Hoạt động thu gom phế thải và tái chế mang tính tự phát của người dân Việt Nam lâu nay ra sao và đang diễn ra thế nào ở Việt Nam? Đó là đề tài của chuyên mục

Khoa Học Môi Trường tuần này.
Nghề mua bán đồng nát (ve chai)
Từ lâu nay ở Việt Nam có một nghề mà có nơi gọi là mua bán đồng nát, có chỗ nói là mua bán ve chai hoặc chai bao.
Mua những thứ đồ mà chủ nhân không muốn dùng nữa, hoặc những thứ bị hư hỏng phải bỏ đi, hay những loại như lông gà lông vịt mà người chủ không thể sử dụng cho việc gì, trong khi đó thì chúng có thể được các cơ sở sản xuất làm ra những đồ dùng hữu ích khác. <br/>
Hàng ngày có những người quang gánh hai đầu hay đi trên xe đạp, xe máy cà tàng, rong ruổi khắp nơi từ hang cũng ngỏ hẽm cho đến phố thị để hỏi mua những thứ đồ mà chủ nhân không muốn dùng nữa, hoặc những thứ bị hư hỏng phải bỏ đi, hay những loại như lông gà lông vịt mà người chủ không thể sử dụng cho việc gì, trong khi đó thì chúng có thể được các cơ sở sản xuất làm ra những đồ dùng hữu ích khác.
Một phụ nữ hành nghề mau bán ve chai lâu nay cho biết :
- "Mua ve chai với lại bao lon đồ đó. Bán lại cho vựa. Nó thu lại rồi nó bỏ lại hãng."
Thế rồi có một đội ngũ những người kiếm sống ngay tại những bãi rác, số này chờ xe rác đến đổ xuống thì lượm lại những thứ còn lẫn trong rác nhưng có thể tái chế như túi ni-lông, đồ nhựa, sắt thép... Tất cả những phế liệu thu gom này được bán lại cho những cơ sở tái chế để họ lại sản xuất ra những vật dụng phục vụ đời sống con người.
Đó là hoạt động tự phát từ bao đời nay ở Việt Nam. Ngay ở Sài Gòn đến nay vẫn còn lưu truyền câu chuyện về Chú Hoả, một nhân vật đi từ chỗ làm nghề ve chai mà trở thành giàu có, sở hữu một khu đất ngay ở trung tâm Sài Gòn trước đây.
Một đội ngũ những người kiếm sống ngay tại những bãi rác, số này chờ xe rác đến đổ xuống thì lượm lại những thứ còn lẫn trong rác nhưng có thể tái chế như túi ni-lông, đồ nhựa, sắt thép<br/>
Trong những năm qua các cơ quan chức năng lo công tác bảo vệ môi trường đã vào cuộc với việc cấp phép cho người dân tham gia hoạt động thu gom rác từ đầu nguồn thải ra là hộ gia đình. Rồi họ tập kết đến những điểm trung chuyển cho các phương tiện cơ giới lớn hơn đưa về các bãi rác tập trung để xử lý.
Các trường học ở cấp trung - tiểu học cũng tham gia với việc phát động học sinh thu gom phế liệu giấy báo cũ làm kế hoạch nhỏ. Bà Mai Ngọc Hưng, chủ một cơ sở tái chế rác tư nhân ở Đồng Nai cho biết :
- "Một phần các nhà trường người ta cũng phát động thu gom. Các trường tiểu học, trung học của ba tỉnh đấy ông ạ. Và thường thường thì 3 tháng người ta phát động một lần. Có nghĩa là một năm mình thu gom tại trường là 4 lần."
Rác được phân loại
Ông Nguyễn Văn Hùng, chủ một đơn vị thu gom rác dân lập tại xã Phú Bình (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) cũng nói về hoạt động mà gia đình ông thực hiện lâu nay:
Các hộ gia đình ở tại địa phương thải rác sinh hoạt thì tôi thu gom về và gia đình chúng tôi có phân loại cụ thể ra chất thải rắn, chất thải độc hại, rồi chất thải sinh hoạt. Còn phân hữu cơ thì chúng tôi sẽ chôn lấp và ủ lại
Ông Nguyễn Văn Hùng
Ông Nguyễn Văn Hùng : Đây là trung tâm thu gom rác tại địa phương của xã. Tôi là trực tiếp thu gom rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình, trong đó chúng tôi làm vì là dân lập, là tư nhân. Và trong thời buổi nói chung là sự phát triển của địa phương, thì đang mới phát triển, mà bây giờ thì các hộ gia đình ở tại địa phương thải rác sinh hoạt thì tôi thu gom về và gia đình chúng tôi có phân loại cụ thể ra chất thải rắn, chất thải độc hại, rồi chất thải sinh hoạt. Còn phân hữu cơ thì chúng tôi sẽ chôn lấp và ủ lại. Còn những chất thải rắn, thí dụ những cái để tái chế thì cơ sở của anh thanh niên Ngọc Hưng tại địa phương là anh ấy có thu mua các thứ như bọc ni-lông.
Bọc ni-lông thì nhà tôi sẽ lượm ra, giũ sạch và đóng bao, rồi sau đó là gom lại được số lượng, ví dụ từ một hai tấn, thì gia đình chúng tôi sẽ bán cho cơ sở của anh Hưng để tái chế. Và anh ấy bán đi cho các công ty để người ta làm các công nghệ như là ống nước.
Cái sự làm rác cực khổ nhất là chất thải rắn, như cái bọc ni-lông rất là khó tiêu huỷ, mà nếu chôn xuống dưới đất thì có tới cả hàng ngàn năm nó mới tiêu được, mà đốt thì nó rất là khét. Cái này tại địa phương thì cơ sở Ngọc Hưng thu gom cái loại này rất là tốt và rất là sạch sẻ. Hàng ngày chúng tôi làm thì cũng được sạch thứ nhất là cho hố rác và cho bản thân gia đình chúng tôi và cả địa phương. Và trong thời buổi phát triển này thì như là cái đường rác tôi đang làm mấy năm nay, hàng ngày có thể tới cả hàng chục ký-lô-gram bọc ni-lông và được cơ sở này anh ấy xay nghiền ra và có xử lý hoá chất nào đấy mà rất là sạch. Tôi thấy rất là tốt.
Cái bọc ni-lông rất là khó tiêu huỷ, mà nếu chôn xuống dưới đất thì có tới cả hàng ngàn năm nó mới tiêu được, mà đốt thì nó rất là khét. Cái này tại địa phương thì cơ sở Ngọc Hưng thu gom cái loại này rất là tốt và rất là sạch sẻ
Ông Nguyễn Văn Hùng
Về cái này và các thứ phế liệu là chất thải rắn như lon sửa bò thì đã có sự thu mua phế liệu thì tôi cũng bán cho các cơ sở tại địa phương thôi. Tôi nghĩ là được các cơ sở thu mua mấy cái chất thải rắn thì rất là tốt. Nó vừa sạch cho môi trường, cho cả từng gia đình và cho cả mọi người trong cộng đồng nữa."
Cơ sở vệ sinh do tư nhân tự phát
Gia Minh : Thì của mình cũng là tư nhân tự phát thôi, phải không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Hùng : Cơ sở của tôi là vệ sinh dân lập, là tự lập khi tôi xin phép địa phương từ năm 2000 và làm từ hồi đó tới giờ cũng đã tám chín năm.
Gia Minh : Khi mà làm rác thì ông nói là rất cực, nhưng mà vấn đề đó là vệ sinh để bảo vệ cho mình thì công việc này được thực hiện ra sao?
Ông Nguyễn Văn Hùng : Dạ, rất là tốt. Chương trình này nói chung là tôi cũng được tập huấn. Trước đây tôi làm dưới thành phố về công nghệ đó anh, thì trước hết bản thân người thu gom rác là mình phải sạch cho bản thân mình trước đã.
Bản thân phải mang khẩu trang. Hoặc ví dụ đổ một thùng rác thì trước hết người ta đậy nắp, mình tới mình không được đổ ngay mà phải mở nắp ra, rồi sau đó mình đi tiếp một hai gia đình rồi mình mới quay lại, và theo hướng gió mình đổ lên xe.
Ông Nguyễn Văn Hùng
Và gia đình chúng tôi tất cả đều theo sự chỉ đạo của tôi và thống nhất chung để mà thực hiện. Sau khi gom một bọc rác hay một thùng rác để đổ lên xe, rồi ra ngoài để phân loại, để làm sạch, thì trước hết bản thân mình phải biết về công nghệ thuốc, mà bây giờ có rất nhiều loại thuốc như thuốc khử trùng, thuốc chống thối, và cái thuốc chống ô nhiễm thì cái này phải mua của các trung tâm công nghệ người ta bán.
Thì chúng tôi đã mua và bản thân phải mang khẩu trang. Hoặc ví dụ đổ một thùng rác thì trước hết người ta đậy nắp, mình tới mình không được đổ ngay mà phải mở nắp ra, rồi sau đó mình đi tiếp một hai gia đình rồi mình mới quay lại, và theo hướng gió mình đổ lên xe.
Sau đó ra ngoài bãi thì chúng tôi tất cả đều có bao tay, ủng, giày vớ và các loại khẩu trang. Khẩu trang trong đó có thuốc khử trùng và mình mang hàng ngày. Sau đó mình đào, mình lượm, mình phân loại. Mà đặc biệt cũng phải theo hướng gió. Chúng tôi cả nhà ngồi theo hướng thoáng mát nhất, rồi mình cào rác ra, mình phân loại.
Cái gì mình lượm, mình giũ được để tái chế thì mình gom một bao. Nhưng cái gì không được thì nó đã có hố, hố một, hố hai, hố ba thì mình tập trung xuống. Thí dụ như phân hữu cơ thì nó thuộc loại rau, lá cây thì cái đó để ủ lại.
Nhưng cái mẻ sành, miểng mà không vựa nào thu mua thì chúng tôi cũng cho xuống một hố.
Gia Minh : Cái diện tích đó là của riêng gia đình hay là được cấp ?
Ông Nguyễn Văn Hùng : Cái đó là do xã cung cấp đất, quy định cho tôi được phép sử dụng khu vực diện tích đó. Trong chương trình đó thì tất nhiên là quy định cho tôi và tôi sẽ phải làm theo nội quy quy định của địa phương. Hàng ngày phải xử lý được sạch. Nó cũng cách xa khu vực dân cư. Hai nữa là sự thẩm thấu của nước cũng rất là quan trọng. Địa phương cũng có quan tâm và để ý theo dõi định kỳ.
Bây giờ có một cái, ví dụ như là trong địa phương của tôi, ở vùng sâu vùng xa thì bây giờ cũng đang có một tổ chức phi chính phủ với tỉnh huyện mở ra một khu xử lý rác của toàn tỉnh, nhưng chúng tôi chưa được xuống để tập trung rác về đó. Hiện nay thì đó đang còn là thí điểm và chỉ mới là tạm bợ thôi.
Cộng đồng cần chung tay, và nhất là cần phải bỏ rác một cách hết sức ý thức, chứ một người dọn mà mười người xả rác một cách vô ý thức thì hậu quả tất nhiên là cả cộng đồng phải hứng chịu ô nhiễm do những loại rác thải mà chính con người bỏ ra.
Ông Nguyễn Văn Hùng
Tất cả rác sẽ tập trung về một khu của huyện và tôi cũng mong muốn điều đó càng nhanh càng tốt. Xuống dưới đó thì gia đình chúng tôi làm cũng khoẻ hơn vì khỏi phải về hàng ngày.
Gia Minh : Trong tương lai khi nó tập trung lên quy mô lớn như vậy rồi vai trò của mình thì ông thấy nó vẫn còn cần thiết ra sao?
Ông Nguyễn Văn Hùng : Tôi coi sự thu gom rác rất là quan trọng mà rác thải sinh hoạt thì tất nhiên là con người ta lúc nào cũng thải ra. Riêng bản thân tôi lúc nào chúng tôi cũng yêu nghề và cũng rất là quan tâm và tôi cũng rất là mến mộ điều này.
Lúc đó nếu mà tập trung về cái khu quy hoạch thì chúng tôi rất khoẻ, bởi vì chúng nó đã có công nghệ và đã có công nhân xử lý rồi, chúng tôi chỉ có thu gom các hộ gia đình lên xe là về, tống xuống là xong hết nhiệm vụ rồi.
Gia Minh : Ông thấy là ở TP.HCM những nơi có công nghiệp lớn thì vai trò của tổ thu gom rác đi từ nhà dân cho đến cuối cùng hết thì vẫn cần thiết phải không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Hùng : Ở dưới thành phố hay là tất cả các trung tâm thành phố lớn đều có tổ chức thu gom rác dân lập, thì trước đây tôi cũng đã làm ở dưới thành phố tại cấp phường. Người ta quy định có một điểm tập trung rác về và sau đó thì công nghệ xe ép và công nhân người ta sẽ xúc lên xe và đưa vào phân xưởng.
Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ thu gom rác đầu nguồn từ các hộ gia đình, tuy là trực tiếp và vất vả nhất nhưng mà lúc đó chúng tôi không cần phải đào hố, đào bới phân loại rác.
Như phát biểu của ông Nguyễn Văn Hùng, chủ một cơ sở vệ sinh dân lập tại xã Phú Bình (huyện Tân Phú, tình Đồng Nai) thì hàng ngày con người ai ai cũng có bỏ ra rất nhiều loại chất thải và để giữ gìn cho môi trường không bị ô nhiễm bởi chính những loại rác thải bỏ ra đó thì tất cả cộng đồng cần chung tay, và nhất là cần phải bỏ rác một cách hết sức ý thức, chứ một người dọn mà mười người xả rác một cách vô ý thức thì hậu quả tất nhiên là cả cộng đồng phải hứng chịu ô nhiễm do những loại rác thải mà chính con người bỏ ra.
Mục Khoa Học Môi Trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quý thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.