Sau thảm họa ở Hungary: Xem lại dự án khai thác bôxít Tây Nguyên

Dự án khai thác bôxít tại Tây Nguyên Việt Nam là một trong những chủ điểm được các đại biểu quốc hội quan tâm tại kỳ họp thứ 8, quốc hội khoá 12 vừa rồi. Đây cũng là một trong những nội dung được đưa ra để chất vấn thủ tướng và các bộ trưởng chính phủ.

0:00 / 0:00

Những vấn đề được nêu lên và trả lời của phía chính phủ ra sao? Ngoài ra động thái mới của giới khoa học tại Việt Nam thế nào đối với dự án mà chính thủ tướng Việt Nam từng cho là chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước?

Rà soát và đánh giá lại dự án bôxít

Truyền thông trong nước cho biết có 44 câu hỏi từ 26 đại biểu quốc hội gửi đến cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để được trả lời tại phiên chất vấn hôm ngày 24 tháng 11 vừa qua. Trong số những câu hỏi đó có vấn đề Dự án khai thác Bô xít ở Tây Nguyên.

Quan ngại về những tác động môi trường do dự án này gây ra trở nên bức xúc hơn sau khi hồi đầu tháng 10 vừa qua xảy ra thảm hoạ vỡ hồ chứa bùn đỏ của nhà máy nhôm tại Hungary, cũng như sự cố vỡ đập chắn bùn của Xí nghiệp Quặng sắt Nà Lũng ở Cao Bằng, Việt Nam.

sẽ có yêu cầu chủ đầu tư dự án khai thác bô xít Tây Nguyên là Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam- TKV, thuê tư vấn nước ngoài thẩm định lại các hạng mục công trình của Dự án và các giải pháp xây dựng, vận hành hồ chứa bùn đỏ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Đối với lo ngại xảy ra thảm hoạ bùn đỏ nếu cho khai thác bô xít ở Tây Nguyên Việt Nam thì thủ tướng chính phủ Việt Nam trả lời cùng các đại biểu quốc hội sẽ có yêu cầu chủ đầu tư dự án khai thác bô xít Tây Nguyên là Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam- TKV, thuê tư vấn nước ngoài thẩm định lại các hạng mục công trình của Dự án và các giải pháp xây dựng, vận hành hồ chứa bùn đỏ.

Báo Tuổi Trẻ cho biết thủ tướng Việt Nam khẳng định sau khi có kết luận thẩm định của tư vấn nước ngoài thì thủ tướng chính phủ sẽ xem xét quyết định và chỉ tiếp tục thực hiện dự án khi nào bảo đảm an toàn về môi trường.

Mạng Thanh Niên thì trích loan lại ý của thủ tướng chính phủ Việt Nam là việc khai thác bô xít sẽ cải tạo đất tốt hơn để trồng cây công nghiệp.

Trước phát biểu này của thủ tướng Việt Nam, tiến sĩ nông học Lại Huy Phương tỏ ý quan ngại:

Cái đó phải qua thực tế; chứ có ý kiến cho rằng lớp đất tại Tây Nguyên có mỏng, còn quặng lại dày; do vậy khả năng hoàn thổ cũng có những khó khăn.

Về trả lời này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì đại biểu quốc hội Nguyễn Đình Xuân, đơn vị Tây Ninh, cũng là giám đốc

Công trường khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Source chinhphu.vn
Công trường khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Source chinhphu.vn (Source chinhphu.vn)

Vườn Quốc gia Lò gò- Xa mát có ý kiến:

Mạng Thanh Niên thì trích loan lại ý của thủ tướng chính phủ Việt Nam là việc khai thác bô xít sẽ cải tạo đất tốt hơn để trồng cây công nghiệp.<br/>

Thực ra việc này rất khó. Theo luật pháp Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện nay , trong tất cả những dự án về khai khóang đều đặt ra vấn đề hòan thổ và phục hồi môi trường. Tuy nhiên môi trường là cái được hình thành từ vài trăm triệu năm đến giờ, không thể nào ‘một ngày, một giờ’ bằng sức con người mà chúng ta có thể hòan thiện cải tạo môi trường, và thậm chí làm tốt hơn trước.

Tôi thực sự chưa thấy dự án nào làm được việc đó; mà chỉ phần nào giảm nhẹ được các tác động xấu của hành vi mà chúng ta đã tác động đến thiên nhiên mà thôi. Bản thân tôi nghĩ rằng đó là một mong muốn, một quyết tâm nhiều hơn là một khả năng có thể xảy ra thực sự.

Tôi nghĩ là các dự án cố gắng lắm chỉ có thể làm giảm tác động của dự án thôi: không biến mặt đất sau khi khai khóang thành những lổ, hang như trên mặt trăng, cố gắng lấp lại, trồng cây trồng cỏ lên đã là tốt rồi. Còn nếu để trở lại tình trạng ban đầu là những cánh rừng, thảm cỏ như tự nhiên thì phải cần có nhiều thời gian. Điều đó về mặt khoa học, tôi thấy khó.

Ngay trước khi thủ tướng đăng đàn trả lời các đại biểu quốc hội, tiến sĩ nông học Lại Huy Phương cũng có bài viết với bốn câu hỏi mong các bộ chủ quản giải đáp:

Tôi hoàn toàn chia xẽ những nhận định, những đánh giá của các nhà khoa học về bô xít. Phân tích dài thì nhiều nhà khoa học có nhiều bài viết lắm rồi. Ngắn gọn lại, tôi có viết: trên phạm vi toàn cục mà xét theo trình tự bình thường của một dự án thì dự án này ‘phi tối ưu’.

môi trường là cái được hình thành từ vài trăm triệu năm đến giờ, không thể nào ‘một ngày, một giờ’ bằng sức con người mà chúng ta có thể hòan thiện cải tạo môi trường, và thậm chí làm tốt hơn trước. Tôi thực sự chưa thấy dự án nào làm được việc đó

Đại biểu Nguyễn Đình Xuân

Còn vấn đề giải quyết cho dự án, theo tôi nghĩ không đơn giản như nhiều người yêu cầu ‘đóng cửa’ hay thế này thế khác. Cần phải làm cho kỹ, tránh tình trạng lúc làm đã không kỹ, nay xử lý giữa chừng cũng không kỹ thì không phải là hay. Cần xem xét những kịch bản khác nhau rồi chọn kịch bản nào khả thi.

Thực ra đối với một dự án như thế, bốn vấn đề then chốt đó là: thứ nhất lựa chọn sản phẩm- làm alumina hay nhôm tinh chế; thứ đến là công nghệ mà hai công nghệ phải lựa chọn nhiều nhất là thải khô hay thải ướt; thứ ba là điạ điểm và cuối cùng là thời điểm triển khai. Theo quan niệm của tôi thì một dự án như kiểu khai thác bô xít, ít ra có bốn mặt như thế để xem xét.

Theo tiến sĩ nông học Lại Huy Phương về mặt sản phẩm thì lựa chọn phù hợp phải là nhôm tinh chế. Ông cho rằng hiện nay do nguồn điện không đủ để làm nhôm nên phải chọn quặng sơ chế alumina. Điều này sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, có thể lỗ và thị trường tiêu thụ khó khăn hơn loại sản phẩm nhôm tinh chế.

Đối với công nghệ ‘ướt’ cho dự án thì đây là một công nghệ mà không chỉ tiến sĩ Lại Huy Phương mà nhiều nhà khoa học trong cũng như ngoài nước lâu nay đều cho biết đó là công nghệ cũ, không bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường. Nhất là nay sau thảm hoạ bùn đỏ tại một quốc gia có thâm niên trong ngành khai thác bô xít như Hungary.

Đối với công nghệ 'ướt' cho dự án thì đây là một công nghệ mà không chỉ tiến sĩ Lại Huy Phương mà nhiều nhà khoa học trong cũng như ngoài nước lâu nay đều cho biết đó là công nghệ cũ, không bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường.<br/>

Trong khi đó các hồ chứa bùn đỏ cho các dự án khai thác bô xít của Việt Nam tại Tây Nguyên đang là nổi lo chung. Theo Tiến sĩ Lại Huy Phương thì cần phải chọn nơi thấp, gần biển để đặt các nhà máy và hồ chứa bùn thải độc hại.

Lý do nếu xảy ra sự số việc khắc phục sẽ dễ dàng hơn, dễ hạn chế nguy cơ lan rộng của bùn thải độc hại… Ngược lại các hồ chứa bùn thải nếu nằm ở đầu nguồn lưu vực sông, một khi xảy ra sự cố đó sẽ là thảm họa sinh thái, môi trường.

Điểm cuối cùng mà tiến sĩ nông học Lại Huy Phương nêu ra là thời điểm thực hiện dự án như hiện nay là chưa phù hợp khi chưa thể có nguồn điện giá rẻ để làm ra sản phẩm nhôm tinh chế.

Những thắc mắc của tiến sĩ Lại Huy Phương như vừa nêu được nhiều nhà khoa học, cũng như nhiều người khác chia xẻ.

Biện pháp an toàn đã được nâng lên ở mức cao nhất?

Mặc dù thế, đại biểu quốc hội Nguyễn Đình Xuân có cái nhìn tích cực về những giải trình vừa rồi từ phía chính phủ xét theo những biện pháp đưa ra chỉ thực hiện hai dự án khai thác bô xít thí điểm tại Tân Rai, Lâm Đồng và Nhân Cơ, Đak Nông. Đại

Hàng trăm công nhân Trung Quốc đang sống và làm việc ở dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng
Hàng trăm công nhân Trung Quốc đang sống và làm việc ở dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. AFP photo. (AFP)

biểu Nguyễn Đình Xuân phát biểu:

Theo tôi những câu hỏi mà cử tri cũng như đại biểu quốc hội đang quan tâm đã được giải đáp. Đa số quan tâm nhiều nhất về vấn đề môi trường, sợ về một nguy cơ cho tòan bộ vùng hạ lưu. Thế mà những giải trình từ phía chính phủ, rồi kết quả chuyến đi Hungary vừa rồi, và báo cáo đánh giá tác động môi trường mà tôi đang có trong tay, thì tôi cho rằng những biện pháp để bảo đảm đã được nâng lên ở mức cao nhất. Tất nhiên bất cứ công việc gì cũng chứa đựng rủi ro, kể cả nhà máy điện hạt nhân; vấn đề ở chỗ có quản trị được rủi ro đó hay không, có dự phòng những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, và cách giải quyết tốt nhất. Có những việc tuy bé nhưng nếu không làm tốt công tác dự phòng, hậu quả xảy ra cũng rất lớn, ví dụ đơn giả như lễ hội vừa rồi bên Kampuchia có thể gây thảm họa chết vài trăm người.

những giải trình từ phía chính phủ, rồi kết quả chuyến đi Hungary vừa rồi, và báo cáo đánh giá tác động môi trường mà tôi đang có trong tay, thì tôi cho rằng những biện pháp để bảo đảm đã được nâng lên ở mức cao nhất. Tất nhiên bất cứ công việc gì cũng chứa đựng rủi ro, kể cả nhà máy điện hạt nhân; vấn đề ở chỗ có quản trị được rủi ro đó hay không

Đại biểu Nguyễn Đình Xuân

Theo tôi công tác dự phòng, dự báo và giám sát nữa là quan trọng. Hiện nay chỉ mới có một nhà máy chuẩn bị vận hành thôi và có hằng triệu người đang nhìn vào nhà máy đó; như thế theo tôi nếu có sơ xuất gì sẽ được phát hiện sớm. Tôi nghĩ vấn đề môi trường đến lúc này có thể yên tâm. Còn trong quá trình vận hành, đo đạc, kiểm tra nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, sẽ được xem xét và xử lý kịp thời.

Một quan ngại lớn của nhiều giới tại Việt Nam lâu nay trong dự án khai tác bô xít ở Tây Nguyên là lựa chọn công nghệ thải ướt mà hậu quả nhãn tiền là thảm họa vỡ đập chứa bùn thải ở Hungary vừa qua. Nhiều người cho rằng lượng bùn thải chứa trong những hồ nằm trên Tây Nguyên, ở thượng nguồn lưu vực Sông Đồng Nai, một khi xảy ra sự cố như ở Hungary, thì bùn sẽ nhanh chóng tràn xuống gây thảm họa cho cả một khu vực rộng lớn phía dưới. Về điểm này, ông Nguyễn Đình Xuân cho biết:

Người ta đánh giá cả hai công nghệ thải ướt và thải khô đều có những ưu và khuyết điểm khác nhau. Công nghệ thải ướt của Hungary thực ra đã làm cách đây mấy chục năm, đến bây giờ xảy ra sự cố tại một hồ cụ thể. Các báo cáo mà tôi đọc được cho thấy có đến 60% các dự án bô xít trên thế giới đang sử dụng công nghệ thải ướt. Theo tôi nghĩ, mỗi biện pháp cần có giải pháp khác nhau.

Thật ra điều mà đại biểu quốc hội quan tâm hơn hết đối với dự án khai tác bôxít không còn là vấn đề môi trường nữa, mà là hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án này. Một khi làm vài nhà máy đơn lẻ ở trên cao rồi vận chuyển xuống vùng cảng biển, rồi vận chuyển ngược sút và các thứ nguyên liệu đi lên ngược lại. Quá trình vận chuyển giao thông như thế, cơ sở hạ tầng thế nào cho bảo đảm; rồi giá thành cao thấp ra sao. Theo tôi đó là những điều còn đáng quan tâm hơn nữa.

Tính đến ngày 19 tháng 11 vừa qua đã thu thập được hơn 2800 chữ ký. Trong số những người ký tên vào bản kiến nghị lần thứ hai này có nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, cùng những nhân vật có tiếng khác tại ViệtNam như giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, giáo sư Ngô Bảo Châu, các vị tướng của Việt Nam như Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Đức Anh…<br/>

Còn về vấn đề môi trường của hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ: thật ra công suất của hai nhà máy này không còn quá lớn so với dự án ban đầu muốn làm rất nhiều. Bây giờ chỉ còn làm ở hai nhà máy mang tính thí điểm; như vậy tôi nghĩ có nhiều vấn đề phần nào làm cho chúng ta yên tâm là những nhà máy đó sẽ được làm ở mức tốt nhất. Tuy nhiên khi tăng chi phí cho môi trường, để bảo đảm an ninh môi trường lên thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của nhà máy. Nếu giảm đến mức nào đó mà chúng ta thấy không có lợi nữa, thì dự án khó mà được kéo dài.

Hiện nhiều ý kiến trong nước vẫn cho rằng cần phải nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng về hoạt động khai thác bô xít ở Tây Nguyên.

Sau khi xảy ra thảm họa bùn đỏ ở Hungary, nhiều người lại ký tên vào kiến nghị dừng dự án khai thác bôxít tại Tây Nguyên do Trang mạng Bauxitevietnam.com khởi xướng. Tính đến ngày 19 tháng 11 vừa qua đã thu thập được hơn 2800 chữ ký. Trong số những người ký tên vào bản kiến nghị lần thứ hai này có nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, cùng những nhân vật có tiếng khác tại ViệtNam như giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, giáo sư Ngô Bảo Châu, các vị tướng của Việt Nam như Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Đức Anh…

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới.