Phải làm gì để bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam?

0:00 / 0:00

Thủ tướng Việt Nam vào cuối năm ngoái ra chỉ thị cho các địa phương trong cả nước từ năm 2014 này phải đóng cửa rừng tự nhiên như là biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng còn sót lại của đất nước.

Thực trạng

Bộ Tài Nguyên Môi Trường cho rằng độ che phủ rừng ở Việt Nam tính đến cuối năm ngoái là gần 40%. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nâng độ che phủ này lên 45%. Con số cụ thể được đề ra là diện tích rừng đặc dụng được ổn định trên 2 triệu héc ta, phục hồi 620 ngàn héc ta rừng tự nhiên, tái sinh tự nhiên 750 ngàn héc ta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng thêm 250 ngàn héc ta rừng phòng hộ. Ngoài ra còn cải tạo 350 ngàn héc ta rừng tự nhiên nghèo.

Ông Trần Văn Thành, giám đốc Vườn Quốc Gia Yok Don, đưa ra đánh giá về việc thực hiện công tác đóng cửa rừng như chỉ thị của thủ tướng chính phủ yêu cầu:

Chính phủ đóng cửa rừng là đúng đắn rồi, có một số nơi thực hiện tốt, nhưng một số nơi vẫn chưa tốt do tình trạng người dân cón nghèo, rồi do tình trạng một số lách luật khai thác trái phép tài nguyên rừng ở một số nơi. Ở Yok Don việc chính quyền địa phương không thực hiện tốt việc bảo vệ rừng xảy ra phổ biến. Đặc biệt một số lâm tặc lợi dụng sơ hở của những người thừa hành pháp luật họ khai thác gỗ rừng trái phép rất phổ biến, rồi kể cả việc móc nối với bên Kampuchia khai thác trái phép ở đó cũng có xảy ra.

Rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, theo như tôi biết đã cho thuê rồi (số rừng đầu nguồn giáp với biên giới Trung Quốc). Đây là chính sách sai lầm- cho họ thuê rừng đầu nguồn họ muốn làm gì thì làm tức đe dọa đến an ninh của đất nước!

Nhà báo Lê Phú Khải

Nhà báo Lê Phú Khải, người từng có những bài phóng sự điều tra về tình trạng rừng của Việt Nam, đưa ra một số đánh giá về tình hình rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ tại Việt Nam trong thời gian gần đây như sau:

Rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, theo như tôi biết đã cho thuê rồi ( số rừng đầu nguồn giáp với biên giới Trung Quốc). Đây là chính sách sai lầm- cho họ thuê rừng đầu nguồn họ muốn làm gì thì làm tức đe dọa đến an ninh của đất nước!

Còn đối với rừng phòng hộ ven biển, Nhà nước Việt nam cũng thấy tầm quan trọng của nó nên rừng phòng hộ ven biển bắt đầu được làm tốt. Ví dụ tôi vừa đi Kiên Giang về, tôi thấy rừng phòng hộ ven biển phía tây được trồng và nuôi dưỡng tốt.

Ông này cũng nói đến việc phát triển ở Tây Nguyên, nơi trước đây chủ yếu là rừng tại Việt Nam:

Tôi đi trên quốc lộ và chụp bao nhiêu ảnh đồng bào cào rừng đi để trồng cây lương thực,

Kế hoạch trồng mới

Ngoài biện pháp đóng cửa rừng tự nhiên, không cho khai thác với mục tiêu được nói nhằm cho rừng phục hồi, vừa qua Việt Nam còn có chương trình trồng mới 5 triệu héc ta rừng.

Rừng bị phá không thương tiếc (tinmoitruong)
Rừng bị phá không thương tiếc (tinmoitruong)

Chương trình này được tiến hành từ năm 1988 đến năm 2010 và là một chương trình kinh tế-xã hội- sinh thái trọng điểm với mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên 43%.

Nhìn lại chương trình này, ông Trần Văn Thành có đánh giá:

Thực sự chương trình này cũng có vài địa phương làm tốt, nhưng cũng có những địa phương làm không tốt cả về số lượng lẫn chất lượng. Tôi biết nhiều địa phương báo cáo không trung thực, không chính xác cũng do tình hình tiêu cực, có thể nói là tham nhũng, báo cáo thành tích để củng cố vị trí ghế ngồi.

Không thành công có khi vì lý do con người, có khi vì thời tiết, có khi do cháy rừng nên có những nơi không thực hiện tốt việc này. Nhiều người đánh giá chương trình 5 triệu héc ta rừng kết quả không như mong đợi. Vì có nhiều nguyên nhân như tôi nói và thứ hai giá trị đầu tư, suất đầu tư cho một héc ta rừng ở những vùng sâu, vùng xa thấp quá nên trồng có trồng rồi để cỏ, để lửa hay dân lấn chiếm khiến mất diện tích, không thành rừng.

Thực sự chương trình (trồng 5 triệu ha rừng) này cũng có vài địa phương làm tốt, nhưng cũng có những địa phương làm không tốt cả về số lượng lẫn chất lượng. Tôi biết nhiều địa phương báo cáo không trung thực, không chính xác cũng do tình hình tiêu cực, có thể nói là tham nhũng

ông Trần Văn Thành

Và sau đây là ý kiến của nhà báo Lê Phú Khải về chương trình được cho là lớn như thế:

Tôi cho rằng chương trình 5 triệu héc ta rừng cần phải kiểm tra rất kỹ vì khi đầu tư mà không kiểm tra thì sẽ loạt vào túi cá nhân cán bộ, đến nơi còn rất ít. Nói như ông Nguyễn Phú Trọng: tham nhũng nhìn đâu, sờ đâu cũng thấy. Đến mức độ như thế rồi nên đồng vốn Nhà nước bỏ ra trong những dự án này thất thoát rất nhiều. Tôi biết như thế!

Khả năng của lực lượng kiểm lâm

Lực lượng được trao trách nhiệm bảo vệ rừng là kiểm lâm. Mỗi khi xảy ra các vụ vi phạm lâm luật trầm trọng, gây thất thoát lớn cho nguồn tài nguyên rừng, ngành này bị chỉ trích dữ dội. Tuy nhiên theo ông Trần Văn Thành thì ngành kiểm lâm của Việt Nam có những cái khó không thể hoàn thành trách nhiệm của họ:

Việc bảo vệ rừng chỉ duy do lực lượng kiểm lâm không thôi cũng không đúng lắm. Tại vì lâm tặc móc nối với các lực lượng khác kể cả công an, kể cả bộ đội biên phòng. Quyền lực của kiểm lâm có giới hạn nên đổ thừa cho lực lượng kiểm lâm không, cũng không đúng. Chính tôi cũng làm việc này trong thời gian hai năm nay cũng rất quyết liệt mà không ít lần đụng chạm với công an và bộ đội biên phòng khi họ tiếp tay cho ‘việc đó’. Nên dù lực lượng kiểm lâm có quyết liệt, nhưng những người vi phạm không ngán lực lượng kiểm lâm vì chúng tôi không có quyền hạn mạnh mẽ như công an, bộ đội biên phòng; từ đó họ dễ dàng trấn áp hoặc dùng những thủ đoạn để vu khống hay lấn án lực lượng kiểm lâm. Có thể nói họ như mafia với những thủ đoạn làm ảnh hưởng đến tinh thần, công việc cũng như sự an toàn của lực lượng kiểm lâm.

Dù lực lượng kiểm lâm có quyết liệt, nhưng những người vi phạm không ngán lực lượng kiểm lâm vì chúng tôi không có quyền hạn mạnh mẽ như công an, bộ đội biên phòng; từ đó họ dễ dàng trấn áp hoặc dùng những thủ đoạn để vu khống hay lấn án lực lượng kiểm lâm. Có thể nói họ như mafia

ông Trần Văn Thành

Theo tôi lực lượng kiễm lâm nay mất tác dụng vì ‘lâm tặc’ ngày càng tinh vi. Nhà nước lập ra lực lượng kiểm lâm cũng đông và có luật, nhưng những ngành nội chính như công an và quân đội không ủng hộ, không làm mạnh mẽ thì cũng không làm gì được.

Tôi biết ở những nước khác cơ quan pháp luật có đủ quyền hành, nhưng ở Việt Nam thì nhưng đơn vị như kiểm lâm, quản lý thị trường không phải công an không có đủ quyền hạn để làm.

Tôi đã phản án những vụ nghiêm trọng, những đầu nậu tai to mặt lớn mà họ không làm!

Gần Việt Nam như Indo, Ấn Độ, Malaysia, tôi từng đến, và thấy kiểm lâm của họ làm rất tốt và được các cơ quan pháp luật khác ủng hộ như công an, bộ đội… (Ở Việt Nam thì ) người ta chỉ bảo vệ lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến tài nguyên rừng.

Biện pháp giao đất giao rừng

Qui định đất đai do Nhà nước quản lý ngay cả đối với đất rừng được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ‘cha chung không ai khóc’ hay mạnh ai nấy khai thác mà không lo bảo tồn, trồng mới.

Nhà báo Lê Phú Khải nói đến tình trạng đó:

Do đồng bào của mình nghèo quá, đồng bào thiểu số đó. Cứ hình dung đối với một cây quí trị giá tiền lớn, nhưng họ sẵn sàng chặt đi để trồng một cây ngô thôi. Tình trạng là như thế. Hơn nữa người ta nói rừng phải là rừng của tư nhân, rồi người ta thuê và nuôi công nhân trả lương, cho họ ăn uống đầy đủ để canh chừng rừng, thì mới giữ rừng được. Chứ còn để như tình trạng thế này thì hoặc do viên chức Nhà nước vô trách nhiệm, hoặc người dân sẳn sàng chặt cây để trồng cây lương thực sinh sống.

Theo tôi giao đất, giao rừng là một chính sách đúng đắn để người dân tự bảo vệ khi nào đất là của riêng người ta. Chính sách này có nơi làm tốt, có nơi chưa làm tốt.

Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Thành việc giao đất, giao rừng cũng phải tùy loại:

Giao rừng để trồng lấy lợi nhuận thì người ta làm được, nhưng giao rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ thì không được. Bời vì khi giao rừng cho người ta mà không cho khai thác để có thu nhập nhất định thì làm sao người ta giữ rừng đó. Ví dụ hiện nay Nhà Nước (khoán) 200 ngàn đồng cho một héc ta trong một năm để giữ rừng và không được lấy gì trong đó hết. Nếu một hộ gia đình được giao 10- 15 héc ta thì chỉ được khoảng 2-3 triệu một năm, làm sao người ta đủ sống! Ngoài ra người ta không có quyền hạn gì cả; khi xảy ra vụ việc gì phải báo với công an thôi.

Do đó theo tôi rừng tự nhiên phải do Nhà nước bảo vệ, giao cho một đơn vị, cơ quan nào đó và cung cấp đủ điều kiện để người ta bảo vệ chẳng hạn nhân lực, trang thiết bị và qui định pháp luật. Còn người dân thì giao những khu đất nghèo nàn không phải rừng tự nhiên để người ta trồng từng có cuộc sống tốt hơn. Tất nhiên phải có hỗ trợ về giống, chính sách. Dân thì nghèo mà giao một miếng đất không, không có hỗ trợ kỹ thuật, giống thì họ sẽ làm đậu, làm lúa, bắp để có thu nhập mà sống chứ không thể trồng rừng được.

Bài học

Nhà báo Lê Phú Khải kể chuyện một doanh nghiệp trong nước được khách hàng mua sản phẩm gỗ nâng giá khi đến Việt nam xác định được rằng nguyên liệu làm ra sản phẩm là từ gỗ cây trồng chứ không phải gỗ lấy từ rừng tự nhiên.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.