Nhà Mở Bêtania Cho Trẻ Mồ Côi Người Chăm ở Phan Rang,
2009.01.15

Luôn mở rộng cửa đón trẻ cần nơi nương tựa
Nhà
Mở Bêtania do linh mục Trần Minh Cương thành lập năm 1994 , khi ông
còn phục vụ tại giáo xứ Phan Rang. Được giao phó trách nhiệm chánh xứ nhà
thờ Tấn Tài ở phường Tấn Tài, thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận hai năm nay,
linh mục Trần Minh Cương cố gắng giúp đỡ và hoà đồng với người dân tộc
Chăm tại vùng đất mà ông càng hiểu thì càng yêu thương.
Cái Nhà Mở này cũng là nơi mà chúng tôi nuôi các em mồ côi người dân tộc Chăm, cũng là cơ hội cho tôi tiếp xúc với anh chị em dân tộc Chăm ở các làng chung quanh.
Đến với mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi hôm nay, linh mục Trần Minh Cương giới thiệu:
Phường Tấn Tài nằm về phía đông thành phố, đa số dân trước đây làm nông. Đất đai trước kia là đất của Nhà Chung Tấn Tài, nhưng mà sau 75 thì nhà nước gọi là thu hồi, thành thử bây giờ thì cấp cho mỗi một gia đình một ít ruộng, nhưng mà cũng có nhiều người vì nghèo thì họ bán đi một phần để họ xây nhà. Cho nên bây giờ đất ruộng họ cũng không còn bao nhiêu, mà công ăn việc làm thì cũng không ổn định, thành thử ra dù nằm trong thành phố kế ngay thị xã nhưng mà người dân thì rất là nghèo.
Về hoạt động của Nhà Mở Betania, linh mục Trần Minh Cương nói tiếp:
Cái Nhà Mở này cũng là nơi mà chúng tôi nuôi các em mồ côi người dân tộc Chăm, cũng là cơ hội cho tôi tiếp xúc với anh chị em dân tộc Chăm ở các làng chung quanh.
Người
Chăm theo mẫu hệ, khi người mẹ mất thì người cha lấy vợ khác và họ đi ra khỏi nhà
với hai bàn tay không thôi. Họ đến nhà vợ mới và ở đó, vợ chết rồi thì đương
nhiên mấy đứa con này kể như là bỏ. Mà khi bỏ như vậy rồi thì các ông bà nội
người Chăm có khi lớn tuổi có khi là nghèo quá thì cũng không thể
nuôi cháu được thì cho cháu đi ở cho người ta để lấy một số tiền nào đó để
mà làm đám .
Họ có cái tục là phải làm đám cho má em đó mà nhà nghèo quá là phải đi đợ ruộng hoặc là đem cháu đi ở đợ cho người ta mà lấy một tiền về để làm đám tang cho má của cháu. Bao lâu mà mượn số tiền , ví dụ mượn vàng thì phải trả bằng vàng, nếu không trả đủ thì đưa cháu nó cứ ở đợ mãi thôi.
Khi biết hoàn cảnh bị mang đi đợ của các em nhỏ mồ côi người Chăm như vậy thì linh mục Trần Minh Cương tìm cách mà ông gọi là “chuộc” các em từ tay chủ nợ , rồi đưa vào nuôi ở Nhà Mở Bêtania:
Khi biết hoàn cảnh bị mang đi đợ của các em nhỏ mồ côi người Chăm như vậy thì linh mục Trần Minh Cương tìm cách mà ông gọi là “chuộc” các em từ tay chủ nợ , rồi đưa vào nuôi ở Nhà Mở Bêtania:
Ban đầu thì không phải là một lúc mà có cái nhà như bây giờ đâu. Khi chúng tôi tìm từng em đưa về thì ban đầu là bốn năm em, dần dần cho đến bây giờ thì chúng tôi đã tổ chức nhà này được mười bốn năm. Con số các em thì nó biến động. cao nhất là sáu mươi, hiện giờ còn bốn mươi mốt em, các em được đi học trường của nhà nước ở trong thành phố.
Vẫn theo lời linh mục Trần Minh Cương, chi phí mỗi tháng để nuôi ăn nuôi ở các em mồ côi người Chăm trong nhà Nhà Mở Bêtania là mười lăm triệu đồng Việt Nam. Thế nhưng vì vật giá leo thang cộng thêm nỗi đồng tiền mất giá khiến chi phí mỗi tháng gồm ăn uống, y tế, bệnh hoạn, bảo hiểm, điện nước đã lên thảnh mười bảy triệu đồng.
Được hỏi trước nay Nhà Mở Bêtania có nhận được sự trợ giúp tài chánh nào không, linh mục Trần Minh Cương cho biết khó khăn của cơ sở là không có được lợi tức ổn định, bù lại Nhà Mở Bêtania được Avenir Pour L’Enfant, một hội từ thiện tư nhân bên Pháp, nhận đỡ đầu cho mười chín em . Cứ mỗi một quí ba tháng thì Avenir Pour L’Enfant cho mỗi một em được bảo trợ 45 euro. Nghĩa là ân nhân bên kia nhận em nào thì tài trợ cho em đó.
Nhà Mở Bêtania trở thành Nhà Mồ Côi?
Tin vui mà linh mục Trần Minh Cương muốn chia sẻ ở đây là qua sự giới thiệu của một linh mục vùng tây Nguyên, Nhà Mở Bêtania vừa đón thêm bốn em mồ côi người Thượng dân tộc K’hor . Ông bày tỏ là ông muốn nâng Nhà Mở Bêtania lên thành Nhà Mồ Côi:
Nhưng mà thực sự chúng tôi không dám bởi vì đất không phải là đất của chúng tôi mà chúng tôi làm trên đất của nhà thờ. Chúng tôi cứ nuôi các em từ mẫu giáo cho đến lớp 12. Hết lớp 12 thì em nào có người tài trợ hoặc em nào có khả năng thì sẽ cho đi học. Đa số là học cao đẳng thôi. Còn cấp đại học thì các em chưa có khả năng thi vào đại học, đậu cao đẳng là nhiều. Ra trường thì cũng tới ba bốn chục em rồi.
Nói về người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận thì có khoảng 65.000 , sống rài rác ở hai mươi ba làng khác nhau trong ba huyện Ninh Phước, Ninh Sơn và Ninh Hải. Vẫn lời linh mục Trần Minh Cương :
Hai tôn giáo chính là Bà Ni tức là Hồi Giáo Cũ và Bà La Môn, rồi còn có một số theo đạo mới nữa là Tân Hồi Giáo hay Islam. Thường Bà Ni và Bà La Môn tương đối sống với nhau khá hoà hợp, dù vậy vì tôn giáo khác biệt thành thử ra họ không cưới xin lẫn lộn, nghĩa là Bà Nii thì lấy người Bà Ni, Bà La Môn thì lấy người Bà La Môn.Trước đây giữa hai đạo cũng có mâu thuẫn, bây giờ thì âm thầm thôi chứ không công khai gắt gao như trước 75.
Đời sống thực tế của người Chăm
Bây
giờ mời quí về thôn Thành Tín, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận,
gặp gỡ ông Châu Thuyền, để tìm hiểu về đời sống thực tế của người Chăm:
Nhà Mở Bêtania được Avenir Pour L’Enfant, một hội từ thiện tư nhân bên Pháp, nhận đỡ đầu cho mười chín em . Cứ mỗi một quí ba tháng thì Avenir Pour L’Enfant cho mỗi một em được bảo trợ 45 euro
Tôi là gốc người Chăm Bà Ni, cuộc sống của tôi phụ thuộc vào làm ăn nhà nông, lệ thuộc thời tiết mưa hay nắng hạn. Cuộc sống thì nó không có dể chịu mà cách ăn ở thì rất khó khăn là vì làm ăn thiếu thốn, không đủ cung cấp cho gia đình.
Thế nhưng cũng như người Việt mình, ông Châu Thuyền nói ông phải cố cho con cái được học như người ta:
Con hiện đi học cao đảng trường xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh. Vợ chồng nai lưng cố gắng cày để mà nuôi con chớ, bởi vì cha mẹ lúc trước là thiếu học, bây giờ giá nào cũng phải cho con đến trường để nó hiểu biết với xã hội.
Ông Châu Thuyền còn nhắc đến mãnh đất có tên là Nại ở Phan Rang , nơi tổ tiên người Chăm sinh sống từ thời Pháp thuộc, nơi mà bao đời người Chăm , còn gọi là người Chàm , thường đeo trên lưng cái gùi to tướng chất những loại thúôc làm bằng cây cỏ, ngồi bán ở lề đường , hay vẫy tay mời các bà các cô đến xem bói:
Vùng này người ta gọi là Đồng Nại, ở phía đông của Phan Rang- Tháp Chàm, có hai làng người Chăm. Hồi xưa thì khác hơn nay, hồi xưa thì cây cối nó có nhiều cây thuốc, bây giờ rừng núi thì khô cằn quá không còn nữa. Bây giờ chỉ chăm chú vào đi chặt củi đi làm than đi làm thuê làm mướn thôi, không còn giai đoạn đó nữa.
Hiện tỉnh Ninh Thuận có bảy làng và bảy ngôi Chùa của đạo Bà Ni:
Ở trong chùa đó không có thờ gì hết, tục lệ của ông bà xưa để lại thì chỉ thờ bằng tâm nguyện thôi, không có hình tượng gì hết. Đạo Hồi Giáo Bà Ni thì có nhiều giai đoạn khó khăn, có lúc thì chính quyền cho mình làm, mà có lúc thì chính quyền không cho phép. Giả tỉ ví dụ đám cưới thì buộc mình phải làm đơn xin phép đám chết cũng phải làm đơn xin phép sự chấp thuận của chính quyền mình mới làm được.
Cũng như ông Châu Thuyền, người phụ nữ Chăm Kiều Thị Hằng tâm sự rằng nghề của bà là làm ruộng, xong thì đi cấy mướn , cuộc sống không dể chịu gì mấy:
Lúc còn nhỏ học tới lớp Sáu, giải phóng về là đi làm mướn luôn, không đi học được, nghèo quá. . Khó chịu lắm cô à, có khi mình làm đủ vốn mà có khi như mùa này thu hoạch rồi là lỗ. Có người nghèo quá cũng cho con đi ở đợ à.
Ở trong chùa đó không có thờ gì hết, tục lệ của ông bà xưa để lại thì chỉ thờ bằng tâm nguyện thôi, không có hình tượng gì hết. Đạo Hồi Giáo Bà Ni thì có nhiều giai đoạn khó khăn, có lúc thì chính quyền cho mình làm, mà có lúc thì chính quyền không cho phép.
Được cái theo bà thì chính phủ cũng có giúp đỡ người Chăm nghèo một phần nào:
Người nghèo mà già cả mà không có con nuôi thì họ cũng cho được mấy triệu làm nhà lại.
Bà Hằng kể bà biết linh mục Trần Minh Cương của Nhà Mở Bêtania là vì:
Cha xuống Thành Tín thu mấy đưa em mồ côi về cha nuôi đó, rồi cha có sinh hoạt với chúng tôi .
Dưới mắt linh mục Trần Minh Cương, chánh xứ nhà thờ Tấn Tài, cộng đồng dân tộc Chăm ở Ninh Thuận là những người chất phác, giản dị trong nếp nghĩ và nếp sống, chỉ phải cái tội nghèo. Đối với ông, nâng cao kiến thức và trình độ giáo dục cho người trẻ dân tộc Chăm là con đường giúp họ thoát nghèo. Đó cũng là công việc của Nhà Mở Bêtania mà ông chủ trương. Về mặt đời sống, ông nói tiếp:
Ví dụ như có một vài cái nhà mà nó xập xệ quá thì chúng tôi chụp hình rồi chúng tôi gởi cho một số bạn bè, ai giúp thì mình lấy cái số tiền đó mình giúp cho họ làm nhà để có một chỗ cho con cái nó ở cho đàng hoàng tử tế.Cũng có mấy xơ thì lên cái chương trình gọi là xin học bổng, ngoài vấn đề xin học bổng cho các em mồ côi thì cũng có vấn đề xin học bổng cho mấy em ở trong làng. Mình chỉ có thể đầu tư vào vấn đề học vấn cho các em thôi chứ cái nghèo thì sao mà mình có thể hổ trợ hết được.
Quí vị vừa nghe câu chuyện về Nhà Mở Bêtania dành cho trẻ mồ côi người Chăm ở Phan Rang, cùng là đôi nét về đời sống của cộng đồng dân tộc Chăm tại nơi này.
Vào khi người Việt chuẩn bị đón xuân Kỹ Sửu , lễ đầu năm của người Chăm rơi vào tháng Tư Dương Lịch. Đó là lễ hội Ro Kó Thun hay Katê, thay đổi tuỳ năm tây nhưng theo Chàm Lịch thì rơi vào ngày nhất định.
Đây là dịp để người Chăm theo đạo Bà La Môn hành hương đến Tháp Chàm, di tích lịch sử còn sót lại của Vương Quốc Champa. Người Chăm theo Hồi Giáo Bà Ni cũng đến Tháp Chàm cùng ăn mừng năm mới nhưng không hành lễ như người Chăm Bà La Môn.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng với mơ ước xuân này mang thịnh vượng và sức sống về cho dân tộc Chàm anh em bên nhà. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.