Giấc mơ lấy chồng nước ngoài

Hôn Nhân Không Tình Yêu Gái Việt Trai Malaysia: Sự Lựa Chọn Không Có Hậu. Chính phủ Việt Nam không cấm đoán những cuộc hôn nhân ngoại chủng, đã có nhiều cô dâu Việt theo chồng về Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc theo con đường kết hôn chính thức.
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2009.09.17

Tình, tiền và gia đình

Mai là một cô gái quê Vĩnh Long, mơ lấy chồng nước ngoài để giúp đỡ cha mẹ. Đối tượng mà Mai và các bạn chọn là một ông chồng người Malaysia. Sang Malaysia theo đường du lịch rồi nhờ người môi giới đưa mình đi móc nối cho lấy chồng , một ông chồng không yêu và chưa từng biết mặt, là con đường dễ dàng nhất. Hậu quả là con được ba tháng tuổi thì Mai đã phải ôm con trở về.

Những tổ chức môi giới ngoài luồng, chuyên lợi dụng thủ tục nhanh chóng của đường du lịch để đưa các  cô gái Việt Nam sang Malaysia tìm chồng, hoạt động như thế nào?  Mời quí vị nghe Mai kể về người môi giới ở Đồng Tháp: 

Cái nhà của chị đó ở bên Việt Nam này. Chị đó tên Hà. Chồng bả làm giấy làm tờ đặng đưa đón con gái ở bên đây qua bển đặng gả. Bà  ở xóm em bả nói vậy cái em mới gởi giấy tờ cho bà đưa đi chứ em không có giáp mặt.  Tiền xe  tiền cộ thì mình lo, tiền vé máy  bay với tiền làm thủ tục là người ta lo. Em chỉ trả tiền làm cái hộ chiếu là hai trăm ngàn thôi.  Làm giấy xong hơn tháng  là em đi đó. 

Tiền xe  tiền cộ thì mình lo, tiền vé máy  bay với tiền làm thủ tục là người ta lo. Em chỉ trả tiền làm cái hộ chiếu là hai trăm ngàn thôi.  Làm giấy xong hơn tháng  là em đi đó.
Cô Mai

Vậy những người trung gian đó kiếm lợi nhuận ở đâu, Mai cho biết:

Qua bển mình bị gả đi là người ta lấy hết tiền rồi. Lúc mà chồng mình cưới mình thì người ta lấy hết, chỉ đưa lại gia  đình em năm sáu triệu thôi. Nhưng mà lúc em biết tiếng rồi em hỏi chồng em hồi đó đưa nhiêu thì nó nói cũng hơn sáu bảy chục triệu tiền Việt Nam.

Dù không tình yêu nhưng đến  nông nỗi gì mà Mai phải ôm đứa  con ba tháng tuổi trở về Việt Nam, Mai kể tiếp:

Về bển thì cũng khỏe cũng sung sướng bản thân. Em thì kết hôn chỉ vì tiền thôi chứ đâu có thương yêu gì. Chỉ cũng hiểu gái Việt Nam mà , mình đi ra nước ngoài chỉ vì tiền thôi, mà qua bển tiền ăn tiền mặc  nó cũng hạn chế , không phải là nó hổng giàu nhưng tại nó  cất tiền kỹ nó chỉ lo cho bản thân của nó.

Cha mẹ em chờ cả năm nó cũng không có cho tiền, con mình nó cũng y vậy, không biết chăm sóc, đụng cái gì cũng không biết làm thì em thấy thôi...Với lại kinh tế ở bển nếu mà làm tính  lương Việt Nam cũng giống như vậy mà đời sống khó khăn quá à. Mình không biết tiếng này nọ mà con cái thì không ai giữ nữa. Thôi em thấy vậy thì em ẳm con về.

Được hỏi cô có bị nhà chồng hay người chồng Malaysia ngược đãi không mà phải bỏ về, Mai nói nhà chồng cô đối xử tốt,  cô không bị hành hạ đánh đập mà chỉ vì chồng cô không cho cô tiền túi, nghĩa là rất giới hạn đối với cô về vấn đề tiền bạc.

Không phải riêng Mai là trường hợp duy nhất mà cô có hai người bạn đi Malaysia lấy chồng một thời gian rồi cũng bỏ về:

Con nhỏ đó thì chồng nó tốt, cho tiền nó hoài , còn cho tiền nó gởi về bên đây nữa, nhưng tại  có bà già chồng khó khăn thành  nó bỏ nó về bên đây thôi.

Chứ có ai muốn qua bển lấy chồng đâu. Cái chỗ nó lạ nước lạ cái mà không biết một tiếng gì hết. Qua bển một tiếng chào cũng chưa biết nhưng làm sao dám  đi? Tại thấy chán Việt Nam nghèo quá , mần hoài cũng không có  dư rồi mới đi lấy chồng chứ không phải moi túi người ta để làm gì.
Cô Mai

Phải chăng mục đích của những cô gái miệt vườn là đến Malaysia để lấy chồng để  mong có tiền gởi về giúp cha mẹ như Mai và các bạn. Mai trả lời một cách gián tiếp:

Chứ có ai muốn qua bển lấy chồng đâu. Cái chỗ nó lạ nước lạ cái mà không biết một tiếng gì hết. Qua bển một tiếng chào cũng chưa biết nhưng làm sao dám  đi? Tại thấy chán Việt Nam nghèo quá , mần hoài cũng không có  dư rồi mới đi lấy chồng chứ không phải moi túi người ta để làm gì. Qua  bển có chồng rồi đi làm rồi kiếm tiền nhưng mà vì  Mã Lai nó nghèo quá chị ơi. Thấy đi làm đồng lương tính ra cũng như Việt Nam chứ gì. Mang tâm trạng buồn hoài cũng chán thôi thà là mình về Việt Nam mình nuôi con mình.

Thực tế cũng có người may mắn kiếm được ông chồng Malaysia biết làm ăn và biết yêu thương người vợ Việt Nam của mình . Đó là trường hợp chị Linh , chủ một tiệm cho thuê áo cưới ở Terenganu, chị Thuỳ, chủ quán ăn ở Kuala Lumpur chẳng hạn. Cũng có những người gặp cảnh không may, không hạnh phúc mà vì tự ái đành ngậm đắng nuốt cay, có về thăm nhà cũng không kể cho ai nghe hoàn cảnh của mình:

Chuyện của cô Mai ở Vĩnh Long, sang Malaysia lấy chồng rồi trở về vì không yêu thương gì ông chồng này và cũng không tìm kiếm được điều cô mong muốn là tiền để giúp gia đình. Điều may cho cô Mai là còn có nơi để trở về.

Có chứ, không lẽ về nói thiệt  với hàng xóm người ta cười chết, nhiều lắm, cái huyện Long Hồ của em nhiều lắm, theo em biết sơ sơ là năm sáu đứa,  cũng một hai  đứa về  rồi...

Đó là chuyện của cô Mai ở Vĩnh Long, sang Malaysia lấy chồng rồi trở về vì không yêu thương gì ông chồng này và cũng không tìm kiếm được điều cô mong muốn là tiền để giúp gia đình. Điều may cho cô Mai là còn có nơi để trở về.

Giấc mơ chết người

Trong khi đó thì Huyền Trân, cũng dân Vĩnh Long, được người quen đã lấy chồng bên Malaysia mách nước, rồi hàng xóm chỉ đường dẫn lối, Huyền Trân được mẹ đưa lên thành phố gặp người trung gian để làm giấy tờ đi Malaysia theo diện du lịch, thực chất là đi kiếm chồng.

Hôm 22 tháng Bảy,  Huyền Trân cùng bốn cô khác được người môi giới tên Phượng  dẫn qua Malaysia du lịch. Hai tuần sau cô  báo cho  gia đình hay đã kiếm được chồng. Dĩ nhiên đây là người đàn ông cô chưa hề quen và không từng yêu thương trước đó.

Về nhà chồng buổi sáng buổi chiều  cô đột nhiên trở bệnh, nhà chồng gọi môi giới đến lãnh. Ngày 25 tháng Tám môi giới báo tin  từ Malaysia về Vĩnh Long là  Huyền Trân đã chết trong bệnh viện, bảo gia đình chạy tiền qua Malaysia lo thiêu xác con gái. 

Ngay khi đó cậu ruột của cô Huyền Trân là ông Phạm Tân, từ Mỹ về thăm nhà, đã cùng mẹ Huyền Trân bay sang Malaysia , phát hiện những dấu hiệu mờ ám đằng sau cái chết đột ngột của cô nên đã báo cho cảnh sát Malaysia, đồng thời nhờ tổ chức CAMSA giúp đỡ. CAMSA là chữ tắt của Liên Minh Chống Nạn Nô lệ Thời Đại Mới có văn phòng tại Hoa Kỳ và chi nhánh ở Malaysia, trước nay thường trợ giúp pháp lý và bênh vực quyền lợi cho lao động Việt Nam ở Malaysia cũng như những quốc gia khác.

Về nhà chồng buổi sáng buổi chiều  cô đột nhiên trở bệnh, nhà chồng gọi môi giới đến lãnh. Ngày 25 tháng Tám môi giới báo tin  từ Malaysia về Vĩnh Long là  Huyền Trân đã chết trong bệnh viện, bảo gia đình chạy tiền qua Malaysia lo thiêu xác con gái.

Trở lại Việt Nam sau khi không chịu ký giấy cho phép người môi giới tức  cô Phượng thiêu xác Huyền Trân, ông Phạm Tân cho Thanh Trúc biết:

Chính tôi qua hiện trường bên đó tôi nhìn trong sự việc xảy ra có nhiều cái bí ẩn. Cô gái 25 tuổi khám sức khỏe hai lần thì tại sao mà chết trong vòng một tuần. Tại sao bên cô Phượng không muốn cho tôi đi theo? Khi mẹ và dì Huyền Trân đến thì cô Phượng không chở tới nhà xác mà chở tới một cái văn phòng khác bắt buộc mẹ và dì ký giấy trước khi nhìn mặt con,  nghĩa là tấm giấy chấp nhận thiêu để mang hài cốt về . Tôi quyết định đến ngay đồn cảnh sát nơi Huyền Trân chết tôi xin report. Tôi biết bên kia tìm cách thiêu huỷ cái xác để xoá bỏ chứng cứ.

Ông nói ông  cùng mẹ của người quá cố đã gặp nhóm của ông Nguyển Đình Thắng,  giám đốc điều hành Boat People SOS trong đó có tổ chức CAMSA đang hoạt động:  

Gia đình đã uỷ quyền toàn bộ cho bên nhóm Nguyễn Đình Thắng để lo vấn đề hành chánh, giấy tờ, khám từ thi đồng thời lo thiêu đốt rồi gởi về Việt Nam cho gia đình.

Nhưng động lực nào khiến  cha mẹ để Huyền Trân  đi kiếm chồng nơi đường xa xứ lạ mà không chút băn khoăn do dự?  Bà Thanh,  mẹ của Huyền Trân, bày tỏ:

Tại  ở xóm ở quê mình nè cũng có  người ta lấy chồng về bển cũng khá giả giàu có vậy đó,  cũng có xây nhà xây cửa  cho cha mẹ vậy đó. Mình thấy vậy mình mới kêu người ta chỉ giùm, rồi lối xóm mới chỉ lên thành phố có người làm giấy làm tờ, rồi mình mới lên đó làm giấy làm tờ cho nó đi. Con mình nói đúng ra nó thấy cha mẹ khổ sở quá  trời nó mới nói thôi để con đi qua bển kiếm chờng đặng giúp đỡ cho cha mẹ. Thành thử ra cho nó đi.

Chính tôi qua hiện trường bên đó tôi nhìn trong sự việc xảy ra có nhiều cái bí ẩn. Cô gái 25 tuổi khám sức khỏe hai lần thì tại sao mà chết trong vòng một tuần. Tại sao bên cô Phượng không muốn cho tôi đi theo? Khi mẹ và dì Huyền Trân đến thì cô Phượng không chở tới nhà xác mà chở tới một cái văn phòng khác

Khi Thanh trúc cố gắng hỏi thêm là phải chăng bởi áp lực từ chòm xóm, từ những gia đình gọi là khấm khá có tiền nhờ con gái lấy chồng nước ngoài khiến con mình cũng đành nhắm mắt đưa chân như vậy, bà Thanh tự than trách:

Mình thấy  người ta đi quá nhiều mà cũng không có gì mình mới đem con mình đi chứ nếu mà  thấy tình trạng  vậy thì đâu dám đâu.  Ngày nó đi là  22 tháng  Bảy, mất là 25 tháng Tám. Sao người ta  may mắn còn tới mình gặp khổ gì đâu không. Với hai nữa nói thẳng mình cũng khổ thành  mình để con mình như vậy. Không nghĩ tới mới có chuyện này.

Và sau khi qua  nhìn xác con, tận mắt thấy đất nước Malaysia, bà Thanh cảm thấy thương đưa con xấu số của mình nhiều hơn:

Như bữa  hổm qua bển mới thấy từ đường đi nước bước rồi ăn uống với cách người ta cũng khó khăn hơn bên mình dữ lắm. Thấy thương con gái tội nghiệp thiệt, dòm tới cái hình trên bàn thờ thấy đứt ruột.  

 Dưới mắt ông Phạm Tân thì chừng như cô cháu Huyền Trân của ông đã sa vào một đường dây buôn người một cách tinh vi:

Theo tôi hiểu thì người bên Việt Nam biết đó là đi du lịch với người quen cũng là người Việt Nam để tìm chồng. Qua bên đó thì cô Phượng cho bốn năm người ở một chỗ rồi tìm môi giới bán người ta từng giai đoạn. Cô nào có nhan sắc có người mua thì bán trước .
Ông Phạm Tân

 Theo tôi hiểu thì người bên Việt Nam biết đó là đi du lịch với người quen cũng là người Việt Nam để tìm chồng. Qua bên đó thì cô Phượng cho bốn năm người ở một chỗ rồi tìm môi giới bán người ta từng giai đoạn. Cô nào có nhan sắc có người mua thì bán trước .

Cô nào không có nhan sắc không có cơ hội mà hết thời hạn thì sẽ trở lại Việt Nam. Bên Việt Nam người ta chỉ biết con người ta đi có chồng rồi ráng lao động dành dụm chút ít về giúp cha mẹ.

Với tầm nhìn của tôi thì đây là cái việc làm ngoài pháp luật , nhóm với nhau mà tổ chức mà kiếm tiền với nhau. Tôi sống ở Mỹ hai mươi bảy năm tôi xin xác nhận đây là sự thật  vì tôi đã qua Malaysia ba ngày, tìm mọi cách chụp hình chụp  ảnh, Nếu không có  tôi chắc hai phụ nữ trong gia đình qua đó không biết tiếng Anh  không có tiền thì sẽ bị cô Phượng lèo lái cuối cùng chỉ biết mang tro cốt con về mà thôi.

Vừa rồi là câu chuyện về những cuộc hôn nhân không tình yêu giữa phụ nữ Việt với nam giới Malaysia, bên cạnh những dịch vụ mai mối ngoài luồng đưa các cô gái Việt Nam sang Malaysia kiếm chồng.

Đâu là nguyên nhân và cốt lõi của vấn đề , nghèo khó, nếp suy nghĩ, sự đua đòi hay áp lực xã hội, xin được dành cho phần thẩm định từ thính giả. Thanh Trúc kính chào tạm biệt và hẹn trở lại tối thứ Năm tuần tới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.