Theo Hội Bạn Người Cùi, một tổ chức vô vị lợi ở California đang giúp đỡ khoảng ba mươi trại cùi lớn nhỏ từ Nam ra Bắc mười bảy năm nay, số bệnh nhân phong cùi ở Việt Nam hiện chỉ còn trên dưới bốn nghìn là nhiều.
Những người Thượng bị phong cùi
Sở dĩ bệnh phong cùi ở Việt Nam giảm thiểu như vậy là nhờ điều kiện vệ sinh cộng đồng được cải thiện nên không dễ lây lan, thuốc men chữa trị được chính phủ phát miễn phí, nếu phát hiện sớm và uống thuốc đúng liều, đúng giờ theo lời bác sĩ cộng với sự ăn uống đầy đủ thì có thể trị dứt trong vòng ba đến sáu tháng trước khi đưa tới những biến chứng đáng sợ như lở loét, cụt tay cụt chân hoặc mù mắt.
Trường hợp đã biến chứng rồi mà uống thuốc đều thì có thể hết bệnh nhưng mức độ tàn phế nặng nhẹ do chữa trị quá trễ thì họ phải gánh chịu.
Đối với những người sắc tộc vùng cao chẳng may mắc phải bệnh phong cùi thì vấn đề phức tạp hơn. Vì thiếu hiểu biết, người sắc tộc Tây Nguyên thường xa lánh, rẻ rúng và xua đuổi người phong cùi ra khỏi buôn làng vì cho rằng họ bị ông Giàng phạt làm cho lở loét rụng tay rụng chân và tàn phế.
Đề tài người Thượng bị phong cùi đã được trình bày một lần trên mục Đời Sống Người Việt khắp nơi. Hôm nay Thanh Trúc mời quí vị trở lại với nổ lực cứu giúp những người sắc tộc vùng cao miền Trung, hai tỉnh Gia Lai và Kontum, đã vướng phải chứng bệnh quái ác này. Từ Kontum, linh mục Nguyễn Văn Đông, đã cùng các nữ tu Công Giáo dấn thân vào những buôn làng hay vùng rừng núi có người Thượng bị phong cùi ẩn náu, tìm

cách giúp đỡ và đưa họ ra ngoài chữa trị từ năm 1988 đến giờ:
Đối với những người sắc tộc vùng cao chẳng may mắc phải bệnh phong cùi thì vấn đề phức tạp hơn. Vì thiếu hiểu biết, người sắc tộc Tây Nguyên thường xa lánh, rẻ rúng và xua đuổi người phong cùi ra khỏi buôn làng vì cho rằng họ bị ông Giàng phạt làm cho lở loét rụng tay rụng chân và tàn phế. <br/>
Tất cả anh em bệnh nhân là người sắc tộc thiểu số hết. Bởi vì thường người dân tộc cùi bị đuổi ra khỏi làng, vì thế họ phải đi vào trong rừng sâu hơn, năm ba người chung nhau ở và thành lập làng cùi.
Có làng chừng mười lăm gia đình, có làng từ hai mươi trở lên, vì thế chúng tôi phải tìm cách đưa họ tới khu điều trị phong ở Qui Nhơn để họ được chữa trị. Cách thứ hai nữa là chúng tôi giúp đỡ cho họ sống. Chẳng hạn tàn phế chút ít và có thể lao động thì chúng tôi tìm cách cho họ lao động. Còn những người nào không lao động được thì chúng tôi giúp nhiều hơn để họ có thể sinh sống được. Rồi cũng lo cho con cái của họ được học hành, cách ly để khỏi lây bệnh của cha mẹ đang bị cùi. Trong địa phận Komtum chúng tôi phục vụ cho ba ngàn năm trăm gia đình, mà những người phong cùi đó nhiều khi con cái họ không cùi, cho nên sỉ số mà chúng tôi phục vụ vào khoảng năm tới sáu ngàn người.
Chỉ nói riêng Gia Lai và Komtum thì hai tỉnh này không có bệnh xá hay trung tâm dành cho người cùi. Nơi duy nhất người bệnh có thể đến khám và lãnh thuốc miễn phí là các Trung Tâm Da Liễu, nhưng:
Người Thượng bị cùi họ thấy họ bị kỳ thị nên họ không tới những nơi như bệnh viện hay trạm xá hay trung tâm y tế của nhà nước. Còn thường họ không còn bị cùi nữa nhưng mà bị tàn phế thì họ cũng bị kỳ thị nên họ ít dám tới. Chúng tôi có những ban bác ái xã hội trong đó có nhiều nữ tu nhiều giáo dân và cả các y sĩ, chúng tôi phải đến với họ.
<i>Người Thượng bị cùi họ thấy họ bị kỳ thị nên họ không tới những nơi như bệnh viện hay trạm xá hay trung tâm y tế của nhà nước. Còn thường họ không còn bị cùi nữa nhưng mà bị tàn phế thì họ cũng bị kỳ thị nên họ ít dám tới.</i> <br/>
Chúng tôi cố gắng hết sức khám phá sớm chừng nào hay chừng đó những người có vi trùng Hansen gây bệnh cùi là chúng tôi lập tức thuyết phục họ.
Nói đến cùi thì phải nhắc đến các Xơ
Theo linh mục Nguyễn Văn Đông, thuyết phục người dân tộc người Thượng để họ chịu đi chữa bệnh ở trung tâm Qui Hoà, Qui Nhơn, cũng là vấn đề khó khăn. Nếu họ bằng lòng thì phải chu cấp phương tiện di chuyển,

chi phí ăn ở cho một hay hai người bệnh trong nhà, thậm chí có khi cả gia đình bị bệnh đi điều trị và lãnh thuốc miễn phí.
Một khi đã được bệnh viện chấp nhận và cho thuốc miễn phí rồi, vấn đề kế tiếp là phải có người thường xuyên đến trông nom và bắt họ uống thuốc. Đó là công việc mà các nữ tu Công Giáo phải thực hiện một cách đều đặn và kiên nhẫn:
Nơi chúng tôi phục vụ chỉ có người Thượng mà thôi, một vài người Kinh thì rất dễ bởi vì người Kinh họ cần giữ kín khi bị cùi nhưng mà họ giỏi uống thuốc. Uống thuốc trị cùi là tuỳ theo bệnh mà bác sĩ cho uống bao nhiêu viên thì thứ nhất phải uống đúng liều. Thứ hai là uống đúng giờ, đến giờ đó là phải uống. Thứ ba nữa, khi uống thuốc trị bệnh cùi phải được ăn no bụng thì mới khỏi bị phản ứng khỏi bị vật vã. Đói mà uống thuốc cùi thì chịu không nỗi đâu.
Cuộc sống của những người Thượng bị bệnh cùi quả là thiếu thốn cơ cực vô cùng dù trốn trong rừng hay trôi nỗi ngoài buôn ngoài làng. Một trong những nữ tu đang giúp những người bất hạnh đó, xơ Huệ, nói về công việc của xơ:
Các xơ chúng tôi ở đây đã phục vụ bệnh nhân phong trên hai mươi năm rồi. Thời gian đầu dĩ nhiên cũng có cảm giác sợ sợ, nhưng khi đã tiếp cận rồi tự nhiên mình có tình thương đối với họ thì tất cả những cái sợ đó không còn nữa. Chúng tôi dấn thân phục vụ cho những người kém may mắn nhất là những đối tượng người cùi ở vùng cao nguyên này
Xơ Liên
Hàng tháng xơ mua mắm muối chở vô cho họ, phát cho họ ăn để họ chống đóí, tại vì có những người tàn tật họ đâu có làm việc được nữa. Ân nhân nào cho được bao nhiêu thì để dành mua gạo cho họ. Những ai còn có thể lao động được thì mình hỗ trợ để họ làm mùa.
Công việc thực ra không đơn giản khiêm tốn như lời nói vắn tắt của xơ Huệ. Xơ Liên, bề trên của xơ Huệ, trình bày chi tiết hơn:
Các xơ chúng tôi ở đây đã phục vụ bệnh nhân phong trên hai mươi năm rồi. Thời gian đầu dĩ nhiên cũng có cảm giác sợ sợ, nhưng khi đã tiếp cận rồi tự nhiên mình có tình thương đối với họ thì tất cả những cái sợ đó không còn nữa. Chúng tôi dấn thân phục vụ cho những người kém may mắn nhất là những đối tượng người cùi ở vùng cao nguyên này.
Không những thế, chúng tôi còn cứu mạng con cháu của họ, đưa các cháu về trong tu viện để giúp cho các cháu có một tương lai tốt đẹp như mọi người, để hòa nhập với xã hội.
Khu vực mà xơ Liên, xơ Huệ, cùng các nữ tu khác thuộc giòng Phao Lô, phải đi chăm sóc giúp đỡ cho những người Thượng bị bệnh cùi bao gồm hai mươi làng và hơn ba trăm bệnh nhân:
Hồi thời gian đầu thì phía chính quyền cũng có sự nghi ngờ thành cũng gặp khó khăn. Nhưng sau này họ hiểu

biết rằng chúng tôi làm việc vì tình thương vì bác ái thì họ tạo điều kiện cho những sự khó khăn đó không còn nữa. Cho đến bây giờ chúng tôi vẫn tiếp tục được Hội Bạn Người Cùi hỗ trợ hàng năm để có quĩ để giúp để cứu đói họ trong mùa hạn hán không có nước.
Ngoài ra thì các xơ vào đó để băng bó vết thương, phát thuốc men, tất cả những nhu cầu của làng của bệnh nhân. Đối với người dân tộc có lẽ mình vào thì họ cảm thấy vui, niềm vui đó xoá tan đi nỗi đau khổ và mặc cảm của họ.
Hội Bạn Người Cùi tại Nam California
Thưa quí vị, tại Hoa Kỳ năm 1995, Hội Bạn Người Cùi ra đời tại Nam California, phát triển dần thành một tổ chức vô vị lợi. Năm 1998, Hội Bạn Người Cùi khởi sự đến với bệnh nhân phong cùi ở Việt Nam, trong đó có người Thượng trên Tây Nguyên. Hàng năm, Hội Bạn Người Cùi tổ chức gây quĩ và được sự hỗ trợ của đông đảo người Mỹ gốc Việt tại California cũng như các tiểu bang khác trên nước Mỹ. Từ thành phố Stockton bang California, ông Nguyễn Văn Công, hội trưởng Hội Bạn Người Cùi, nói về cách thức làm việc trực tiếp của tổ chức trong mười bảy năm qua:
<i>Từ đó thì chúng tôi xuất phát ra những buôn làng khác. Năm nào hội cũng về và cũng đi một dọc như vậy. Trong suốt mười bảy năm qua chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với các xơ, các linh mục hay những người tu hành đang phục vụ cho những bệnh nhân phong. </i> <br/>
Qua các nữ tu cũng như các linh mục, trong đó có cha Đông, hội giúp nhiều lãnh vực như tiền ăn hàng tháng, xây trạm xá, làm nhà lưu trú cho các em mà bố mẹ chết, rồi giúp vốn trồng trọt canh tác cho họ tự túc, giúp những tủ thuốc di động để những nữ tu giòng Phao Lồ đi vào những buôn làng thì mang theo cái tủ thuốc di động để băng bó và cho thuốc.
Từ đó thì chúng tôi xuất phát ra những buôn làng khác. Năm nào hội cũng về và cũng đi một dọc như vậy. Trong suốt mười bảy năm qua chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với các xơ, các linh mục hay những người tu hành đang phục vụ cho những bệnh nhân phong.
Không ngớt bày tỏ lời tri ân đến tất cả những tấm lòng hảo tâm ở Hoa Kỳ, đã đóng góp tài chánh cho hội có

thể hoạt động gần hai thập niên nay, hội trưởng Hội Bạn Người Cùi Nguyễn Văn Công còn cho hay số tỷ lệ lây nhiễm phong cùi ở Việt Nam hiện xuống rất thấp:
Do là người ta có uống thuốc cho nên tình trạng co rút chân tay hay mắt mù đi thì cái đó bây giờ tỷ lệ rất thấp. Sở dĩ những người cụt chân cụt tay là vì bị mà không có thuốc uống. Hy vọng thời gian không lâu nữa công việc của chúng tôi sẽ hoàn tất, tương lai là bệnh phong sẽ bị tiêu diệt.
Linh mục Nguyễn Văn Đông cũng đồng ý như vậy:
Giao tiếp với người cùi ở làng xa thì chúng tôi có thể đi dể dàng hơn trước nhiều. Nhờ các nữ tu đi phục vụ cho người cùi càng ngày càng đông hơn và đi tới những nơi mà ngày xưa tới không được. Cho nên bây giờ các bác sĩ chuyên môn ở miền Trung cũng nói với chúng tôi là người cùi trong tỉnh Gia Lai và Kontum số được lành càng ngày càng nhiều, người đó không bị cùi nữa. Còn số người cùi mới khám phá ra thì mỗi ngày mỗi ít hơn.
Tâm lý thì người ta có thể cho mà không thương. Tôi hay nói với các nữ tu cái chuyện đối với chúng ta bây giờ không phải đi cho mà hãy thương. Chúng ta hãy thương rồi chúng ta sẽ cho, cái gì chúng ta cũng cho. Người dân tộc chỉ muốn thương rồi thì cho cái gì cũng được, cho ít cũng được.
Linh mục Nguyễn Văn Đông
Đó là niềm hy vọng của Hội Bạn Người Cùi đối với các bệnh nhân phong hủi người Thượng ở Tây Nguyên nói riêng. Đó cũng là kết quả trước mắt mà các linh mục và các nữ tu trong ban xã hội bác ái ở Tây Nguyên gặt hái được.
Vấn đề ở đây, thưa quí vị, là nếu thiếu đi sự ân cần an ủi, nếu không tìm cách thay đổi cái não trạng đơn sơ của người Thượng rằng cứ cùi hủi thì dắt díu nhau vào rừng sống để rồi cả vợ lẫn chồng cả cha lẫn con lây bệnh của nhau và trở thành những kẻ chẳng ai muốn nhìn tới.
Linh mục Nguyễn Văn Đông, từng tâm sự với Thanh Trúc là ông đã khóc trong một ngày mưa rừng gió núi lội đi thăm một gia đình cùi. Cả nhà người Thượng ấy, hai người lớn ba đứa nhỏ nheo nhóc, lở lói nằm chui rúc dưới một tấm bạt bằng mủ rách nát tả tơi. Ông nói thấy mình thì họ cười mà mình thì khóc:
Tâm lý thì người ta có thể cho mà không thương. Tôi hay nói với các nữ tu cái chuyện đối với chúng ta bây giờ không phải đi cho mà hãy thương. Chúng ta hãy thương rồi chúng ta sẽ cho, cái gì chúng ta cũng cho. Người dân tộc chỉ muốn thương rồi thì cho cái gì cũng được, cho ít cũng được. Nhưng mà họ muốn mình thương họ tôn trọng họ. Không những các nữ tu mà những giáo dân đang phục vụ cho người cùi người nghèo thì điều trước tiên là phải thương họ và thương thì cho thôi.
Câu chuyện giúp đỡ người Thượng bị bệnh cùi ở Tây Nguyên Việt Nam chấm dứt nơi đây. Thanh Trúc kính chào tạm biệt , xin hẹn gặp lại quí vị tối thứ Năm tuần tới.