Nguồn Tài nguyên nước ở Việt Nam

Nguồn nước là vấn đề lớn tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhiều người lâu nay vẫn nghĩ rằng Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên nước do điạ hình sông ngòi chằng chịt nằm bên Thái Bình Dương với khí hậu nhiệt đới gió mùa.

0:00 / 0:00

Thực tế nguồn tài nguyên nước của Việt Nam ra sao?

Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, mời quí thính giả nghe trình bày về vấn đề vừa nêu qua ý kiến của một chuyên gia Liên hiệp quốc, tiến sĩ Lê Hữu Tí, trưởng Phân vụ Nguồn Tài nguyên nước & Phát triển Bền vững thuộc Uỷ ban Xã hội và Kinh tế Vùng Châu Á – Thái Bình Dương, UNESCAP.Trước hết ông Lê Hữu Tí đưa ra nhận định:

Nói về nguồn nước VN thì VN tương đối là giàu. Cụ thể thì nguồn nước từ bên ngoài vào là 500 tỉ mét khối/năm, còn nguồn nước từ trong nước không là 340 tỉ mét khối/năm; như vậy công lại thì tài nguyên nước của VN là lớn.<br/>

Nước, nguồn tài nguyên rất lớn của VN

Ông Lê Hữu Tí:Nói về nguồn nước VN thì VN tương đối là giàu. Cụ thể thì nguồn nước từ bên ngoài vào là 500 tỉ mét khối/năm, còn nguồn nước từ trong nước không là 340 tỉ mét khối/năm; như vậy công lại thì tài nguyên nước của VN là lớn. Tính theo nguồn nước trong nước chia cho đầu người thì bình quân là 4000 mét khối/đầu người/năm, còn tính cả nguồn nước ngoài vào thì lên đến 10 ngàn mét khối/đầu người/năm.

Vấn đề quản lý thì cần có hợp tác với các nước trên phiá thượng lưu.

Gia Minh: Nay có đánh giá VN không còn giàu về nguồn nước nữa?

Nước mà VN chứa được thì chưa đầy 6%. Đây là nói đến những hồ chứa lớn, nếu kể luôn hồ nhỏ thì có lên chút nữa. Thế nhưng để an toàn trong phát triển xã hội thì con số trữ được phải là chừng từ 15%- 20%<br/>

Ông Lê Hữu Tí:Trong phát triển quốc gia thì phát triển kinh tế xã hội gắn liền với phát triển nguồn nước. Ở VN mùa mưa thì lụt mà mùa khô thì không có nước, cho nên nói tổng số thì cao nên cần phải điều tiết. Hiện tại lượng nước mà VN chứa được thì chưa đầy 6%.

Đây là nói đến những hồ chứa lớn, nếu kể luôn hồ nhỏ thì có lên chút nữa. Thế nhưng để an toàn trong phát triển xã hội thì con số trữ được phải là chừng từ 15%- 20%. Thứ hai nữa thì VN là quốc gia có dân số tăng rất nhanh.

So với năm 1945 là khoảng 14 ngàn mét khối trên đầu người, nay chỉ còn 3800; như vậy giảm còn 25%. Vì nguồn nước trên đầu người thấp nên phải quản lý tốt hơn nữa. Dùng nước nhiều thì thải ra nhiều và làm cho nước ô nhiễm; đây cũng là vấn đề làm đau đầu.

So với năm 1945 là khoảng 14 ngàn mét khối trên đầu người, nay chỉ còn 3800; như vậy giảm còn 25%. Vì nguồn nước trên đầu người thấp nên phải quản lý tốt hơn nữa. Dùng nước nhiều thì thải ra nhiều và làm cho nước ô nhiễm; đây cũng là vấn đề làm đau đầu. <br/>

Nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm

Gia Minh: Vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại VN thì tổ chức của ông đánh giá thế nào?

Ông Lê Hữu Tí:Theo đánh giá sơ bộ thì nguồn nước VN ô nhiễm càng ngày càng tăng nặng. Nếu đi thăm những thành phố lớn thì những song, kênh rạch ở đô thị chỉ thấy nước đen không. Nước đen như thế thì cá cũng không sống được. Hiện có một chương trình phục hồi những nguồn nước đó. Chúng tôi đang hợp tác với VN là đưa vào chương trình ‘những hạ tầng cơ sở thuỷ lợi có thể phục hồi hệ sinh thái’…

Theo đánh giá sơ bộ thì nguồn nước VN ô nhiễm càng ngày càng tăng nặng. Nếu đi thăm những thành phố lớn thì những song, kênh rạch ở đô thị chỉ thấy nước đen không. Nước đen như thế thì cá cũng không sống được.

Gia Minh: Những chương trình đó có bắt kịp tình trạng ô nhiễm không?

Ông Lê Hữu Tí:Những chương trình đó phải tăng cường sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích nguời dân biết tiết kiệm, làm thế nào gắn với lợi ích của người dân.

Mô hình mà chúng tôi làm là dựa trên những nước như Singapore.

Tháng 6 này chúng tôi sẽ có hội thảo tại Singapore đưa những mô hình ở đó cũng như ở Malaysia, gắn với những thành phố lớn của VN như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố HCM… cho họ nhìn thấy có khả năng tăng cường sự tham gia của cộng đồng.

Người dân Việt có dân trí và ý thức cao

Gia Minh: Trình độ nhận thức của người dân tại VN và những nơi như Singapore, Malaysia thì có tương thích không?

Ông Lê Hữu Tí: Từ bên ngoài mà nói thì nhìn lại kinh nghiệm Đồng bằng Sông Cửu Long năm 75-76 lúc đó là thiếu gạo,sản xuất chừng 5-6 triệu tấn lúa/ năm, mà đến năm 2000 thì tằng đến gần 20 triệu, tức gấp ba lần. Đó là nhờ sang kiến của người dân , họ biết áp dụng khoa học kỹ thuật, họ nhận thức cao. Điều đó gắn liền với lợi ích cụ thể của họ. Nhận thức của người dân Việt cao, tôi tin họ có dân trí cao, có ý thức cao.

Họ biết áp dụng khoa học kỹ thuật, họ nhận thức cao. Điều đó gắn liền với lợi ích cụ thể của họ. Nhận thức của người dân Việt cao, tôi tin họ có dân trí cao, có ý thức cao.

Đến giờ thì chưa đưa ra những chương trình cụ thể vì không có những chưong trình gắn với lợi ích của người dân.

Gia Minh: Những yếu tố đó được đưa vào những kế hoạch của UNESCAP phối hợp với VN?

Ông Lê Hữu Tí: Đó là một trong những hợp tác lâu năm với VN. VN cũng có một số chương trình cụ thể về nguồn nước cho đến năm 2020. Có một người làm việc với tôi vừa qua có họp tại VN và cho biết là chính phủ VN dành ra nhiều kinh phí cho cơ sở hạ tầng. Trong vùng châu Á có hai nước đầu tư lớn cho nguồn nước là Trung Quốc và VN; đầu tư lớn như thế thì cần có sự tham gia của cộng đồng để bảo đảm tính hiệu qủa của những đầu tư đó.

Gia Minh: Cám ơn ông về cuộc nói chuyện vừa rồi.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây; hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình lỳ tới cũng vào giờ này trên làn song phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.