Trong thực thế tình trạng ô nhiễm vùng biển dọc theo đất nước Việt Namhiện ra sao?
Các thành phố biển kêu cứu
Tờ Thanh Niên vào ngày 9 tháng 6 vừa qua đăng bài trong đó trích dẫn đánh giá của PGS Tiến sĩ Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ là quá trình khai thác du lịch trong thời gian qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến biển của Việt Nam, làm đục nước biển.
PGS Tiến sĩ Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ là quá trình khai thác du lịch trong thời gian qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến biển của Việt Nam, làm đục nước biển. <br/>
Ông Nguyễn Văn Phước đưa ra những con số cụ thể như hàm lượng bùn ở vùng biển phía bắc từ Cửa Lục đến Cửa Lò đã vượt mức cho phép đối với nước ven bờ. Tại khu vực bãi tắm Đồ Sơn, Cát Bà thì hàm lượng bùn từ 20 gram trên mét khối lên đến 340 gram trên mét khối khiến cho nước đục và ô nhiễm khiến rặng san hô chết đi.
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long thì nói hiện ở khu vực Hạ Long- Cẩm Phả những dự án lấn biển và dự án đổ bùn thải ra biển đang gây hại cho vịnh biển này. Tại Cà Mau, nước biển trở nên đục cũng vì hàm lượng bùn vượt quá giới hạn.
Vịnh Nha Trang và thành phố biển này nổi tiếng nhờ cảnh biển đẹp, tuy nhiên phát triển công nghiệp, họat động du lịch thiếu kết hợp công tác bảo vệ môi trường, rồi cơ sở hạ tầng cống rảnh, thoát nước, cũng như thu gom rác thải thiếu qui họach đồng bộ cũng đang phá hủy cảnh quan thiên nhiên trong lành tại đó.
Ban Quản lý Vịnh Nha Trang cho hay mỗi ngày có đến khoảng 10 tấn rác thải du lịch cộng với rác thải sinh họat của dân cư trên sáu khóm đảo đổ xuống biển. Một tình trạng nữa là các nhà vệ sinh tên các tàu du lịch còn xả thẳng xuống biển.
Mỗi ngày có đến khoảng 10 tấn rác thải du lịch cộng với rác thải sinh họat của dân cư trên sáu khóm đảo đổ xuống biển. Một tình trạng nữa là các nhà vệ sinh tên các tàu du lịch còn xả thẳng xuống biển.
Ban Quản lý Vịnh Nha Trang
Tình trạng ở Nha Trang cũng xảy ra tương tự những thành phố biển khác như Phan Thiết, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đà Nẵng…
Giáo sư Nguyễn Chu Hồi, một chuyên gia về môi trường biển và thủy sản của Việt Namđưa ra đánh giá về tinh hình chất thải rắn làm bẩn vùng biển ven bờ tại Việt Namlâu nay: "Một số ô nhiễm do chất thải rắn do việc sử dụng các vùng Vịnh xả thải chưa qua xử lý ra."
Biển còn bị ô nhiễm do nguồn nước thải chưa qua xử lý của những khu nhà nghỉ, khách sạn, nhà dân ở ven biển. Giáo sư Nguyễn Chu Hồi nhận xét: "Xả thải thì ví dụ như thành phố Hạ Long Danida có giúp xây dựng một hệ thống; nhưng khi xây dựng chỉ thiết kế cho thời gian như 2010, đến nay thì đáp ứng không được 50%."
Ô nhiễm vì dầu khí
Không chỉ ở ven bờ mà ngoài khơi xa một tình trạng đang gây ô nhiễm cho biển Việt Nam đó là dầu tràn, giáo sư Nguyễn Chu Hồi cho biết:
<i>Tàu chở dầu thường xuyên qua vùng Biển Đông của Việt Nam cách Côn Đảo khoảng 30 cây số; tuyến Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương qua eo Malacca. Hằng ngày có chừng 4 triệu tấn dâu chở qua vùng biển của Việt Nam.</i> <br/>
Quan trọng nhất là sự cố về tràn dầu, như năm 2007 tràn đầu mà không rõ nguồn gốc xảy ra ở 20 tỉnh ven biển. Thường vào mùa gió đông nam tức từ tháng tư- đến tháng 5 hay tháng 6- tháng 7 tùy từng vùng.
Tàu chở dầu thường xuyên qua vùng Biển Đông của Việt Nam cách Côn Đảo khoảng 30 cây số; tuyến Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương qua eo Malacca. Hằng ngày có chừng 4 triệu tấn dâu chở qua vùng biển của Việt Nam. Đây chính là nguồn định kỳ theo dòng động lực và gió tác động đến vùng ven bờ và đảo của Việt Nam.
Về mặt tự nhiên- địa lý thì vùng biển Việt Nam là một vùng nhạy cảm đối với những sự cố đó. Còn ô nhiễm cục bộ về dầu thì ở các cảng và vùng khai thác dầu khí… Tràn dầu còn liên quan sự cố va đâm hay tai nạn gió bão…
Vậy cơ quan chức năng Việt Nam lâu nay đang có những biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng gây đục, gây ô nhiễm môi trường biển?
Giáo sư Nguyễn Chu Hồi cho biết những công tác được thực hiện lâu nay:
Việt Nam có Ủy ban Tìm kiếm Cứu hộ Cứu Nạm Quốc gia và đã thàn lập ba trung tâm ứng cứu tràn dâu tại ba miền. Bên cạnh đó là sự hợp tác quốc tế đến giúp cho việc ứng cứu sự cố tràn dầu.
<i>Về mặt tự nhiên- địa lý thì vùng biển Việt Nam là một vùng nhạy cảm đối với những sự cố đó. Còn ô nhiễm cục bộ về dầu thì ở các cảng và vùng khai thác dầu khí… Tràn dầu còn liên quan sự cố va đâm hay tai nạn gió bão…</i>
Gần đây qua vụ Vedan thì các cơ quan Việt Nam kiên quyết; gần đây có thành lập Cục Cảnh sát Môi trường để bảo đảm việc thực thi các chính sách pháp luật..
Cộng đồng dân cư sống ven biển
Đối với cộng đồng dân cư sống ven biển, cũng như ngư dân sống chủ yếu nhờ vào biển thì cơ quan chức năng đang giúp họ ra sao? Giáo sư Nguyễn Chu Hồi trình bày:
Ngư dân Việt Nam khá đông khoảng 2 triệu người trực tiếp tham gia vào khai thác và nuôi trồng nước lợ. Nhưng tàu khai thác thì nhỏ nên phải cơ cấu lại đội tàu để giảm áp lực trên vùng biển; thứ hai là nâng cao nhận thức cho ngư dân; bên cạnh đó còn chú ý đến việc cải thiện sinh kế vì họ là đối tượng dễ bị tổn thương. Có hệ thống dự báo ngư trường để ngư dân ra biển đánh bắt hiệu quả hơn, cảnh báo trên biển để bảo đảm an toàn .
Ông Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng Cục Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy sản, thuộc Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn cho biết:
<i>Lực lượng khai thác ven bờ đông nên nguồn lợi ven bờ có giảm sút; ngoài khơi thì còn có tiềm năng, nhưng để đánh bắt hiệu quả thì phải có đầu tư thích đáng của chính phủ về tàu thuyền, ngư cụ, dịch vụ hậu cần trên biển. </i> <br/>
Lực lượng khai thác ven bờ đông nên nguồn lợi ven bờ có giảm sút; ngoài khơi thì còn có tiềm năng, nhưng để đánh bắt hiệu quả thì phải có đầu tư thích đáng của chính phủ về tàu thuyền, ngư cụ, dịch vụ hậu cần trên biển. Hiện chính phủ Việt Nam đang có chương trình tổng thể phát triển, khai thác và sẽ ký trong thời gian tới để có nguồn kinh phí, và cơ sở pháp lý để phát triển việc khai thác xa bờ…
Thống kê cho thấy đường bờ biển của Việt Nam dài hơn 3260 kilômét, đi qua 28 tỉnh- thành phố dọc chiều dài đất nước. Tổng số vũng, vịnh nhỏ là 44, hơn 2200 đảo ven bờ, 1120 rặng san hô, hơn 250 ngàn héc ta rừng ngập mặn.
Cũng như trên cạn nếu môi trường biển không được bảo tồn, giữ gìn sạch sẽ thì đời sống của chính người dân sẽ chịu tác động trước hết.