Nhà Tình Thương: Một Mái Ấm Cho Người Nghèo Ở Tiền Giang
2010.07.29

Có thể là quý vị chẳng nghĩ gì cả, vì hình ảnh đó không quá xa lạ với người ở Việt Nam. Nhưng có một du khách Mỹ lần đầu đến Việt Nam, đã thấy lòng xốn xang. Hình ảnh ấy đã gây một ấn tượng khó phai mờ trong lòng ông, bởi theo ông thì người nào cũng xứng đáng có một mái nhà an toàn để sống trong đó. Người ấy là Joseph Hursey, một quân nhân đã giải ngũ sau hai mươi hai năm phục vụ trong quân đội
Tiếng sét ái tình với Tiền Giang
Trở về Hoa Kỳ sau chuyến du lịch Việt Nam với hình ảnh bà lão cô đơn trên một chiếc ghe lênh đênh trên dòng sông, ông Hursey loay hoay với câu hỏi phải làm gì để giúp đỡ cho người nghèo ở Tiền Giang, vùng đồng bằng sông nước chan hoà mà ông thú nhận đã yêu ngay từ phút đầu gặp gỡ:
Tôi và con trai đến Việt Nam năm 2007 trong tư cách du khách. Trong chuyến đi đầu tiên đó tôi ra Huế, sau đó tới Đà Nẵng, Hội An, xuôi về thành phố Hồ Chí Minh trước khi xuống Tiền Giang.
Tận mắt nhìn thấy cảnh nghèo của người dân Tiền Giang, tôi nghĩ ngay rằng đây là nơi tôi có thể giúp đỡ rất nhiều thứ dù chỉ với túi tiền khiêm tốn của mình.Tôi thấy tôi yêu thích vùng đất Tiền Giang, thích đồng bằng và sông nước của nơi này quá. Tiền Giang lại nằm rất gần thành phố
Tận mắt nhìn thấy cảnh nghèo của người dân Tiền Giang, tôi nghĩ ngay rằng đây là nơi tôi có thể giúp đỡ rất nhiều thứ dù chỉ với túi tiền khiêm tốn của mình.Tôi thấy tôi yêu thích vùng đất Tiền Giang, thích đồng bằng và sông nước của nơi này quá.
Thế rồi ông Joseph Hursey trở về Mỹ, đếm lại cái ngân khoản ít ỏi của mình, với mong ước cháy bỏng là phải bằng mọi cách có đủ tiền hầu trở qua Việt Nam lần nữa. Ông đã cùng vợ, bà Carlota, thành lập Loving House Project, Dự Án Nhà Tình Thương, biến nó thành tổ chức nhân đạo mà người đóng góp được trừ thuế, rồi kêu gọi bà con cùng bạn bè đóng góp cho dự án.
Tháng Tám 2008, ông Joseph Hursey trở lại Việt Nam, tìm đến những người quen trong chuyến đi trước ở Tiền Giang , nói cho họ biết ý định xây nhà cho người nghèo khổ trong vùng.
Những người quen ấy, đúng ra là các hướng dẫn viên du lịch, liền giới thiệu ông Hursey đến Hội Chữ Thập Đỏ Tiền Giang. Chủ tịch hội là bác sĩ Lưu Thảo Liên kể lại về ông Joseph Hursey, hay thân mật hơn là ông Joe:
Ông ngỏ ý là ông muốn làm từ thiện và cũng có nói là tiền ông ít lắm, Khi nghe giới thiệu các hoạt động của Hội Chữ Thập Đỏ chúng tôi về chăm sóc người già neo đơn, trẻ em mồ côi khuyết tật, thì ông nói ông cũng có nhã ý xây nhà giúp cho người nghèo ở Tiền Giang. Ông có nói chúng tôi giúp cho ông thiết kế căn nhà cho người nghèo Tiền Giang.
Ngay thời điểm đó, bác sĩ Lưu Thảo Liên kể tiếp, Hội Chữ Thập Đỏ Tiền Giang đã có sẵn bản thiết kế nhà cho người nghèo bị thiệt hại do bão với phí tổn khoảng mười lăm triệu đồng một cái.
Ông đã cùng vợ, bà Carlota, thành lập Loving House Project, Dự Án Nhà Tình Thương, biến nó thành tổ chức nhân đạo mà người đóng góp được trừ thuế, rồi kêu gọi bà con cùng bạn bè đóng góp cho dự án.
Tôi gởi cho ông cái thiết kế đó thì khoảng cuối năm ông hồi âm, nói rằng ông đồng ý giúp một căn nhà tương đương khoảng hai ngàn đô. Hai ngàn đô lúc đó thì cỡ mười bảy triệu.
Tháng Ba 2008 là ông trở sang Việt Nam và chúng tôi làm các thủ tục để xin phép cho ông trở lại Tiền Giang, xây dựng căn nhà đầu tiên cho người nghèo Tiền Giang.
Căn nhà đầu tiên cho người nghèo Tiền Giang
Đó là căn nhà của bà Trần thị Hai ở ấp Bình Minh, xã Bình Phục Nhứt huyện Chợ Gạo.
Và từ đó đến nay thì ông đã tiếp tục xây dựng được mười mấy căn nhà. Chúng tôi chọn lọc những gia đình nào đặc biệt khó khăn thì đã giới thiệu với ông Joe. Họ là những hộ nghèo, nhà họ hư hỏng mà không có khả năng dựng lại. Nhà đầu tiên là nhà bà Trần Thị Hai, tức bà Hai Mù, nhà đông con và nghèo lắm, cô con gái lớn bị câm điếc. Bà Hai thì bị mù.
Cái nhà kế ông Joe xây là nhà của cô Loan ở xã Trung Hoà, huyện Chợ Gạo. Cô Loan này coi như chồng bỏ, con thì bị bại não.
Tính đến lúc này, mười ba ngôi nhà trong dự án Loving Home Project của ông Joseph Hursey đã được xây xong. Bà Phan Xuân Vân, một mẹ một con, một hộ nghèo cũng ở Tiền Giang, được Dự Án Nhà Tình Thương xây cho một ngôi nhà ở ấp Mỹ Bình, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Khi Thanh Trúc gọi về thì bà đã được sở hữu một căn nhà nhỏ kiên cố:
Chúng tôi chọn lọc những gia đình nào đặc biệt khó khăn thì đã giới thiệu với ông Joe. Họ là những hộ nghèo, nhà họ hư hỏng mà không có khả năng dựng lại.
Tôi thì hoàn cảnh gia đình rất nghèo rồi chiến tranh loạn lạc, về tới xứ rồi mẹ con mần ăn mà không có đất điền, ở đậu nơi này nơi khác, mỗi chỗ chừng năm ba tháng. Ở cặp bờ đê thì cái nhà nằm sát bờ đê mà cặp mé sông nữa.
Cái hồi Hội Chữ Thập Đỏ kết nối được với ông Joe đó, lên tham quan thì, thấy cái nhà nó muốn xô xuống sông rồi.
Căn nhà cho mẹ con bà Phan Xuân vân được xây trên miếng đất tương đối cao ráo, sach sẽ. Với bà, đây là giấc mơ cả đời một người nghèo cũng không bao giờ dám nghĩ tới:
Tại vì xã có cái miếng đất để cho người nào mà nghèo khổ dữ lắm thì người ta cho chừng năm ba thước vậy đó. Cái nhà chiều dài khoảng mười thước, ngang mấy mét cũng không nhớ nữa, nhưng mà rất chắc chắn và đẹp lắm. Như vậy là tui quá mừng rồi, cả đời nằm mơ cũng chưa được vậy. Mẹ con cũng lo ổn định cuộc sống, an cư thì mới lạc nghiệp.
Hiện tại, bà Phan Xuân Vân làm việc trong một cơ sở ươm trồng cây đàn hương với tiền lương một ngày tính ra không tới hai chục ngàn đồng Việt Nam. Nhưng dù bữa đói bữa no, một mái nhà riêng mình mẹ con đi về hàng ngày đã là niềm an uỉ, đã là hơi ấm cuộc đời cơ cực rồi.
Căn nhà thứ mười ba
Còn đối với giám đốc Joseph Huesey của dự án Nhà Tình Thương thì sao? Bảy lần về Việt Nam, từ căn nhà thứ nhất cho đến căn nhà thứ mười ba, người đàn ông có tấm lòng nhân hậu này luôn có mặt trong thời gian ngôi nhà nhỏ được xây lên. Ông thường đích thân xem xét chỗ này, ngắm nhìn chỗ nọ, kỹ càng từng viên gạch đặt xuống, cân nhắc từng mãng tường đắp lên:
Mục tiêu của chúng tôi là một mái nhà chắc chắn , bền bỉ cả trăm năm, không bị phá hủy khi mùa mưa bão về. Cái nhà, với người nghèo cùng, quả là một giấc mơ không đạt được, tự sức họ không thể làm được. Chúng tôi phải xây nhà cho họ trên một nền móng kiên cố.
Bác sĩ Thảo Liên và Hội Chữ Thập Đỏ Tiền Giang mà bà đang là giám đốc, đã giúp chúng tôi thật đắc lực. Chính bà đi tìm giùm cho chúng tôi những người thợ xây nhà, giúp chúng tôi mua vật liệu xây cất, cung cấp phương tiện chuyên chở cũng như thông dịch viên cho chúng tôi. Hội Chữ Thập Đỏ Tiền Giang đã giúp chúng tôi thật nhiều.
Sau khi căn nhà thứ nhất xây xong thì tôi trở lại Hoa Kỳ. Đến tháng Mười Một 2008 thì tôi trở lại Việt Nam để xây tiếp năm căn nhà khác. Tổng cộng tất cả sáu ngôi nhà được xây trong năm 2008. Tới giờ thì đã xong căn nhà thứ mười ba đấy.
Và khi xây xong một cái nhà rồi trao tặng cho người nghèo quả là niềm vui lớn. Hạnh phúc của người nhận đến từ cố gắng nhỏ nhoi ở Hoa Kỳ, nhưng lại có thể thay đổi cuộc sống của một gia đình. Có lẽ điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là mang lại sự thay đổi và mang lại tương lai cho một gia đình, cho nhiều gia đình.
Dự án Nhà Tình Thương của ông Joseph Hursey ở Tiền Giang không chỉ được sự đóng góp từ bạn bè hay người thân quen của ông mà còn từ những người Mỹ gốc Việt, điển hình như Hội Sinh Viên Việt Nam thành phố Chicago bang Illinois:
Năm ngoái Hội Sinh Viên Việt Nam ở Chicago quyên góp được chín ngàn đô la cho tổ chức của chúng tôi. Những người trẻ Mỹ gốc Việt này thật là tuyệt.
Đóng góp của người Mỹ gốc Việt
Bên cạnh đó còn phải kể đến một số cá nhân mà ông Hursey gọi là bạn, đã nhiệt tình tiếp công tiếp sức cũng như tài chánh cho Loving House Project. Đó là bà Kim Nguyễn và ông David Cao thuộc VNSA, chữ tắt của Hiệp Hội Ngành Móng Tay Thẩm Mỹ, tại Chicago, Illinois.
Về kế hoạch làm việc năm 2010 của Loving House Project, ông Hursey cho biết:
Đến Việt Nam rồi thì tôi thấy con người ở đây thật dễ chịu, họ tử tế, họ có niềm tự hào trong công việc họ làm. Có thể lòng thiện cảm là nguyên nhân chính đưa tôi đến gần người Việt.
Hy vọng của chúng tôi là xây thêm hai Nhà Tình Thương nữa cho Tiền Giang. Chúng tôi cũng đang bảo trợ cho cô nhi viện Hoà Hưng với mười ba trẻ mồ côi. Tháng Chín năm nay chúng tôi trở qua Việt Nam để thăm viếng cô nhi viện này. Chúng tôi muốn có những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho các em cô nhi, đồng thời mở những lớp Anh văn ngoại khoá cho các em.
Những lớp Anh văn ngoại khoá cho cô nhi viện Hoà Hưng là ý kiến của người vợ ông Hursey, bà Carlota Hursey, từng theo chồng đến Việt Nam đôi ba lần.
Được hỏi hai ông bà không giàu , vẫn phải làm việc bên này chứ chưa nghĩ hưu, mà sao cứ hể gây quĩ được ít tiền thì lại chạy về Việt Nam, cái gì lôi kéo ông bà trở lại đó? Ông Hursey trình bày như một lời tâm sự:
Biết không, khi tôi còn học ở trung học bên này thì chiến tranh Việt Nam đang diễn ra bên đó. Với tôi Việt Nam là đề tài lịch sử để nghiên cứu. Tôi đã đọc nhiều sách về Việt Nam trước khi đến thăm xứ sở này.
Từng đi nhiều nơi trên thế giới khi còn tại ngũ, không đâu tôi có thể tìm thấy những người bạn chân thành bình dị như những người bạn ở Việt Nam.
Đến Việt Nam rồi thì tôi thấy con người ở đây thật dễ chịu, họ tử tế, họ có niềm tự hào trong công việc họ làm. Có thể lòng thiện cảm là nguyên nhân chính đưa tôi đến gần người Việt. Từng đi nhiều nơi trên thế giới khi còn tại ngũ, không đâu tôi có thể tìm thấy những người bạn chân thành bình dị như những người bạn ở Việt Nam.
Một trong những người ở Hoa Kỳ đã tiếp tay đắc lực với Loving House Project trong tư cách thông dịch viên là cô Trương Thuỷ Tiên. Hy vọng quí vị còn nhớ trong bài trước Thanh Trúc đã nhắc về cô Trương Thuỷ Tiên, một y tá hành nghề lâu năm tại Minnesota, thành viên của HSCV Heath Service For Children Of Vietnam, và Cardiostart tức tổ chức chuyên mổ tim miễn phí cho trẻ nghèo Việt Nam mấy năm nay. Dưới mắt Thuỷ Tiên, nghĩa cử của Loving House Project ở Tiền Giang là việc làm đáng phục:
Một trong những người ở Hoa Kỳ đã tiếp tay đắc lực với Loving House Project trong tư cách thông dịch viên là cô Trương Thuỷ Tiên. Hy vọng quí vị còn nhớ trong bài trước Thanh Trúc đã nhắc về cô Trương Thuỷ Tiên, một y tá hành nghề lâu năm tại Minnesota
Ông Joe và vợ ông, Carlota Hursey, là hai người Hoa Kỳ có tấm lòng Việt Nam. Họ dùng bất cứ khả năng nào có được ở bên này để về xây dựng Nhà Tình Thương cho dân nghèo Việt Nam. Tại sao lại có những người tốt như vậy?
Thật ra giúp đỡ người nghèo là bổn phận của Việt kiều ở ngoài nước. Hai vợ chồng ông bà Joe với Carlota không phải là người Việt Nam nhưng mà thương người Việt Nam mình như vậy thì tại sao mình không góp công sức với họ. Thành ra những gì mà ông bà hỏi tôi giúp thì tôi đã cố gắng hết sức mình để giúp đỡ cho ông bà.
Câu chuyện về Dự Án Nhà Tình Thương, công sức của cặp vợ chồng Joseph và Carlota Hursey, những người Mỹ không giàu tiền mà dạt dào tình cảm với người nghèo khó ở Tiền Giang, đến đây tạm ngưng. Quí vị có mong một ngày nào Loving House Project xây được căn nhà thứ một trăm hoặc hai trăm hoặc hơn cho người nghèo cùng ở quê mình không?
Thanh Trúc kính chào và xin hẹn lại tối thứ Năm tuần tới.