Sáng Hội Cô Nhi Toàn Cầu (WWO)

"Tôi quan tâm đến những cô nhi không có được những thứ mà con cái tôi đang có. Tôi mong muốn tất cả trẻ mồ côi, dù không còn cha mẹ, vẫn có sức khỏe tốt , tâm trí lành mạnh, được giáo dục đàng hoàng để có thể thành công trong xã hội. Tôi muốn các em phát triển giống các con của tôi vậy. Nghĩa là các em sẽ học lên đại học, có thể xây dựng gia đình riêng của mình, cố thay đổi và chấm dứt sự nghèo khó."

0:00 / 0:00

Đó là tâm huyết mà cũng là mục đích của bác sĩ Jane Aronson, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Worldwide Orphans Foundation, tạm dịch là Sáng Hội Cô Nhi Toàn Cầu, ra đời năm 1997 mà mục đích và tôn chỉ của tổ chức NGO này vừa được bác sĩ Aronson trình bày cùng quí vị như vừa nãy.

WWO đến với các trẻ mồ côi Việt Nam

Tại Việt Nam, Worldwide Orphans Foundation được gọi tắt là WWO Việt Nam.

Ngoài ngành chuyên môn về bệnh truyền nhiễm trẻ em, bác sĩ Aronson còn là chuyên gia y tế trong lãnh vực xin và nhận con nuôi liên quan đến cô nhi. Tại Hoa Kỳ, bà được đến như một phụ nữ trí thức đã dành trọn thời gian và công sức cho trẻ mồ côi tại một số quốc gia trên thế giới.

Tôi quan tâm đến những cô nhi không có được những thứ mà con cái tôi đang có. Tôi mong muốn tất cả trẻ mồ côi, dù không còn cha mẹ, vẫn có sức khỏe tốt , tâm trí lành mạnh, được giáo dục đàng hoàng. Tôi muốn các em phát triển giống các con của tôi vậy

Bác sĩ Jane Aronson

Từ Việt Nam trở về Mỹ hai tuần trước, bác sĩ Jane Aronson bày tỏ niềm vui khi được chia sẻ cùng thính giả của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi về công việc và những chương trình hỗ trợ mà WWO đã thực hiện được cho Việt Nam, nơi sinh trưởng của Ben, đứa trẻ mồ côi bà xin làm con nuôi từ năm 2000, trước khi WWO chính thức họat động tại Việt Nam hai năm sau đó:

Tôi nghĩ một phần lý do tôi trở về Việt Nam chính là vì Ben. Tôi muốn Ben yêu thương xứ sở của nó và quả thực là cháu đã rất thích Việt Nam. Cháu từng đi Việt Nam hai lần rồi, tôi thấy cháu yêu thích mọi người ở đó, thích những trẻ mồi côi mà chúng tôi thăm viếng.

Đến với mọi trẻ mồ côi đang rất cần sự giúp đỡ chăm sóc, WWO hiện có mặt tại Azerbaijan, Bulgaria, Ecuador, Ethiopia, Kenya, Serbia , Việt Nam và Haiti.

Chúng tôi đến Việt Nam từ 2002, bắt đầu làm việc tại Tân Bình 2 là cô nhi viện dành cho trẻ bị nhiễm HIV/AIDS ở thành phố Hồ Chí Minh, sau này đổi tên thành Linh Xuân.

Từ cơ sở đầu tiên Linh Xuân ở thành phố Hồ Chí Minh, kế đến là Ba Vì ở miền Bắc rồi cơ sở thứ ba tại Bà Rịa, Vũng Tàu:

Chúng tôi đã giúp đỡ chăm sóc gần năm trăm trẻ gồm cô nhi nhiễm HIV/AIDS và cô nhi không nhiễm căn bệnh này. Quan

Bác sĩ Jane Aronson, người sáng lập Quĩ vì Trẻ em Mồ côi Toàn cầu (WWO),
Bác sĩ Jane Aronson, người sáng lập Quĩ vì Trẻ em Mồ côi Toàn cầu (WWO).Source wwo.org (Source wwo.org)

trọng là từ những họat động này chúng tôi đã lập ra hai Điểm Hỗ Trợ Gia Đình ở thành phố rồi thêm một điểm khác nữa ở An Giang.

Các trẻ này được cung cấp một nơi chốn và một dịch vụ hỗ trợ, để rồi người lớn có thể đi làm, trẻ con có thư viện để đọc sách, có thể cắp sách đến trường, có thể hòa đồng với các thiếu nhi lành mạnh khác. <br/>

Đó là phương cách kết hợp mạng lưới làm việc, networking, mà giám đốc điều hành WWO Jane Aronson hãnh diện trình bày.

WWO thực sự quan tâm đến gia đình, tôi muốn nói từng gia đình có người nhiễm HIV. Vì thế bây giờ hầu hết công việc của chúng tôi không chỉ trong khuôn khổ viện mồ côi mà còn vươn ra bên ngoài.

Chúng tôi mở những khóa huấn luyện tại bệnh viện Nhi Đồng Một và bệnh viện Nhi Đồng Hai ở thành phố Hồ Chí Minh, mở những khóa tập huấn cho bác sĩ và y tá tại Bệnh Viện Nhi Hà Nội, đồng thời làm việc với các Điểm Hỗ Trợ Gia Đình tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như tại An Giang, không ngoài mục đích với tới những nhà những hộ có trẻ cần sự giúp đỡ.
Dĩ nhiên có nhiều em đã lây nhiễm rồi nhưng cũng có nhiều em chưa bị lây truyền HIV từ cha từ mẹ mà giờ đã chết. Cả hai lọai đối tượng đó đều được chăm sóc. Các trẻ này được cung cấp một nơi chốn và một dịch vụ hỗ trợ, để rồi người lớn có thể đi làm, trẻ con có thư viện để đọc sách, có thể cắp sách đến trường, có thể hòa đồng với các thiếu nhi lành mạnh khác.

Đó là phương cách kết hợp mạng lưới làm việc, networking, mà giám đốc điều hành WWO Jane Aronson hãnh diện trình bày.

Để có thể hiểu rõ hơn về sự vận hành và networking của Worldwide Orphans Foundation tại Việt Nam, cô Như Tâm, phó giám đốc WWO Vietnam, giải thích:

Có ba mãng họat động, ba projects, một cái là làm với các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi của nhà nước.

Như vậy ở miền Bắc là Trung Tâm Nuôi Dưỡng Trẻ Ba Vì, trong Nam là Trung Tâm Bảo Trợ Trẻ Mồ Côi Linh Xuân trực thuộc Sở Lao Động, Thương Binh Xã Hội và Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thứ ba ở Bà Rịa, Vũng Tàu.

Chương trình "Hiểu Rồi Thương"

Tại ba trung tâm này, chương trình Grannies, gọi là Hiểu Rồi Thương, được thực hiện:

Tức là hỗ trợ về tâm lý cho trẻ. Đó là chương trình mà cứ mỗi giờ thì có những người đặc biệt đến nói chuyện, chia sẻ hoặc là dắt trẻ đi chơi, giống như có những giờ mà con cái trong gia đình được cha mẹ vỗ về thương yêu, ít nhất thời gian một tiếng hai tiếng trong ngày.

Nhưng vì sao tình thương lại cần thiết với cô nhi đến như vậy, bác sĩ Jane Aronson bổ túc:

Các em cần tình thương để phát triển, bởi trẻ không thể lớn lên không thể hạnh phúc nếu thiếu tình thương, thiếu một người kề cận quan tâm tới em và chơi đùa cùng với em.

Các em cần tình thương để phát triển, bởi trẻ không thể lớn lên không thể hạnh phúc nếu thiếu tình thương, thiếu một người kề cận quan tâm tới em và chơi đùa cùng với em. <br/>

Cô Như Tâm tiếp lời, vẫn nói về chương trình Grannies, Hiểu Rồi Thương:

Đó là chương trình sử dụng chung cho WWO trên thế giới, ở các nước khác. Grannies thường là những người đáng tuổi hưu đáng tuổi bà ngọai hoặc là cô dì, nhưng mà ở Việt Nam thì đặc thù là không dùng từ Grannies nữa vì có một số volunteer là sinh viên, thì chương trình của mình gọi là Hiểu Rồi Thương,Understanding Brings Compassion. Các chương trình này được làm trong ba trung tâm của nhà nước Việt Nam chứ không làm ở Điểm Hỗ Trợ Gia Đình.

Chính Trung Tâm Nuôi Dưỡng Trẻ Mồ Côi Linh Xuân là nơi có chương trình Hiểu Rồi Thương mà WWO lập ra. Một chương trình khác vươn ra bên ngoài, New Partner Initiative, được gọi là dự án NPI:

NPI lại là một chương trình làm với trẻ mà bây giờ ở Việt Nam hay dùng từ OVC, trẻ dể bị tổn thương. Trẻ đó có thể không phải HIV positive (HIV dương tính), nhưng sống chung với cha mẹ bị HIVthì nó cũng bị ảnh hưởng chẳng hạn bị kỳ thị hoặc nghèo chẳng hạn bởi cha mẹ không đi làm việc được, thì mình hỗ trợ cho những trẻ đó ở ngoài cộng đồng, đó là dự án NPI.

Một dự án nữa gọi là Hộ Trại, Camp, vào mùa hè, tổ chức cho những trẻ mà trẻ đó phải là HIV positive(HIV dương tính). Sau đó, trong suốt năm cứ mỗi thang còn có chương trình gọi là camp follow up, đi vào các trung tâm bảo trợ nuôi dưỡng trẻ của nhà nước, các bệnh viện công, rồi một số những trại của các sơ tức những trại nuôi dưỡng trẻ mồ côi không thuộc nhà nước. Nghĩa là việc làm khá rộng khắp.

Được hỏi công việc của WWO ở Việt Nam được đánh giá như thế nào, cô Như Tâm trả lời:

Những chương trình của WWO ở Việt Nam rất tiềm năng bởi đây là một nơi gần như là duy nhất chú trọng vào việc làm việc với trẻ dễ bị tổn thương. Những anh chị cán bộ nhân viên ở đây có chuyên môn sâu về hỗ trợ tâm lý cho trẻ. Nhân viên chính thức của WWO đa số chuyên ngành công tác xã hội, là cán sự xã hội do Việt Nam đào tạo.

Những chương trình của WWO ở Việt Nam rất tiềm năng bởi đây là một nơi gần như là duy nhất chú trọng vào việc làm việc với trẻ dễ bị tổn thương. Những anh chị cán bộ nhân viên ở đây có chuyên môn sâu về hỗ trợ tâm lý cho trẻ.<br/>

Về những dự án cho tương lai mà WWO đang ấp ủ, bác sĩ Aronson chia sẻ:

Dr. Aronson:

Giấc mơ là làm sao phổ biến khái niệm về Điểm Hỗ Trợ Gia Đình trong xã hội Việt Nam. Những điểm sinh họat như thế làm tăng thêm sức mạnh cho cộng đồng và gia đình. Càng nhiểu Điểm Hỗ Trợ Gia Đình thì cộng đồng xã hội ở Việt Nam sẽ càng ngày càng mạnh lên. Chúng tôi là những người đi xây dựng cộng đồng mà.

Như Tâm:

Tôi cũng nhất trí bởi vì thứ nhất những Điểm Hỗ Trợ Gia Đình là sáng kiến rất mới, một mô hìmh qua đó trẻ có thể đến để chơi để hòa đồng với những trẻ có hoàn cảnh giống mình, để được sinh họat với những chủ đề gọi là nhạy cảm

Các cháu bé mồ côi được chăm sóc tận tình ở Linh Xuân. Nguồn linhxuan.com
Các cháu bé mồ côi được chăm sóc tận tình ở Linh Xuân. Nguồn linhxuan.com (Nguồn linhxuan.com)

đối với trẻ dễ bị tổn thương.

Vẫn theo lời phó giám đốc WWO Vietnam Đỗ Thị Như Tâm, Điểm Hỗ Trợ Gia Đình còn là nơi thực hành của các sinh viên đang theo học ngành công tác xã hội. Tại điểm Hỗ Trợ Gia Đình, sinh viên được sinh họat được thực tập trực tiếp. Ngòai ra họ cũng đi vãng gia tức đi thăm gia đình cùng với nhân viên của dự án:

Đó là mô hình rất tốt và rất hay, thu hút được nhiều em sinh viên và những anh chị tình nguyện viên. Họ ở trong những nhóm tự giúp(self help group) thầm lặng làm công việc hỗ trợ.
Cũng có khi họ là những người bị nhiễm HIV nhưng bây giờ đã có một điểm cho họ đến sinh họat, giúp trẻ em trong nhóm của họ và giúp đỡ người lớn một cách chính qui. Đó là niềm tự hào cho những người đang làm việc với WWO.

Tầm nhìn của WWO rất là tích cực, tầm nhìn rất là xa. Bắt đầu từ trẻ mồ côi cho đến nhóm trẻ dễ bị tổn thương, từ đầu chỉ làm trong những trung tâm trẻ mồ côi của nhà nước thôi, bây giờ chúng tôi đã có nhiều dự án cho nhiều trẻ hơn ở ngoài cộng đồng, và số trẻ mà chúng tôi phục vụ ngày càng tăng, gần như là cấp số nhân.<br/>

Mơ ước thứ hai của giám đốc điều hành kiêm người sáng lập WWO, bác sĩ Aronson, là mời gọi những tập đoàn kinh doanh lớn ở Việt Nam trở thành những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, nghĩa là góp sức hỗ trợ và giải quyết những vấn đề của cuộc sống, bảo vệ thiếu nhi, nâng cao giáo dục, bảo vệ môi sinh, giúp đỡ trẻ HIV/AIDS, xóa đói giảm nghèo cho những tầng lớp kém may mắn… vân vân?

Đối với phó giám đốc WWO Việt Nam, cô Như Tâm, mơ ước đó sẽ trở thành hiện thực:

Tầm nhìn của WWO rất là tích cực, tầm nhìn rất là xa. Bắt đầu từ trẻ mồ côi cho đến nhóm trẻ dễ bị tổn thương, từ đầu chỉ làm trong những trung tâm trẻ mồ côi của nhà nước thôi, bây giờ chúng tôi đã có nhiều dự án cho nhiều trẻ hơn ở ngoài cộng đồng, và số trẻ mà chúng tôi phục vụ ngày càng tăng, gần như là cấp số nhân.
Chúng tôi còn muốn phát triển hơn nữa bởi vì ở Việt Nam WWO gần như là một I NGO(tổ chức phi chính phủ quốc tế) có chuyên môn về tâm lý và được đánh giá rất cao.

Câu chuyện về Worldwide Orphans Foundation và WWO Việt Nam tạm dừng nơi đây. Thanh Trúc kính chào, xin hẹn lại quí vị tối thứ Năm tuần tới.