt, có nhà để ở và được đi học rồi đi làm để kiếm tiền giúp cho cha mẹ.

Không từng đi học ở các lớp Việt ngữ tại Hoa Kỳ, Trúc Cầm cho biết sở dĩ em nói sỏi tiếng Việt là nhờ ở gần ông bà ngọai, trong lúc bố mẹ luôn giữ nguyên tắc chỉ chỉ nói tiếng Việt mẹ đẻ với em mà thôi:

Nếu mà có thêm tiền khi gây quĩ với cái CD thì em dùng tiền đó để mua vài xe đạp. Mỗi cái xe đạp là bảy mươi lăm đô gồm xe và mũ bảo hiểm. Mấy em mà lấy sách vỡ thì không được xe đạp, mấy em lấy xe đạp thì không lấy sách vỡ. Phải chia đều tại vì không có thể mua hết xe đạp cho hết mấy em được.

Niềm vui của Trúc Cầm như trào dâng khi chứng kiến hạnh phúc của những bạn nghèo khi được lãnh một chiếc xe đạp mới tinh tươm:

Em rất là vui để đi về Việt nam tại vì mỗi lần đi về thì em giúp được nhiều trẻ em hơn. Ở bên Việt Nam thì rất là khác bên Mỹ, ở Việt Nam em thấy rất là nhiều đứa bé bán hoa, bán kẹo, bán vé số, bán hình ảnh. Em thấy trẻ em ở bên Mỹ thì đâu có phải làm như vậy tại vì bố mẹ đi làm kiếm tiền để nuôi mình

Em Trúc Cầm

Khoảng một trăm bảy mươi lăm em được xe đạp rồi, mấy em rất là vui, cười và nhảy tưng tưng lên, em cũng thấy rất là vui cho mấy bạn.

Em rất là vui để đi về Việt nam tại vì mỗi lần đi về thì em giúp được nhiều trẻ em hơn. Ở bên Việt Nam thì rất là khác bên Mỹ, ở Việt Nam em thấy rất là nhiều đứa bé bán hoa, bán kẹo, bán vé số, bán hình ảnh. Em thấy trẻ em ở bên Mỹ thì đâu có phải làm như vậy tại vì bố mẹ đi làm kiếm tiền để nuôi mình. Còn mấy em bên đó thì không có bố mẹ hoặc có nhưng mà bố mẹ không làm việc được hoặc là nghèo.

Giấc mơ của Trúc Cầm khi lớn lên vẫn là:

Em muốn học giỏi, đi làm để có nhiều tiền để giúp trẻ em hoặc giúp nhiều người khác nữa. Em cũng mong rằng mấy em bên đó học giỏi và giúp gia đình.

Và câu chuyện về I Can, về thành viên tí hon Trúc Cầm của I Can, tạm dừng nơi đây. Thanksgiving năm nay, Thanh Trúc vô cùng biết ơn I Can, tiếng hát thiên thần của Trúc Cầm, không quên chân thành cảm ơn quí thính giả đã lắng nghe mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi mỗi tối thứ Năm hàng tuần.

Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí thính giả trong chương trình kỳ tới.