Một lọai nhiên liệu sạch được nói đến lâu nay là biodiesel. Nhiều quốc gia trên thế giới đã cho phép sản xuất và lưu hành nhiên liệu sinh học- biodiesel. Đây là lọai nhiên liệu được chế biến từ nhiều lọai hạt có dầu, và một trong những lọai hạt đó lấy từ cây Jatropha, mà ở Việt Nam còn gọi là cây cọc rào.
Họat động phát triển cây Jatropha để làm nguyên liệu sinh học tại Việt Nam ra sao?
Đây là đề tài của chuyên mục Khoa học- Môi truờng tuần này, mời quí thính giả theo dõi.
<i>Bây giờ đang khảo nghiệm một số giống nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Mã Lai và trồng theo qui mô nhỏ thử tại Bình Thuận, Bình Phứơc, Gia Lai, Dak Lak. Để xem các giống phù hợp thế nào với đìêu kiện thổ nhưỡng.</i> <br/>
Nhiên liệu sinh học từ cây Jatropha
Trong thời gian gần đây, Việt Nam cho tiến hành trồng thử nghiệm cây Jatropha để làm nguyên liệu sinh học Mới nhất là thành phố Hồ Chí Minh, vào tháng 10 năm ngóai tiến hành hội thảo định hướng phát triển cây Jatropha tại Việt Nam.
Sở Khoa học- Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đơn vị tham gia dự án đó. Ông giám đốc Phan Minh Tân cho biết về tiến triển của họat động trong lĩnh vực phát triển cây Jatropha cho nhiên liệu sinh học tại Việt Nam:
Bây giờ đang khảo nghiệm một số giống nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Mã Lai và trồng theo qui mô nhỏ thử tại Bình Thuận, Bình Phứơc, Gia Lai, Dak Lak. Để xem các giống phù hợp thế nào với đìêu kiện thổ nhưỡng.
Hy vọng vào cuối năm 2010 hay đầu năm 2011 sẽ có đánh giá ban đầu.
Người ta có chứng minh trồng cây Jatropha thành công rồi như ở Châu Phi. Ở VN thì mới khảo nghiệm, trong những năm tới sản xuất công nghiệp.
Nguời ta lấy hạt Jatropha ép dầu, từ dầu đó sẽ làm phản ứng hóa học biến thành biodiesel, và sau đó trộn từ 5% đến 20% so với diesel dầu mỏ. Khi đốt giúp giảm khí thải nhiều. Dầu biodiesel không chứa lưu hùynh nên không gây ra mưa acid.
<i>Giá thành thì phụ thuộc vào giá dầu mỏ. Một khi giá thành của dầu mỏ từ 70- 80 USD thì biodiesel có thể cạnh tranh được; nhưng khi dầu xuống còn 30-50 USD thì giá sẽ cao hơn, cho nên nhiều nơi nhà nước phải tài trợ.</i> <i> Ngoài tác dụng làm nhiên liệu sinh học thì cây Jatropha còn giúp cho xóa đói giảm nghèo.</i>
Ông giám đốc Phan Minh Tân
Giá thành thì phụ thuộc vào giá dầu mỏ. Một khi giá thành của dầu mỏ từ 70- 80 USD thì biodiesel có thể cạnh tranh được; nhưng khi dầu xuống còn 30-50 USD thì giá sẽ cao hơn, cho nên nhiều nơi nhà nước phải tài trợ.
Ngoài tác dụng làm nhiên liệu sinh học thì cây Jatropha còn giúp cho xóa đói giảm nghèo.
Việt Nam có nhiều loại cây để chế biến nhiên liệu biodiesel
Một nhà khoa học khác tại thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Hồ Sơn Lâm, trưởng Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng dù có đồng ý về vai trò giúp bảo vệ môi sinh và xóa đói giảm nghèo của cây Jatropha; nhưng lại cho biết Việt Nam có thể tận dụng những lọai hạt khác có sẵn trong nước để chế biến nhiên liệu sinh học, biodiesel:
Đối với VN thì chương trình trồng Jatropha được nhiều công ty và nhiều đơn vị nhà nước quan tâm, lý do là không phải là cây cho nhiên liệu mà còn là cây giúp xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.
Cây này lâu nay đã có ở VN, nguời ta trồng làm hàng rào như ở Tây Nguyên. Nếu có đầu tư thì có thể trồng được và là một nguồn làm nhiên liệu sinh học tại VN.
Chi phí cho một héc ta cũng khá lớn, và cũng phải chăm bón. Nếu không chăm bón thì bị hạt lép, sâu bệnh.
Quan điểm của chúng tôi là không quan tâm lắm đến việc trồng cây Jatropha hay cây gì đó để cho nhiên liệu sinh vật, mà là quan tâm đến tổng thể chung các lọai thực vật có khả năng cho dâu béo tại VN. Theo các nhà khoa học thì ở VN có hằng nghìn cây có thể cho dầu béo tại VN.
Tiến sĩ Hồ Sơn Lâm
Quan điểm của chúng tôi là không quan tâm lắm đến việc trồng cây Jatropha hay cây gì đó để cho nhiên liệu sinh vật, mà là quan tâm đến tổng thể chung các lọai thực vật có khả năng cho dâu béo tại VN. Theo các nhà khoa học thì ở VN có hằng nghìn cây có thể cho dầu béo tại VN.
Tại VN, ở miền núi phia` bắc có những cây như chẩu, cây sở mà nguời ta trồng mấy muơi năm nay, rồi cây lai, cây đen lá hẹp cũng có cho hạt; rồi những cây cho tinh dầu mà cũng có hạt cho dầu; cây cao su ngoài việc cho mủ, cây còn có cho hạt, rồi bông vải…
Quan điểm của chúng tôi là sử dụng tất cả mọi lọai dầu béo và nơi nào có cây gì thì mua hết.
Việc trồng đại trà Jatropha với nhiều héc ta thì tác dụng sinh thái đến nay chưa ai cho biết.
Tiến sĩ Hồ Sơn Lâm cũng cho biết về kết quả nghiên cứu của viện và những trở ngại ứng dụng sinh học biodiesel tại Việt Nam:
Công nghệ của viện chúng tôi có thể sử dụng bất cứ lọai dầu béo nào và cả hạt cây ăn trái bỏ ra; nhưng công nghệ hình thành, nghiệm thu và có thể sản xuất 100 kilôgram hoặc có thể nâng lên một tấn một ngày, thế những gặp nhiều khó khăn nên không thể phát trỉên.
Công nghệ của viện chúng tôi có thể sử dụng bất cứ lọai dầu béo nào và cả hạt cây ăn trái bỏ ra; nhưng công nghệ hình thành, nghiệm thu và có thể sản xuất 100 kilôgram hoặc có thể nâng lên một tấn một ngày, thế những gặp nhiều khó khăn nên không thể phát trỉên.
Tiến sĩ Hồ Sơn Lâm
Khi phát triển thì lại gặp vấn đề là khi nào thì cho bán. Nay thì đang chờ khi nào thì cho sử dụng nhiên liệu sinh học, trong khi đó thì một số nước trong khu vực Đông nam Á đã sử dụng cả chục năm nay rồi
Được biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã phê duyệt đề án Nghiên cứu phát triển và sử dụng sản phẩm cây Jatropha giai đọan từ nay đến năm 2025. Hẳn nhiên đề án phải chi ra nhiều khỏan kinh phí; trong khi đó thì như trình bày của TS Hồ Sơn Lâm, trưởng Viện Khoa học Vật Liệu Ứng dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh thì nghiên cứu thành công của Viện trong việc tận dụng mọi lọai hạt có dầu tại Việt Nam để chế biến ra dầu biodiesel vẫn đắp chiếu để đó.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.