Trong những ngày qua, những quốc gia có phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính đều thông báo mức cắt giảm của riêng họ trước khi đến tham dự thượng đỉnh ở Copenhagen lần này.
Tuy vậy, những mức được công bố có thể đáp ứng được mong đợi hay không?
Trong chuyên mục Kkoa học- Môi trường kỳ này, Gia Minh mời quí thính giả nghe ý kiến của chuyên gia Trần Việt Liễn, ông là một trong hai người Việt tham gia vào các nhóm công tác soạn thảo báo cáo về tình hình biến đổi khí hậu trái đất được công bố hồi năm 2007 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu. Trước hết ông Trần Việt Liễn đưa ra những đánh giá về các công bố cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của những quốc gia trước khi diễn ra thượng đỉnh Copenhagen:
Tôi nghĩ rằng những cam kết, phát biểu của những nước lớn- đặc biệt là của Mỹ và của Trung Quốc, rồi của Ấn Độ chưa đạt được mong muốn của cộng đồng quốc tế là giảm đến mức cao nhất; những con số họ đưa ra là hơi thấp nhưng đó là một tiến bộ tích cực, vì trước đây không có sự đồng thuận này.
Ô.Trần Việt Liễn
Thành công trong giới hạn
Ô. Trần Việt Liễn: Cho đến nay thì những điểm tích cực cũng tương đối cụ thể. Tôi nghĩ rằng những cam kết, phát biểu của những nước lớn- đặc biệt là của Mỹ và của Trung Quốc, rồi của Ấn Độ chưa đạt được mong muốn của cộng đồng quốc tế là giảm đến mức cao nhất; những con số họ đưa ra là hơi thấp nhưng đó là một tiến bộ tích cực, vì trước đây không có sự đồng thuận này.
Có nhiều vấn đề mà hội nghị này còn phải bàn thảo- đó là mối quan hệ giữa những nước phát triển và những nước đang phát triển. Những đóng góp của những nước phát triển trong việc phát thải khí nhà kính trong sự hổ trợ cho những nước đang phát triển giúp họ giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo tôi thì vấn đề này còn phải bàn thảo nhiều, không biết khả năng thống nhất đến mức nào.
Tôi nghĩ thì hội nghị sẽ thành công nhưng không đến mức như các nhà khoa học đã kiến nghị, đề ra.
GM: Hẳn nhiên là các nước cũng hiểu rằng nếu họ không chịu ra tay hành động thì họ cũng phải chịu tác động đó?
Ông Trần Việt Liễn: Người ta đã nhận thức, và chính nhân dân ở các nước đó cũng thúc bách cho nên chính phủ của nhiều nước lúc này không thể đứng ngoài cuộc được. Nhưng cam kết bao giờ cũng gắn liền với quyền lợi kinh tế của nhân dân nước họ, đặc biệt là những tập đoàn công nghệ lớn, các tập đoàn có kinh tế chi phối.
Người ta đã nhận thức, và chính nhân dân ở các nước đó cũng thúc bách cho nên chính phủ của nhiều nước lúc này không thể đứng ngoài cuộc được. Nhưng cam kết bao giờ cũng gắn liền với quyền lợi kinh tế của nhân dân nước họ, đặc biệt là những tập đoàn công nghệ lớn, các tập đoàn có kinh tế chi phối
Ô.Trần Việt Liễn
Nếu giảm mà quá mức họ có thể chịu đựng được thì tất nhiên họ không ủng hộ chính phủ. Vì vậy các chính phủ cũng đưa ra trên cơ sở đã cân nhắc trên cơ sở khả năng, điều kiện phát triển kinh tế và những ảnh hưởng khác. Dù thế tình hình chung là dư luận nhân dân có ảnh hưởng tích cực đến chính phủ các nước, trong đó có những nước lớn mà trước đây nằm ngoài cuộc thì bây giờ họ đã tham dự vào và có thái độ tích cực.
Sau hội nghị Copenhagen thì cần phải có nhiều hội nghị khác nữa để có đồng thuận lớn giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
GM: Ông có nói một số nước lớn mà trước đây không tham gia thì giờ có những động thái tích cực, thì có phải đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Hòa Kỳ, và những hiện tượng cụ thể tại nước họ thúc đẩy họ phải đi đến thống nhất đưa ra những con số cắt giảm?
Ô. Trần Việt Liễn: Đất nước mà người ta hoài bão nhất từ trước đến nay đó là Hoa Kỳ. Động thái của Hoa Kỳ thì tôi cho là rất tích cực. Trung Quốc thì từ trước đến nay thì về mặt nào đó họ cũng đồng tình đấu tranh để giảm thiểu; nhưng mà họ là quốc gia thuộc nhóm đang phát triển không bị ràng buộc bởi Nghị định thư Kyoto mà còn có quyền có điều kiện phát triển. Nhưng bây giờ lượng phát thải của họ trở nên quá lớn rồi, nếu họ không tham gia vào quá trình giảm phát thải thì sẽ gây ra mất cân bằng trên thế giới .
Phải giữ nhiệt độ trái đất tăng không quá 2 độ C
GM: Lúc này thì giới khoa học trên thế giới cũng đưa ra những cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu, theo ông cũng là người trong ngành thì cảnh báo nào là cụ thể nhất, nghiêm trọng nhất và cần phải ưu tiên hành động ngay?
Ô. Trần Việt Liễn: Các nhà khoa học đưa ra yêu cầu là làm sao nhiệt độ trái đất tăng không vượt quá 2 độ C. Để có được điều đó thì phải tích cực giảm thải hơn nữa đặc biệt trong nửa đầu thế kỷ này, như vậy nếu cam kết thấp hơn thì phải triển khai tiếp tục sau đó những cuộc vận động nữa để làm sao bảo đảm cho nhiệt độ trái đất không vượt quá hai độ Celcius; nếu vượt mức đó thì có những thảm họa mà người ta không thể nào lường trước được. Mức cần phải giảm thì đã được đưa ra rồi, nên nếu các nước mà không cắt giảm theo mức đó thì phải tiếp tục đấu tranh- đây là điểm thứ nhất.
Làm sao nhiệt độ trái đất tăng không vượt quá 2 độ C. Để có được điều đó thì phải tích cực giảm thải hơn nữa đặc biệt trong nửa đầu thế kỷ này, như vậy nếu cam kết thấp hơn thì phải triển khai tiếp tục sau đó những cuộc vận động nữa để làm sao bảo đảm cho nhiệt độ trái đất không vượt quá hai độ Celcius; nếu vượt mức đó thì có những thảm họa mà người ta không thể nào lường trước được.
Ô.Trần Việt Liễn
Còn điểm thứ hai là thế giới phải tập trung vào các giải pháp để ứng phó, và nguy cơ lớn nhất đang phải đối mặt đó là thiên tai. Tiếp đến là vấn đề nước biển dâng, dù rằng vấn đề này đang còn nhiều bàn cãi, nhưng theo tôi đây cũng là một nguy cơ. Nguy cơ này có thể xa hơn một chút và người ta còn cần những nghiên cứu để điều chỉnh có thể dự báo chính xác hơn
GM:Trong báo cáo của IPCC đưa ra hồi năm 2007 thì kịch bản nước biển dâng chỉ chừng hơn nửa mét mà thôi, nhưng gần đây lại có những cảnh báo về kịch bản nhiệt độ có thể tăng lên 7 độ C và nước biển dâng là trên một mét?
Ô. Trần Việt Liễn: Thông tin trên thế giới thì nay cũng khá nhiều. Kịch bản mà IPCC công bố năm 2007 theo tôi đánh giá thì hơi thấp, vì ngay trong kịch bản đó thì có lưu ý là người ta chưa xử lý được vấn đề mức độ tan băng của hai cực. Kết quả gần đây thì người ta thấy mức độ tan băng nhanh hơn dự đoán. Tuy nhiên nước biển dâng cao hơn cũng không đến mức thái quá là vài ba mét, tôi cho rằng điều đó là chưa hiện thực. Cỡ một mét thì phải đề phòng.
Nếu hội nghị Copenhagen này có những thắng lợi tương đối kết quả thì cũng sẽ điều chỉnh những kịch bản đưa ra . Các kịch bản thì tùy theo hướng phát triển của ứng phó; nếu ứng phó quá chậm thì người ta phải thiên về các kịch bản cao, còn nếu ứng phó khả dĩ tốt hơn thì người ta thiên về các kịch bản thấp. Dự báo có biên rất lớn .
GM: Ở VN thì theo ông những hiện tượng rõ nét nhất của tác động biến đổi khí hậu đến VN?
Ông Trần Việt Liễn: Những biểu hiện cụ thể là nhiệt độ tăng lên, điều này thì cũng như mọi nơi thôi; nhưng hiện tượng có dấu chân của biến đổi khí hậu đó là bất thường của thiên tai, trong đó có ảnh hưởng của bão- lũ. Lũ thì tất nhiên còn có kết hợp hoạt động nhân tạo như phá rừng…
GM: Cám ơn ông về những thông tin vừa rồi.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.