Có thể nói, chỉ có máy ảnh mới có thể giúp chúng ta ghi lại phần nào những cảm xúc tràn đầy sự sống, hoặc trong khoảng khắc bất tử, hay một biến cố lịch sử. Đó chính là nghệ thụật nhiếp ảnh. Nó có thể phản ánh lại cuộc sống đầy sinh động chung quanh ta, nó có thể giúp hướng con người tới cái đẹp hoàn mỹ, giúp chúng ta nhận ra cái đẹp ở khắp mọi nơi. Muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi người nhiếp ảnh phải có tri thức, kiến thức, sự tìm tòi sáng tạo và tập luyện không ngừng nghỉ.
Mục đích của Hội
Với hoài bão này, từ 16 năm qua, một số nhiếp ảnh gia người Việt, từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, đã thành lập Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam để truyền bá nghệ thuật nhiếp ảnh trong cộng đồng người Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn.
Theo lời ông Hội Trưởng Đỗ Lệnh Dzũng, sau một thời gian dài sinh hoạt nhiếp ảnh với người Việt cũng như người Mỹ, ông nhận thấy rằng, người Việt rất nhậy bén về góc độ nghệ thuật, hơn cả người ngoại quốc, thế nên, ông quyết định đứng ra thành lập Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam, ông cho hay:
Hội nhiếp ảnh vùng Hoa Thịnh Đốn được thành lập với mục đích phổ biến về nghệ thuật nhiếp ảnh trong cộng đồng người Viêt Nam. Sau một thời gian hoạt động về nhiếp ảnh tôi thấy rằng người Việt Nam mình góc độ về nghệ thuật rất nhậy so với người ngoại quốc, có lẽ mình chỉ thua họ về kỹ thuật thôi,
Ô. Đỗ Lệnh Dũng, HT.
Hội nhiếp ảnh vùng Hoa Thịnh Đốn được thành lập với mục đích phổ biến về nghệ thuật nhiếp ảnh trong cộng đồng người Viêt Nam. Sau một thời gian hoạt động về nhiếp ảnh tôi thấy rằng người Việt Nam mình góc độ về nghệ thuật rất nhậy so với người ngoại quốc, có lẽ mình chỉ thua họ về kỹ thuật thôi, thành ra chúng tôi cố trau dồi cho các học viên thêm nhiều kỹ thuật căn bản, dựa vào đó và cũng từ đó họ có thể sáng tác những bức ảnh theo tiêu chuẩn quốc tế. Hàng năm,chúng tôi thành lập các lớp, tất cả ai yêu thích thì đến dự, không phải đóng lệ phí. Tất cả đều do tình nguyện viên họ hướng dẫn. Chúng tôi tuyển chọn người hướng dẫn rất kỹ, những người có nhiều kinh nghiệm, những người có nhiều giải thửơng thế giới, và chúng tôi hoạt động có rất nhiều kết qủa.
Kể từ khi thành lập đến nay, đã 16 năm qua, nhiều học viên đã thành công và gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp. Người thì có tác phẩm đoạt giải quốc tế, người thì trở thành dân chụp hình chuyên nghiệp cũng kiếm bộn tiền. Được biết, trong các lớp học, đều có rất nhiều thành phần xã hội khác nhau, không phân biệt tuổi tác, ngành nghề. Ông Phạm Bá Thăng, một nha sĩ ở Virginia cho hay rằng, tình cờ, ông đi xem triển lãm ảnh của Hội Nhiếp Ảnh và thế là ghi danh đến lớp. Tuy tự nhận mình là một học sinh dở nhất vì hay bỏ học và dở về kỹ thuật, ông cũng rất vui khi tham gia học chụp hình, ông kể:
Hàng năm,chúng tôi thành lập các lớp, tất cả ai yêu thích thì đến dự, không phải đóng lệ phí. Tất cả đều do tình nguyện viên họ hướng dẫn. Chúng tôi tuyển chọn người hướng dẫn rất kỹ, những người có nhiều kinh nghiệm, những người có nhiều giải thửơng thế giới, và chúng tôi hoạt động có rất nhiều kết qủa.
Ô. Đỗ Lệnh Dũng, HT.
Các bức ảnh tôi chụp đầu tiên cách đây mấy chục năm thì nó trắng xoá, và hoàn cảnh đưa đẩy, tôi tham gia với Hội Nhiếp Ảnh 3 năm nay, trước đó thì tôi có chụp loanh quanh, cảnh sinh hoạt của con cái, gia đình. Sau này, đi học thì cũng bê bối chỉ sợ thầy đuổi ra khỏi trường, (cười) nhưng ít nhất bây giờ tôi cũng biết là khẩu độ, tốc độ, ISO là gì, tôi chụp ra cái hình, tôi nhìn thấy nó đẹp hơn hình tôi chụp hôm qua, là tôi cảm thấy satisfied (hài lòng) rồi. Thực ra, thời gian chỉ có 24 tiếng, nếu mình tạo nó ra thì nó sẽ có, chỉ có điều là mình có muốn tạo thời gian ra hay không thôi, tất cả là do mình tạo nó ra mà thôi. Tôi nghĩ là tất cả các anh chị tham gia trong Hội đều tạo ra thời gian, có thích thú khi cầm máy ảnh đi chụp. Tôi nghĩ đây là khía cạnh khác của cuộc sống, nếu mà chỉ đi làm rồi về nhà loanh quanh, thì chắc là khổ lắm nên chắc là mọi người tránh cái khổ đó để tìm một nguồn vui. Tôi nghĩ chắc chắn mọi người đều vui khi cầm máy ảnh tới lớp này.
Tôi nghĩ đây là khía cạnh khác của cuộc sống, nếu mà chỉ đi làm rồi về nhà loanh quanh, thì chắc là khổ lắm nên chắc là mọi người tránh cái khổ đó để tìm một nguồn vui. Tôi nghĩ chắc chắn mọi người đều vui khi cầm máy ảnh tới lớp này.
Ô.Phạm Bá Thăng, nha sĩ
Không phân biệt nam, nữ cũng như tuổi tác
Đến với các lớp nhiếp ảnh còn có các chị em phụ nữ, lúc ban đầu chỉ đi theo chồng ngồi nghe giảng bài hay đi thực tập chụp hình cho vui, dần dà, các chị lại đam mê và thế là ghi danh theo học. Một trong những phụ nữ ấy là bà Trần Minh Nguyệt, ở bang Maryland. Theo lời bà cho hay, khi cầm máy đi lang thang chụp hình, giúp cho đầu óc bà bớt stress vì công việc. Trong ngày mãn khoá 18 tháng 10 năm 2009 vừa qua, các tấm hình của bà chụp với đề tài “Người Chiến Binh Trở Về” đã đoạt giải nhất cuộc thi ảnh toàn vùng. Bà nói:
Mình chọn đề tài là người chiến binh trở về, nói lên là người chiến binh trong bất cứ một cuộc chiến nào dù thắng hay bại, người chiến binh khi trở về bao giờ cũng thấy là mình có một cái gì mất mát, thương tiếc. Trong các bức ảnh của mình thì người chiến binh của mình trở về bị mất một chân, anh đi nạng, và khi anh về thì sự hội nhập của anh với xã hội không có, anh cảm thấy cô đơn, anh lang thang ở trong nghĩa trang để anh đi thăm mộ các bạn bè, rồi anh đi đến thăm mộ thế chiến thứ hai để anh ngưỡng mộ các anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc, và hình cuối cùng là anh ngồi ở đó, gục đầu xuống và không bịết tương lai mình ra sao. Đó là đề tài cho project của mình.
Đến với các lớp nhiếp ảnh còn có các chị em phụ nữ, lúc ban đầu chỉ đi theo chồng ngồi nghe giảng bài hay đi thực tập chụp hình cho vui, dần dà, các chị lại đam mê và thế là ghi danh theo học. Một trong những phụ nữ ấy là bà Trần Minh Nguyệt, ở bang Maryland. Theo lời bà cho hay, khi cầm máy đi lang thang chụp hình, giúp cho đầu óc bà bớt stress vì công việc.<i> </i>
Một điều khá ngộ nghĩnh là có người, khi ghi danh theo học, để mong muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp như các thầy, nhưng lại trở thành người mẫu cuả Hội Nhiếp Ảnh. Chị Bích Liên kể lại rằng, ngay từ khi còn nhỏ đã luôn mong ước cầm máy hình, nay có cơ hội học hỏi, nhưng có lẽ chị không có khiếu và không đủ kiên nhẫn thực tập, nên thôi đành trở thành người mẫu vậy. Ấy thế mà cũng vất vả không kém, vì một lần đi chụp mất rất nhiều thời gian, chị kể lại:
Từ 6 tiếng cho đến 7 tiếng đồng hồ cho một lần chụp. Có đi mới biết các thầy quá yêu nghề, đất cát, mưa gió, sình lầy, cũng lăn xuống đất để chụp cho có đựơc tấm hình đẹp. Mình thích chụp hình ngay từ nhỏ, nhưng các thầy nói cô được dáng người và ăn ảnh nên các thầy chọn để làm người mẫu, gọi là người mẫu cho vui, (cười) lâu lâu làm người mẫu cho các thầy chụp ảnh là vui rồi, được người ta chụp hình, chứ còn mình thì chẳng chụp cho ai hết!
Về phần các thầy giáo, cũng có những nỗi vui buồn không kém, anh Văn Thành Phú, giảng viên lớp 1 tâm sự:
Nếu mình đứng lớp thì bao giờ mình cũng muốn có đông học trò ở dưới, dĩ nhiên, khi đang học thì phải kết hợp lý thuyết và thực hành, có một số học viên có niềm đam mê thì họ tiếp tục, còn một số khác họ không theo kịp thì họ bỏ, cái đó cũng là nỗi buồn của mình.
Thành quả hàng năm của Hội
Ngày 18 tháng 10, 2009 Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn cũng vừa làm lễ mãn khóa cho gần 70 học viên các cấp 1, 2 và 3. Trong ngày mãn khóa các học viên đã có một buổi trưng bày hình ảnh, kết quả của khóa học, gồm hơn 100 tác phẩm trong đó có hơn 10 tác phẩm đọat giải thửơng. Ngoài ra Hội còn trưng bày trên 20 tác

phẩm đọat giải thưởng cao của Hội Nhiếp Ảnh Hoa Kỳ và của những kỳ thi quốc tế. Lễ mãn khóa được tổ chức rất trịnh trọng, đại diện của Tổng Hội Nhiếp Ảnh Thế giới (FIAP) và đại diện của Hội Nhiếp Ảnh Hoa Kỳ (PSA) được mời lên trao trao chứng chỉ cho các học viên xuất sắc.
Lễ mãn khóa được tổ chức rất trịnh trọng, đại diện của Tổng Hội Nhiếp Ảnh Thế giới (FIAP) và đại diện của Hội Nhiếp Ảnh Hoa Kỳ (PSA) được mời lên trao trao chứng chỉ cho các học viên xuất sắc.<br/>
Được biết, Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn đang là thành viên của Hội Nhiếp Ảnh Hoa Kỳ và Tổng Hội Nhiếp Ảnh Thế Giới .
Nhiếp ảnh gia Tony Lê Công Thuận, người Việt Nam duy nhất đại diện cho Tổng Hội Nhiếp Ảnh Thế giới và Hội Nhiếp Ảnh Hoa Kỳ có mặt trong buổi lễ mãn khóa đã có lời khen ngợi Hội Nhiếp Ảnh Vùng Hoa Thịnh Đốn, và đã gắn huy hiệu và tặng bằng khen cho Hội. Nhân đây, ông Thuận cũng có một nhận xét về sinh hoạt của nhiếp ảnh Việt Nam tại hải ngoại, ông nói:
Trước đây, sinh hoạt nhiếp ảnh của Việt Nam rất rời rạc, nhưng 15 năm trở lại đây thì sinh hoạt của Việt Nam rất mạnh. Nhiều anh em trẻ và những người đam mê nhiếp ảnh đã đi vào dòng chính nhiếp ảnh thế giới, đã gửi đi thi các tác phẩm và đã gặt hái nhiều kết quả tốt. Do đó, phong trào nhiếp ảnh của Việt Nam rất mạnh.
Nhiếp ảnh gia Tony Lê Công Thuận, người Việt Nam duy nhất đại diện cho Tổng Hội Nhiếp Ảnh Thế giới và Hội Nhiếp Ảnh Hoa Kỳ có mặt trong buổi lễ mãn khóa đã có lời khen ngợi Hội Nhiếp Ảnh Vùng Hoa Thịnh Đốn, và đã gắn huy hiệu và tặng bằng khen cho Hội.<br/>
Khi được hỏi quan điểm về nghệ thuật nhiếp ảnh của thế hệ di dân thứ nhất và thế hệ trẻ tại hải ngoại có gì khác nhau, ông cho rằng:
Theo tôi thì nó không khác nhau chỗ nào cả, chỉ có quan điểm của cá nhân đó thấy sự khác nhau là vì không hợp với ý nghĩa của người đó mà thôi. Ví dụ giới trẻ, họ muốn đem cái mới mẻ, những cái nhìn mới. Cái nhìn mới không có nghĩa là chống lại những cái nhìn cổ điển, nó vẫn nằm trong chiều hướng nghệ thuật mà họ khám phá, thì mình phải chấp nhận và chấp nhận như vậy thì nhiếp ảnh mới đi lên được. Còn nếu mình bảo thủ và không cho giới trẻ phát triển với cái nhìn mới của nó thì mình tự giết đi cái vấn đề nhiếp ảnh rồi
Thưa quí thính giả, vừa rồi là một số thông tin về Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam tai vùng Hoa Thịnh Đốn, Một điều không ai có thể phủ nhận được rằng, sinh hoạt bổ ích này đã và đang đem lại rất nhiều kết quả tốt cho một số người, làm thay đổi cả nhân sinh quan của họ, như lời thầy giáo Văn Thành Phú nói:
Trứơc kia, có thể mình vẫn ngắm một cảnh đẹp, nhưng thực sự mình không nhìn thấy cảnh đẹp như thế nào, hoặc khi mình nhìn một người, mình, mình cũng không thấy nó đẹp từ góc cạnh nào. Nhưng nhiếp ảnh cho chúng ta thấy rằng, nhìn một người, thì không ai xấu cả, nếu chúng ta biết lấy đựơc góc cạnh đẹp, và nhiếp ảnh đã giúp cho tôi nhìn thấy điểm đó.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi xin dừng nơi đây. Hẹn gặp qúi vị vào kỳ sau.