Hổ Đông Dương có nguy cơ tuyệt chủng

Loài hổ Đông Dương, đặc chủng tại vùng rừng núi ba nước Việt- Miên- Lào được đưa vào Sách Đỏ vì đang ở bên bờ nguy cơ tuyệt chủng.
Gia Minh, Biên tập viên RFA
2010.02.16
Loài hổ Đông Dương đang có nguy cơ bị diệt chủng Loài hổ Đông Dương đang có nguy cơ bị diệt chủng
RFA photo fr:YouTube

Công tác bảo tồn hổ khó thực hiện

Trước tình hình đó, lâu nay cơ quan chức năng Việt Nam có những biện pháp gì để giúp bảo tồn loài hổ hoang dã tại khu vực núi rừng Việt Nam? Bên cạnh đó hoạt động nuôi hổ của một số người có điều kiện để góp phần vào hoạt động bảo tồn được đánh giá thế nào?

Đây là đề tài của chuyên mục Khoa học- Môi trường nhân dịp tân xuân Canh Dần, mời quí thính giả theo dõi.

Hổ được xem là một trong những loài động vật quí hiếm tại Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có đánh giá chính thức nào về số lượng hổ còn lại trong tự nhiên rừng núi đất Việt.

Giáo sư Vũ Quang Côn, chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Kinh tế Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh vật, thuộc Viện Khoa học- Công nghệ Việt Nam tại Hà Nội có đánh giá về công tác theo dõi số lượng hổ hoang dã tại Việt Nam lâu nay:

Việt Nam cũng có tích cực trong công tác bảo tồn hổ. Trước đây có đánh giá còn chừng 100 cá thể nhưng nay giảm nhiều rồi.

Công tác nghiên cứu điều tra để làm rõ số lượng hổ còn lại ở một vùng nào đó vẫn còn khó khăn. Hiện chưa làm được điều đó, khó lắm.Thứ đến tình trạng đánh bắt, buôn bán, buôn lậu hổ đang tiếp diễn, mặc dù Nhà Nước cấm. Vừa qua có bắt được những vụ đông lạnh hổ chở về Hà Nội. Tình trạng đó là một cảnh báo đối với vùng Đông Dương.

Việt Nam và các tổ chức quốc tế cũng tích cực nhưng kết quả không nhiều.

Công tác nghiên cứu điều tra để làm rõ số lượng hổ còn lại ở một vùng nào đó vẫn còn khó khăn. Hiện chưa làm được điều đó, khó lắm.Thứ đến tình trạng đánh bắt, buôn bán, buôn lậu hổ đang tiếp diễn, mặc dù Nhà Nước cấm. Vừa qua có bắt được những vụ đông lạnh hổ chở về Hà Nội. Tình trạng đó là một cảnh báo đối với vùng Đông Dương.
Giáo sư Vũ Quang Côn

Một trong những cơ quan nước ngoài đang giúp Việt Nam bảo tồn các loài động- thực vật quí hiếm là Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, IUCN. Trưởng đại diện của tổ chức này tại Hà Nội, ông Vũ Văn Triệu, trình bày đánh giá cũng như hoạt động liên quan bảo tồn loài hổ tại Việt Nam:

IUCN cũng đưa loài hổ vào Sách Đỏ Việt Nam, không phải trong phiên bản mới nhất năm 2007, mà trong những phiên bản trước đó đều có.

Loài hổ Đông Dương được xếp vào loài thú quý hiếm
Loài hổ Đông Dương được xếp vào loài thú quý hiếm. RFA photo-YouTube
RFA photo-YouTube
Tuy nhiên việc phát triển kinh tế, khai thác lâm sản, mở rộng thủy điện khiến cho vùng cư trú của hổ bị thu hẹp lại.

Gần đây có một số doanh nghiệp lớn nuôi hổ, nhân giống lên như một dạng quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp của họ. 

Đối với nhiều người dân Việt Nam, hình ảnh con hổ hay cọp chỉ xuất hiện trong tranh ảnh, sách vở, truyền hình qua những câu chuyện dân gian. Người nào có điều kiện lắm, có thể đến tại các sở thú ở thủ đô Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, mới tận mắt thấy hổ thật, nhưng là những con hổ bị nhốt trong chuồng kín ở vườn thú mà thôi.

Một nông dân tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thừa nhận điều chưa hề trông thấy hổ thật:

Từ nhỏ đến giờ chỉ lo làm ruộng, làm nông nên chưa đi xem hổ bao giờ; chỉ thấy trên TV thôi.

Họat động nuôi hổ tư nhân

Tại tỉnh Bình Dương lâu nay có một vài tư nhân là doanh gia giàu có bỏ tiền ra xây chuồng trại, và mua hổ về nuôi. Có nơi thuộc chủ quyền của ông Ngô Duy Tân, giám đốc Công ty Bia Thái Bình Dương, số hổ nuôi đã có thể sinh sản, cho ra đời một lứa hổ con nhỏ.

Thế như hoạt động nuôi hổ tư nhân đó từng gây nhiều phản ứng khác nhau trong giới chuyên môn và công chúng. Có người đồng ý, người khác lại không.

Tôi tán thành biện pháp cho nuôi. Lý do thứ nhất để có thể làm giảm áp lực con người đi săn lùng thú quí hiếm, như việc nuôi cá sấu. Cho nuôi để người ta có thể sử dụng vật nuôi vào mục đích nào đó. Theo tôi nuôi động vật hoang dã trong vườn- lồng lưới là một tiến bộ, một thành công.
Giáo sư Vũ Quang Côn

Giáo sư Vũ Quang Côn thuộc nhóm đồng thuận cho tư nhân tham gia nuôi hổ đưa ra những lý do mà ông cho là nên làm thế để duy trì loài hổ quí hiếm tại Việt Nam:

Tôi tán thành biện pháp cho nuôi. Lý do thứ nhất để có thể làm giảm áp lực con người đi săn lùng thú quí hiếm, như việc nuôi cá sấu. Cho nuôi để người ta có thể sử dụng vật nuôi vào mục đích nào đó. Theo tôi nuôi động vật hoang dã trong vườn- lồng lưới là một tiến bộ, một thành công.

Tôi cũng có ý tưởng là sau khi nuôi thành công, nên huấn luyện để đưa chúng trở lại thiên nhiên. Dù không đơn giản, cần mất thời gian nhưng đây là một vấn đề lý thú. Nay chỉ có một số đại gia bỏ vốn ra nuôi hổ, chứ Nhà Nước chưa có đầu tư gì vào cho việc này.

Một cán bộ Vườn Thú Hà Nội cũng có ý kiến đồng ý với việc nuôi hổ:

Chúng tôi cũng cho nhân giống tự nhiên, chứ không có tác động khoa học- kỹ thuật gì. Con đực, con cái nuôi nhốt riêng, đến khi phát hiện những biểu hiện động dục của chúng thì cho ghép trên cơ sở chọn con đực và con cái có đặc điểm tốt. Sau đó chúng giao phối và tự đẻ. Hổ được nhốt trong những chuồng rộng chừng 50 mét vuông.

Vườn Thú Hà Nội và những người nuôi hổ ở Bình Dương có trao đổi về việc cho thú sinh sản, mỗi khi trong Bình Dương có hổ sinh gặp khó khăn, chúng tôi vào giúp cho họ.

Một tổ chức buôn hổ vừa bị chính quyền Việt Nam phát giác.
Một tổ chức buôn hổ vừa bị chính quyền Việt Nam phát giác.Photo courtesy Vietnamnet
Photo courtesy Vietnamnet
Còn ý kiến không đồng ý nuôi hổ, tôi cho rằng các nhà bảo tồn có quan điểm riêng của họ. Còn những người như chúng tôi không thể ngồi chờ điều kiện thuận lợi được. Căn cứ vào những điều kiện hiện có để tạo ra những thuận lợi nhất cho hổ nuôi, chứ còn chờ thì biết đến bao giờ.

Hổ hoang dã và hổ nuôi

Trong khi đó thì những người tham gia hoạt động bảo tồn động vật hoang dã như ông Vũ Văn Triệu, trưởng đại diện của IUCN tại Hà Nội lại không đồng ý để nuôi nhốt hổ trong điều kiện tư nhân như hiện nay, ông nêu ra các lý do đó:

Về mặt bảo tồn, hổ nuôi không còn có những tập quán tự nhiên nữa. Thứ hai trong quá trình nuôi có thể có lai tạp, không còn giữ được những loại gen tốt xét theo quan điểm bảo tồn.

Theo chúng tôi đó không phải phương án bảo tồn tích cực. Bảo tồn tích cực đòi hỏi các lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương phải tham gia mạnh mẽ hơn trong công tác bảo tồn loài hổ tại chỗ.
Ô. Vũ Văn Triệu đại diện IUCN

Về mặt bảo tồn, hổ nuôi không còn có những tập quán tự nhiên nữa. Thứ hai trong quá trình nuôi có thể có lai tạp, không còn giữ được những loại gen tốt xét theo quan điểm bảo tồn.

Một số nhà khoa học cho rằng công tác gìn giữ số hổ còn lại do Kiểm Lâm thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, nên thà còn nuôi nhốt nơi này nơi khác vẫn tốt hơn không còn con nào. Theo chúng tôi đó không phải phương án bảo tồn tích cực. Bảo tồn tích cực đòi hỏi các lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương phải tham gia mạnh mẽ hơn trong công tác bảo tồn loài hổ tại chỗ.

Nuôi nhốt cũng giống ở Trung Quốc. Hiện nay thống kê cho thấy tại Trung Quốc có chừng 500 hổ nuôi nhốt. Việc làm này có thể khiến người ta săn bắt hổ để đem về nuôi nhốt; như thế rất nguy hại.

Còn chuyện nuôi nhốt rồi đưa về đời sống nguyên sơ của chúng gần như chưa thể. Hổ hoang dã được sinh ra trong tự nhiên được bầy đàn, nhất là mẹ chúng dạy tập quán săn bắt mồi. Nay nuôi nhốt bằng những thức ăn con người cho vẫn không thể giúp chúng có được tập quán săn bắt; khi thả ra lại trong tự nhiên chúng ‘ngu ngơ’ không thể tự sống được.

Thống kê cho thấy hiện số hổ hoang dã tại nhiều nơi trên thế giới chỉ còn vào khoảng 3200 cá thể. Hồi thập niên 80 của thế kỷ trước, số thống kê cho thấy còn 20 ngàn con

Hồi cuối tháng giêng vừa qua, đại diện của 13 quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam, gặp nhau tại Hua Hin, Thái Lan trong khuôn khổ Hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên bàn biện pháp bảo tồn hổ.

Các bộ trưởng những nước tham gia đưa ra cam kết đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi số lượng hổ hoang dã. Cam kết này sẽ được lãnh đạo 13 quốc gia tham dự xem xét trước khi đi đến chuẩn thuận tại một hội nghị sẽ diễn ra vào tháng chín tới đây ở Vladivostok, Nga.

Thống kê cho thấy hiện số hổ hoang dã tại nhiều nơi trên thế giới chỉ còn vào khoảng 3200 cá thể. Hồi thập niên 80 của thế kỷ trước, số thống kê cho thấy còn 20 ngàn con, và cách đây một thế kỷ, trên toàn thế giới còn chừng 100 ngàn con hổ.

Như nhận định của giới chuyên gia thì do tình hình phát triển làm thu hẹp môi trường sống của hổ, cũng như việc săn lùng hổ tại những quốc gia Châu Á để làm cao hổ, lấy lông, nanh… khiến cho lượng số bị tàn sát nhanh chóng đưa chúng đến bờ tuyệt chủng.

Mục Khoa Học- Môi trường tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.