Dự án Việt Nam với đối tác mới và mục tiêu mới cho biển đảo
2014.09.12
Project Vietnam, Dự Án Việt Nam, tổ chức y khoa thiện nguyện ở Nam California với những toán bác sĩ và nhân viên y tế chuyên môn người Mỹ và người Việt, một năm hai lần về Việt Nam từ năm 1996 đến nay.
19 năm với 40 chuyến về Việt nam
Ba mục tiêu chính yếu của Project Vietnam là chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại những vùng sâu vùng xa, giảm thiểu tử vong trẻ sơ sinh, huấn luyện và đào tạo về cấp cứu hồi sức sơ sinh cho bác sĩ và nhân viên y tế tại những vùng miền mà phương tiện y khoa tân tiến còn bị nhiều hạn chế. Bác sĩ Quỳnh Kiều, người sáng lập Project Vietnam Dự Án Việt Nam, gần như chưa bao giờ vắng mặt trong những chuyến công tác y tế thiện nguyện về trong nước, cho biết Chương Trình Hồi Sức Sơ Sinh gồm chữa trị và huấn luyện là một dự án được chính phủ Việt Nam chấp thuận cho thực hiện: :
Năm nay là năm thứ 19, mỗi một năm chúng tôi đi ít nhất là hai chuyến, tính ra như vậy là gần 40 chuyến rồi. Đến giờ chúng tôi đã làm việc tại 32 tỉnh rồi. Chương trình hàng đầu của chúng tôi là Chương Trình Hồi Sức Sơ Sinh thì ròng rã khoảng hơn 10 năm mình đã huấn luyện và những tỉnh đó tiếp tục chương trình đó. Ngoài ra thì bây giờ chúng tôi đang cố gắng tập trung làm thêm 10 tỉnh còn lại nữa, như vậy là mình bao phủ được toàn quốc.
Năm nay là năm thứ 19, mỗi một năm chúng tôi đi ít nhất là hai chuyến, tính ra như vậy là gần 40 chuyến rồi. Đến giờ chúng tôi đã làm việc tại 32 tỉnh rồi. Chương trình hàng đầu của chúng tôi là Chương Trình Hồi Sức Sơ Sinh
Bác sĩ Quỳnh Kiều
Năm 2014, Dự Án Việt Nam đã vể Củ Chi ở miền Nam hồi tháng Ba, để rồi trở lại chuyến thứ nhì về Ba Vì, miền Bắc, hồi tháng Sáu. Trong cả hai chuyến, khoảng 7.500 ngưởi đã đến với Dự Án Việt Nam để được chữa trị:
Thứ nhất là chúng tôi có những phẫu thuật miễn phí cho các em bị các dị tật hàm mặt, nổi bật là sứt môi và hở hàm ếch, thực hiện 29 ca hồi tháng Ba ngay tại Bệnh Viện Chỉnh Hình ở Sài Gòn.
Thứ hai, khám chữa bệnh vùng sâu vùng xa thì chúng tôi có phái đoàn đến Củ Chi và Ba Vì vào hai đợt khác nhau. Những phái đoàn này chữa nhiều bệnh nhân nhất, mỗi lần khoảng ba ngàn sáu trăm mấy chục người, tổng cộng mới đưa đến con số 7.500.
Ngoài ra, mỗi lần như vậy có những khóa huấn luyện và những khóa huấn luyện thì cái tầm ảnh hưởng của nó sẽ lâu dài và sâu xa hơn. Chẳng hạn cấp cứu sơ sinh là cái huấn luyện hàng đầu của chúng tôi thì những kiến thức đó tiếp tục giúp giảm thiểu tử vong sơ sinh ở những vùng đó mãi mãi.
Sau mỗi chuyến công tác và huấn luyện ở từng địa phương, trước khi lên đường trở lại Mỹ, Dự Án Việt Nam thường tặng những bộ dụng cụ y khoa gọi là Bộ Hồi Sức Cấp Cứu cho nhân viên các bệnh viện địa phương đã qua huấn luyện.
Mỗi lần như vậy có những khóa huấn luyện và những khóa huấn luyện thì cái tầm ảnh hưởng của nó sẽ lâu dài và sâu xa hơn. Chẳng hạn cấp cứu sơ sinh là cái huấn luyện hàng đầu của chúng tôi thì những kiến thức đó tiếp tục giúp giảm thiểu tử vong sơ sinh ở những vùng đó mãi mãi
Bác sĩ Quỳnh Kiều
Hướng về biển đảo
Nhưng chuyện đáng nói trong hai chuyến công tác y tế thiện nguyện về hai vùng chưa từng đến là Củ Chi và Ba Vì vừa qua, vẫn lời bác sĩ Quỳnh Kiều, là hai tổ chức đang hướng về biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đó là Quĩ Vì Trẻ Em Khuyết Tật và Hội Thầy Thuốc Trẻ:
Hồi tháng Ba chúng tôi được giới thiệu và đã được làm việc với Quĩ Vì Trẻ Em Khuyết Tật vì họ có một cơ sở tại Củ Chi, nuôi dưỡng cũng như chăm sóc cho các trẻ em khuyết tật nặng. Thì chúng rôi có những chuyên viên về vật lý trị liệu để chăm sóc những trẻ em có nhu cầu đặc biệt . Sau khi làm việc họ đến cơ sở Củ Chi đó nguyên một tuần lễ và chúng tôi hỗ trợ cho một số trang thiết bị cần thiết cho các em.
Vì thấy có thể đáp ứng và đóng góp cho những nhu cầu cần thiết của Quĩ Vì Trẻ Em Khuyết Tật ở Củ Chi, Dự Án Việt Nam đã ký kết hợp tác lâu dài với tổ chức này trong tháng Ba . Điểm chính bác sĩ Quỳnh Kiều muốn nhấn mạnh ở đây là:
Trong chiều hướng hỗ trợ tinh thần cho những chiến sĩ đang chiến đấu ở biển Đông thì họ đã có một hành trình từ Sài Gòn ra Bắc mà hiện giờ họ sắp đến Vinh rồi. Trên đường đi thì họ đến thăm gia đình của những chiến sĩ đó, một số gia đình có trẻ em bị khuyết tật lâu dài mà chưa đượcc chăm sóc cũng như không có phương tiện thì quĩ này đem trợ giúp tới cho gia đình những chiến sĩ đó. Họ có kêu gọi và chúng tôi có đóng góp năm ghế xe lăn đặc biệt cho con em những gia đìmh hiện đang phục vụ bảo vệ hải đảo.
Một trong những mục tiêu của Hội Thầy Thuốc Trẻ là gần đây họ mới khởi động cái phong trào dạy cấp cứu cho những ngư dân ở biển Đông, trong những đảo ở vùng Hoàng Sa Trường Sa. Là vì sau những vấn đề đụng độ với Trung Quốc thì có những trường hợp ngư dân bị thương
Bác sĩ Quỳnh Kiều
Thêm hai câu chuyện cảm động mà Quĩ Vì Trẻ Em Khuyết Tật thưc hiện được cho những gia đình ngư dân có chồng, có cha là lính chiến giữ biển đảo mà bác sĩ Quỳnh Kiều tận mắt chứng kiến và muốn chia sẻ:
Trường hợp một gia đình mà bố ở trong đội biên phòng đang canh giữ Trường Sa, mẹ là cô giáo, họ có một đứa con khuyết tật mà họ không thể nào coi giữ được thành ra giao cho bà mẹ năm nay khoảng 80 tuổi. Chàu bị dạng bại não khá nặng, cụ không điều khiển cháu được mà cháu cũng không biết nghe, cụ làm gì cũng đâu dám để cháu một mình. Để một mình thì có thể cháu làm điều nguy hiểm cho chính mình hay là nguy hiểm cho hàng xóm , thành ra làm gì ở đâu như trồng rau cụ cũng phải dắt cháu theo, cụ lấy dây xích xiềng chân của cháu để cháu phải ngồi bên cạnh mình chứ không chạy đi đâu được. Hỏi cụ thì cụ bảo tôi khổ quá đi, đảo thì mình có nhiều, nếu Trung Quốc nó muốn một cái đảo thôi cho nó quách một cái đảo đi để con tôi về. Trong cái suy nghĩ đơn giản thì cụ thấy đó là vì còn những vấn đề như vậy thì con cụ không về, như vậy cụ vẫn phải tiếp tục chăm sóc cho em bé mà cụ không có sức để làm chuyện đó được.
Ngoài ra tôi cũng gặp một trường hợp khác. Em này bị ung thư máu mà gia đình không có khả năng chữa trị. Quĩ Vì Trẻ Em Khuyết Tật có đề nghị Bộ Y Tế , đang có một quĩ từ thiện ung thư, thì ngày đó khị tôi gặp thì đích thân một người đại diện của quĩ trao lại cho em một thẻ y tế. Tất nhiên bây giờ họ sẽ chăm sóc cho cháu, còn phần thuốc trị liệu rất đắt tiền thì cháu sẽ không tốn đồng nào vì Quĩ Vì Trẻ Em Khuyết Tật sẽ giúp cho cháu. Đó là những trường hợp hết sức cảm động, là những chương trình rất quan trọng và rất ý nghĩa để nâng cao tinh thần chống ngoại xâm.
Đến tháng Sáu, trong chuyến đi thứ nhì về Ba Vì. Tại đây, một đoàn y tế của Hội Thầy Thuốc Trẻ đã xuống Ba Vì, vùng có nhiều người dân tộc, để cùng Dự án Việt Nam thực hiện 28 ca phẫu thuật cho những người bị đục thủy tình thể:
Khi làm việc thì mình có những đối tác trong nước thì mình thăm dò xem những nơi nào co nhu cầu. Hội Thầy Thuốc Trẻ đề nghị chúng tôi làm việc ở Ba Vì tại vùng đó có nhiều người dân tộc còn thiếu thốn nhiều, chưa có cơ hội để được khám bệnh chữa bệnh cũng như hưởng những dịch vụ y tế. Đó cũng là cơ hội để Hội Thầy Thuốc Trẻ đưa những tình nguyện viên của họ cùng về làm việc với chúng tôi.
Đặc biệt trong kỳ tháng Sáu co một sự phối hợp làm việc chung với nhau thì chúng tôi thấy rất lý thú vì gặp được những thầy thuốc trẻ rất nhiệt tình ở Việt Nam, mà ngày nào cũng tới từ sáng sớm sớm để lên xe bus đi về vùng Ba Vì làm việc với chúng tôi. Chúng tôi có cơ hội để mà trao đổi rất bổ ích.
Hội Thầy Thuốc Trẻ khởi động phong trào giảng dạy cho ngư dân về những lớp cấp cứu, hai nữa là tặng cho họ những bộ cấp cứu để họ có trên thuyền. Chúng tôi khuyến khích điều đó và cũng đóng góp một tay bằng cách hỗ trợ cho những bộ cấp cứu
Bác sĩ Quỳnh Kiều
Sau khi chấm dứt chương trình thì mình vẫn còn làm việc với họ, ví dụ sau khi khám bệnh rồi thì có 158 trường hợp là cần thêm những chăm sóc về chuyên khoa thì thứ nhất là mình xem những người nào mà chưa có bảo hiểm sức khỏe thì mình mua bảo hiểm sức khỏe cho họ.
Hiện Dự Án Việt Nam đã chuyển kinh phí về để giúp các bệnh nhân đó được nhận bảo hiểm sức khỏe hầu có thể trải qua những phẫu thuật cần thiết.
Trước giờ cả bao nhiêu năm làm việc thì lúc nào sau khi về mình cũng hảy còn có những khúc mắc ở chỗ là những người có nhu cầu đó không biết là họ có tiếp tục được khám hay là được chữa trị không. Bây giờ có đối tác trong nước là Hội Thầy Thuốc Trẻ lo việc này thì chúng tôi rất yên tâm.
Và một trong những mục tiêu của Hội Thầy Thuốc Trẻ, đã chinh phục được cảm tình của Dự Án Việt Nam, chính là:
Một trong những mục tiêu của Hội Thầy Thuốc Trẻ là gần đây họ mới khởi động cái phong trào dạy cấp cứu cho những ngư dân ở biển Đông, trong những đảo ở vùng Hoàng Sa Trường Sa. Là vì sau những vấn đề đụng độ với Trung Quốc thì có những trường hợp ngư dân bị thương. Khi về được đến nơi, vì thiếu những cấp cứu ngay tại nơi nên trường hợp của họ năng hơn nhiều hay là có thể tử vong, mà mình có thể tránh được.
Thành ra Hội Thầy Thuốc Trẻ khởi động phong trào giảng dạy cho ngư dân về những lớp cấp cứu, hai nữa là tặng cho họ những bộ cấp cứu để họ có trên thuyền. Chúng tôi khuyến khích điều đó và cũng đóng góp một tay bằng cách hỗ trợ cho những bộ cấp cứu để hội bạn của mình có thể thực hiện những công việc vô cùng quan trọng của họ.
Họ đã bắt đầu làm trong vùng đảo Lý Sơn trước, khi đi như vậy họ luân phiên người làm hai ngày người làm ba ngày. Vì các bác sĩ trẻ này vẫn có đông bệnh nhân mỗi ngày, tuy công việc nhiều như vậy mà họ vẫn cố gắng sắp xếp. Khi họ đi thì người bạn của họ sẽ làm bù cho họ, như vậy khi về thì họ sẽ làm bù cho người kia, bởi vậy không phải là có thể lấy ngày nghỉ một cách thoải mái được mà đây là cả một sứ cố gắng của các bác sĩ trẻ này.
Như vậy, sau 19 năm phục vụ, chuyện mới nhất về hai chuyến công tác y khoa thiện nguyện về trong nước năm 2014 này của Project Vietnam, Dự An Việt Nam, là hợp tác y tế cùng lúc đồng hành với hai tổ chức đang hướng về ngư dân đảo xa là Hội Thầy Thuốc Trẻ ngoài Bắc và Quĩ Vì Trẻ Em Khuyết Tật ở trong Nam.
Đối với Project Vietnam, đó là tinh thần mà cũng là trách nhiệm của những ai nặng lòng với việc bảo vệ và giữ gìn biển đảo của quê nhà.
Được biết tại Nam California tháng Chín này, Project Việt Nam sẽ tổ chức một buổi gây quĩ tại Nam California, nơi Dự Án Việt Nam ra đời 19 năm trước:
Tất cả số tiền mà chúng tôi gây quĩ được sẽ dùng để mua những bộ hồi sức cấp cứu cho hai tỉnh Lâm Đồng và Kon Tum vì đó là những vùng miền núi. Ở miền núi như vậy thì vai trò của nhân viên trạm xá rất quan trọng vì khi người mẹ chuyển bụng thì họ không thể đi xuống được mà người nhà sẽ đến những trạm y tế để kêu y sĩ đến nhà đỡ cho người mẹ đó.
Bàn tay của cô đỡ hay y sĩ rất quan trọng vì mạng sống của mẹ và trẻ sơ sinh nằm trong tay người đó. Những bộ đỡ đẻ thì họ có rồi mà những bộ hồi sức phù hợp cho sơ sinh thì họ không có. Sau khi trang bị cho họ có kiến thức thì mình cũng đưa cho họ những bộ cấp cứu thì đó là điều có thể cứu mạng sơ sinh một cách rõ ràng và hữu hiệu nhất.
Với lời sau cùng của bác sĩ Quỳnh Kiều, mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi kỳ này tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí thính giả sáng thứ Sáu tuần tới.