Bác Sĩ Bệnh Viện Công Sắp Phải Chấm Dứt Việc Hành Nghề Tại Phòng Khám Tư Nhân

Theo thông tư của Bộ Y Tế Việt Nam, đến ngày 31 tháng 12 tới đây, các bác sĩ đang công tác tại bệnh viện nhà nước phải chấm dứt việc khám chữa bệnh tại phòng mạch tư nhân.

0:00 / 0:00

Tưởng cần nói hầu hết các y bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện nhà nước chỉ khám chữa bệnh tại nhà, còn gọi là phòng mạch riêng, ngoài giờ hành chánh mà thôi.
Thông tư của Bộ Y Tế khiến giới bác sĩ trong nước lo lắng. Một số vừa nộp đơn xin gia hạn giấy, trong lúc còn rất nhiều hồ sơ xin gia hạn giấy phép họat động phòng mạch tư nhân còn bị ứ đọng tại các phòng y tế quận huyện.
Để rộng đường dư luận về một pháp lệnh có thể ảnh hưởng đến lãnh vực quan trọng trong đời sống mọi người, Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi trình bày ý kiến của một số y bác sĩ trong nước cũng như một số người ở ngòai y giới.

Nên hay không nên cho phép mở phòng mạch tư

Từ một bệnh viện nhà nước ở Hà Nội, vị bác sĩ thứ nhất:

Tại vì chưa nhận được thông tư hay là có chỉ dẫn gì cho nên cũng không có ý kiến gì được. Để nghiên cứu xem rồi lúc nào có gì trao đổi lại để tìm hiểu xem thế nào chăng…

Bác sĩ thứ hai:

Tôi không nắm được chuyện đó, về quan điểm của nó thì tôi cũng không có bình luận gì, tôi cũng không quan tâm chuyện đó lắm. Tôi không có ý kiến bởi vì tôi không tham gia vào việc đó.

Trong lúc hai vị bác sĩ ở Hà Nội tỏ thái độ dè dặt như vậy, một người ngoài y giới nhưng quan tâm đến câu chuyện, bà Thúy, phát biểu:

Nếu có tiền người ta sẽ tìm đến những bệnh viện tư, những bệnh viện lớn có những trang thiết bị đầy đủ và an toàn chứ người ta cũng không đến bác sĩ tư. Tại vì nếu có những trường hợp cấp cứu hoặc nặng nề thì người ta sẽ được cứu liền, chứ cũng ít ai đi tư lắm trừ phi những bệnh nhẹ

Một người dân thường

Điều đó là nghe đã từ lâu rồi, mấy năm nay rồi, mà đâu cũng vô đó chứ chưa thay đổi được gì, người ta vẫn làm tư ngoài giờ. Còn bây giờ nói về khám và chữa bệnh thì ở đây có hai mặt. Thứ nhất, nếu có tiền người ta sẽ tìm đến những bệnh viện tư, những bệnh viện lớn có những trang thiết bị đầy đủ và an toàn chứ người ta cũng không đến bác sĩ tư. Tại vì nếu có những trường hợp cấp cứu hoặc nặng nề thì người ta sẽ được cứu

Phòng bệnh nhân trong một bệnh viện công ở Hà Nội
Phòng bệnh nhân trong một bệnh viện công ở Hà Nội.AFP (AFP)

liền, chứ cũng ít ai đi tư lắm trừ phi những bệnh nhẹ những cái khám thông thường thì người ta sẽ đến nhà riêng của bác sĩ.

Còn những bệnh viện công của nhà nước thì dịch vụ cũng tốt, chỉ mất thời gian chờ đợi thôi, chứ khám chữa bệnh cũng tốt không có gì phải chê bai hết. Khi ở bệnh viện chữa trị một thời gian dài rồi , không cần nằm nữa thì xuất viện, nhưng vẫn còn liên quan đến bác sĩ thì tới nhà riêng của ông để ông tiếp tục theo cho tới khi bình phục thôi.

Theo kinh nghiệm của bản thân và trong gia đình, nếu mình đến bệnh viện công, bác sĩ đó chữa bệnh cho mình cũng tận tâm thôi. Nếu về nhà thì ông sẽ theo dõi bệnh của mình hơn một chút thôi, chứ không phải mình tới nhà ông thì ông sẽ tận tụy mà ở bệnh viện thì ổng lơ là. Luôn luôn những bệnh mà chữa trị lâu dài thì bác sĩ cũng ngầm hiểu với nhau rằng bệnh nhân trước sau cũng có một cái sự tạ ơn, thành ra bác sĩ cũng chu đáo với mình chứ không đến nỗi nào.

Nếu mình đến bệnh viện công, bác sĩ đó chữa bệnh cho mình cũng tận tâm thôi. Nếu về nhà thì ông sẽ theo dõi bệnh của mình hơn một chút thôi, chứ không phải mình tới nhà ông thì ông sẽ tận tụy mà ở bệnh viện thì ổng lơ là

Một người dân thường

Đặt vấn đề là bà nghĩ sao nếu nếu bác sĩ buộc phải chọn lựa hoặc làm cho bệnh viện công hoặc khám chữa bệnh ở nhà, bà Thúy trả lời:

Thì bác sĩ người ta sẽ lựa chọn cái làm nhà nước chứ không có lựa chọn ở ngoài. Nếu lựa chọn ở ngoài thì người ta chọn bệnh viện của tư nhân. Chứ nếu đơn thuần ông bác sĩ mà chỉ khám ở phòng mạch của ông không thì đâu có đủ trang thiết bị, mà như vậy thì đâu có ai tới.

Đó là ý kiến của một người không phải trong giới y khoa. Một bác sĩ chuyên ngành giải phẩu, phục vụ lâu năm trong bệnh viện Chợ Rẫy, hy vọng:

Khá chắc chắn rằng có cái chuyện vẫn để cho bác sĩ làm phòng mạch tư ngoài giờ mà. Vì tôi nghĩ chính sách cho làm ngòai giờ là để giải quyết đời sống của bác sĩ, đồng thời giúp bác sĩ có cơ hội phục vụ thêm cho dân về chuyên ngành của mình ngoài giờ. Theo tôi thì nên làm như thế. Mà tôi nghĩ là nhà nước cũng thấy như vậy là đúng, chắc nhà nước sẽ không có cái vấn đề không cho anh em làm tư đâu. Cái đó không hại gì mà lại có lợi hơn, còn cái chuyện về chính sách thì phải bàn cãi thôi. Theo tôi bây giờ lương thì thấp, nhà nước mà lo nhiều quá thì cũng lo không nỗi.

Bác sĩ có thể là không dồn thời gian cũng như công sức cho bệnh viện công mà chủ yếu là dồn sức vào phòng mạch riêng và túi riêng của mình.

Một bác sĩ bệnh viện tư

Trong khi đó thì một bác sĩ bệnh viện tư ở thành phố Hồ Chí Minh, thuộc khoa Tiêu Hóa và Ký Sinh, cho rằng:

Thí dụ anh làm cho bệnh viện nhà nước nhưng mà vì lương thấp quá, anh bắn bệnh nhân ra ngòai phòng mạch của anh, đó là điều sai, làm vậy là không được.

Ông nói có trường hợp ở bệnh viện công thì có thể người ta làm ít giờ hơn, trốn về sớm hơn, câu nối bệnh nhân từ bệnh viện nhà nước về phòng mạch tư. Và nếu như vậy thì bệnh nhân phải trả nhiều tiền hơn.

Nói một cách khác, bác sĩ có thể là không dồn thời gian cũng như công sức cho bệnh viện công mà chủ yếu là dồn sức vào phòng mạch riêng và túi riêng của mình.

Bác sĩ nổi tiếng thì người ta không làm vậy, nổi tiếng rồi thì đi tới đâu bệnh nhân đi tới đó, không cần phải móc kéo bệnh nhân.

Nghị quyết nhằm thăm dò 1 vấn đề phức tạp?

Vậy nếu trường hợp Bộ Y Tế không cho phép bác sĩ tiếp tục mở phòng mạch tư nữa thì sao, biện pháp khả dĩ nào sẽ được đề ra, cũng vị bác sĩ này trả lời rằng khi đó thì phản ứng sẽ là bác sĩ không thiết tha với bệnh viện công nữa mà sẽ ra làm bệnh viện tư làm phòng mạch riêng hết. Lương thấp quá thì không đủ trang trải, ông nói tiếp, bỏ việc thì thiếu nhân sự, bệnh viện công sẽ không có người làm, bệnh nhân sẽ chạy qua bệnh viện tư.

Nhưng mà mặt khác thì bác sĩ này tin tưởng là Bộ Y Tế sẽ tiến tới việc nâng giá cả tại bệnh viện công lên bằng bệnh viện tư, bác sĩ bệnh viện công được hưởng mức lương tương đương với bác sĩ bệnh viện tư. Nếu được như vậy thì những người vô bệnh viện công cũng được phục vụ giống bệnh viện tư. Khi lương cao thì bác sĩ không nhất thiết phải mở phòng mạch tư làm chi.

Mặt khác thì bác sĩ này tin tưởng là Bộ Y Tế sẽ tiến tới việc nâng giá cả tại bệnh viện công lên bằng bệnh viện tư, bác sĩ bệnh viện công được hưởng mức lương tương đương với bác sĩ bệnh viện tư. Nếu được như vậy thì những người vô bệnh viện công cũng được phục vụ giống bệnh viện tư.

Một bác sĩ bệnh viện tư

Nhưng ông nói tất cả chỉ là tin mới đưa ra, quyết định chính vẫn là Bộ Y Tế và chủ trương của chính phủ.

Một bác sĩ chuyên khoa bịnh viện Bình Dân, thường làm việc tại phòng mạch tư ngòai giờ, thì cam đoan là Bộ Y Tế chưa thể quyết định dứt khoát về chuyện không được mở phòng mạch tư nữa:

Có lẽ những người cố vấn cho Bộ Y Tế, thậm chí một số đại biểu quốc hội, không hiểu hết nên đặt vấn đề “y

Phòng chờ đợi tại một bệnh viện công ở Hà Nội. Photo RFA
Phòng chờ đợi tại một bệnh viện công ở Hà Nội. Photo RFA

đức” lên hàng đầu. Quả thật cũng có một vài bác sĩ làm phòng mạch tư, do sự kém cõi hay do tham lam, cũng có thể do những bản tin đăng quá nhiều những chuyện như bác sĩ phòng mạch tư đã giả dối thuốc này thuốc kia, thu hút bệnh nhân bằng sự chữa bệnh không chính xác và khoa học, cho nên gây ra những mối lo lắng của đại biểu quốc hội hoặc những người tư vấn cho Bộ Y Tế.

Vị bác sĩ này nói là ông ủng hộ và cám ơn những tiếng nói những phản biện kịp thời, và đừng quên là bệnh viên tư nhân hay phòng mạch tư đều có mặt tích cực kịp thời của nó chứ không chỉ vấn đề tiêu cực:

Nhanh nhẹn kịp thời cho đồng bào vào ban đêm ban tối. Thí dụ như giấc này làm sao mà vô nhà thương của nhà nước được, thì người dân ở vùng nào chạy đến cái bệnh viện tư ờ vùng đó, hoặc đến phòng khám đa khoa tư nhân ở vùng đó thì cũng được chữa trị tốt.

Thực sự ra là bởi vì bệnh viện công quá tải nên mới có bác sĩ tư. Bác sĩ tư giải quyết rất nhiều cho vấn đề khám chữa bệnh của dân mình. Chính bản thân mình cũng không đi bệnh viện công nhiều.

Một cư dân TPHCM

Chỉ Diễm, một cư dân ở thanh phố Hồ Chí Minh, góp ý về vấn đề phòng mạch tư và bệnh viện công, điều mà chi xác nhận là cũng đã nghe Bộ Y Tế thông báo và gây tranh cãi nhiều lần:

Thực sự ra là bởi vì bệnh viện công quá tải nên mới có bác sĩ tư. Bác sĩ tư giải quyết rất nhiều cho vấn đề khám chữa bệnh của dân mình. Chính bản thân mình cũng không đi bệnh viện công nhiều. Đi bệnh viện công mình chỉ lấy y bạ để sau này thí dụ như mình cần xin nghĩ phép hay cần xin giấy tờ này nọ thôi, chứ còn mình ra bệnh viện tư không hà.

Chị Diễm còn phân tích sự khác biệt giữa bệnh viện công và bệnh viện tư hay phòng mạch bác sĩ tư nhân:

Thứ nhất bệnh viện tư người ta giải đáp rõ ràng bệnh tình của mình, mình có nhiều thời gian để tiếp xúc với bác sĩ hơn, và bác sĩ tư vì họ cầm cái đồng tiền của mình nên họ cũng sẽ nhân hậu hơn với mình, họ nói chuyện với mình một cách đàng hoang tử tế, họ không vì vội vì chỉ tiêu thí dụ khám buổi sáng bao nhiêu người buổi chiều bao nhiêu người, nên họ nói chuyện với mình rất nhẹ nhàng.Mình có quyền về suy nghĩ là tiếp tục điều trị hay là đi nơi khác. Với bác sĩ tư mình yên tâm dữ lắm.

Bệnh viện tư người ta giải đáp rõ ràng bệnh tình của mình, mình có nhiều thời gian để tiếp xúc với bác sĩ hơn, và bác sĩ tư vì họ cầm cái đồng tiền của mình nên họ nói chuyện với mình một cách đàng hoang tử tế, họ không vì vội vì chỉ tiêu thí dụ khám buổi sáng bao nhiêu người buổi chiều bao nhiêu người

Chị Diễm, cư dân TPHCM

Nhưng mình cũng phải xác định rõ những bịnh nào cần phải vào bệnh viện công bởi nơi đó bảo đảm vấn đề pháp luật. Thí dụ mổ mắt mà đi bác sĩ tư thì cái chuyện khiếu nại sau này sẽ khó hơn là vô bệnh viện công.

Tóm lại, với thông tư mới nhất của Bộ Y Tề, chi Diễm cho là:

Nhiều khi chính phủ ra một cái nghị quyết nào đó chỉ để thăm dò xong rồi để đó. Để đó thì người dân bắt đầu có ý kiến, phản hồi đồng ý không đồng ý này nọ, cái là hoãn thi hành. Sau đó, đến một thời điểm nào thích hợp lại thi hành.

Như hồi đó đâu có cho bác sĩ tư đâu. Tới lúc mà bác sĩ công đảm không nỗi, chuyển ra làm tư ở ngoài người ta sẽ xin nghĩ thôi. Bây giờ nếu công khó quá thì người ta xin ra ngoài người ta làm tư hẳn, mà như vậy Việt Nam mình gọi đó là chảy máu chất xám, tức là người tài giỏi bỏ ra ngoài hết. Mà tình trạng đó là đã có rồi, những bệnh viện công lúc trước cũng cấm bác sĩ đi ra ngoài, nên khi Đại Học Y Dược mở phòng khám bịnh tư nhân thì dường như tòan bộ các bác sĩ giỏi ở bệnh viện khác kéo về đó đầu quân.

Nhiều khi chính phủ ra một cái nghị quyết nào đó chỉ để thăm dò xong rồi để đó. Để đó thì người dân bắt đầu có ý kiến, phản hồi đồng ý không đồng ý này nọ, cái là hoãn thi hành.<br/>

Hồi đó bệnh viện Y Dược đó nhỏ, ít khách, chứ còn bây giờ đông nghẹt luôn. Bác sĩ toàn là tải giỏi không à, nó nằm đối diện với bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đó.

Đó là những ý kiến phản hồi và những lời góp ý từ những y bác sĩ đang hành nghề tại bệnh viện công nhưng đang có phòng mạch riêng, cũng như những người không thuộc giới y khoa nhưng lại lưu tâm đến quyết định không cho mở phòng khám tư nhân, có thể được áp dụng cuối năm nay dù nhiều người nói là không chắc chắn lắm.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi xin tạm ngưng nơi đây. Thanh Trúc kính chào. Xin hẹn tái ngộ quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.