Chất thải của nhà máy nhiệt điện

Lâu nay tại nhiều địa phương ở Việt Nam xuất hiện việc người dân công khai chống đối những những cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm cho môi trường sống quanh khu vực nhà máy, dù của nhà nước hay tư nhân,.

0:00 / 0:00

Hiện nay đang xảy ra giằng co tại thôn Hữu Lộc, xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh về kế hoạch xây dựng bãi chứa xỉ than thải của trung tâm nhà máy nhiệt điện Vũng Áng. Dân chúng không đồng thuận việc chính quyền địa phương chấp nhận dự án xây dựng bãi chứa xỉ than, mà họ cho sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh kế của người dân địa phương.
Mời quí thính giả theo dõi câu chuyện trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.

Tác hại chất thải xỉ than của nhà máy nhiệt điện

Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than là một nguồn gây ô nhiễm và chất thải xỉ than cần phải xử lý đúng cách. Đó là nguyên tắc, nhưng lâu nay chất thải xỉ than từ các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam được xử lý ra sao? Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, giám đốc Trung Tâm Khoa học- Môi trường, thuộc Đại học Xây dựng Việt Nam cho biết về biện pháp được nói đến và thực tế tại Việt Nam:

Xỉ than sẽ làm ô nhiễm nước ngầm cũng như nước mặt. Mưa xuống sẽ làm chảy ra các chất như lưu huỳnh, đặc biệt trong than có chất phóng xạ, dù tương đối nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến môi trường chung quanh.<br/>

Ở Việt Nam người ta thường xử lý thành vật liệu xây dựng, nơi nào không xử dụng hết thì chôn lấp, mà san lấp sẽ gây ô nhiễm. Vật liệu xây dựng cũng chỉ dùng trong xây dựng các công trình tạm thôi như làm hàng rào, đường nông thôn thôi chứ không làm nhà ở được vì không ai dám ở trong loại nhà làm bằng vật liệu đó…
Về mặt lý thuyết là như thế nhưng trong thực tế thì người ta cứ đổ đi.
Ông cũng đưa ra giải thích về nguồn ô nhiễm từ xỉ than thải ra từ nhà máy nhiệt điện:
Xỉ than sẽ làm ô nhiễm nước ngầm cũng như nước mặt. Mưa xuống sẽ làm chảy ra các chất như lưu huỳnh, đặc biệt trong than có chất phóng xạ, dù tương đối nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến môi trường chung quanh.
Giáo sư Đăng cũng cho biết qui định của nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng bãi chứa xỉ than của các nhà máy nhiệt điện:
Các bãi đó phải có phần chống thấm cho bên dưới, và không để nước tràn ra bên ngoài. Những nhà máy mới xây dựng gần đây đều phải có đánh giá tác động môi trường, và chủ dự án phải cam đoan làm đúng như vậy.

Theo họ, kế hoạch xây dựng một bãi chứa xỉ than cao đến 30 mét, và chỉ cách chỗ ở của dân làng 400 mét, sẽ gây ra những tác hại cho môi trường và sức khỏe của người dân.<br/>

Tình trạng ô nhiễm từ xỉ than thải ra từ các nhà máy nhiệt điện tại Khu Kinh tế Vũng Áng tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh là mối quan ngại của nhiều người dân tại xã Kỳ Trinh. Theo họ, kế hoạch xây dựng một bãi chứa xỉ than cao đến 30 mét, và chỉ cách chỗ ở của dân làng 400 mét, sẽ gây ra những tác hại cho môi trường và sức

Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng (photo courtesy khukinhte-hatinh.gov)

khỏe của người dân. Một người dân địa phương cho biết về quan ngại đó:
Quan ngại của chúng tôi đúng vì đầu tiên họ nói xây bãi chứa cao 20 mét, nhưng sau thêm 10 mét nữa, tổng cộng 30 mét. Chưa nói đến ô nhiễm, mà bãi chứa cao như thế sẽ tác động đến nguồn gió vào làng. Tại đây thời tiết rất khắc nghiệt: mùa hè nóng và mùa mưa bão gió cuồng- gió quật sẽ không sống nổi.
Theo hiểu biết của tôi thì bể thải sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước mà bể thải lại ở đầu nguồn, như thế nuôi trồng thủy sản càng không thể làm được nữa.

Tiếng nói người dân không còn giá trị?

Lý do để người dân phản đối dự án xây dựng bãi chứa xỉ than thải còn ở chỗ bất hợp lý của các cơ quan chức năng khi quyết định chọn bãi đất cạnh làng của họ, trong khi đó có nơi khác mà dân cho rằng phù hợp hơn cho công tác đó. Người dân địa phương cho biết về điều này:
Dân chỉ khu vực Ông Tạo, nơi theo dân thuận tiện cho việc làm bãi chứa xỉ than. Nơi đó không có dân cư, chỉ trồng bạch đàn, tràm…Dân nghe đồn nơi đó gần biển nên quốc tế không cho làm bãi chứa xỉ than sợ ô nhiễm biển. Dân chất vấn trong khi sợ ô nhiễm biển mà sức khỏe của dân tại sao lại không quan tâm?

Dân chỉ khu vực Ông Tạo, nơi theo dân thuận tiện cho việc làm bãi chứa xỉ than. Nơi đó không có dân cư, chỉ trồng bạch đàn, tràm…Dân nghe đồn nơi đó gần biển nên quốc tế không cho làm bãi chứa xỉ than sợ ô nhiễm biển. Dân chất vấn trong khi sợ ô nhiễm biển mà sức khỏe của dân tại sao lại không quan tâm?<br/>

Ngoài hai lý do về ô nhiễm và bất hợp lý trong qui hoạch, dân chúng còn bất đồng về cách làm của chính quyền địa phương khi thuận theo phương án của chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư giải tỏa đất của dân đang canh tác để làm bãi chứa xỉ than, mà không có bàn bạc trước cùng người dân như trình bày của người dân như sau:
Họ dùng nhiều thủ đoạn. Công an đến trường cấp hai yêu cầu giáo viên tập trung học sinh bảo về nói cha mẹ đồng thuận với dự án. Nhưng người dân cho con em nghỉ học với lý do nếu không có tương lai học làm gì.
Trước đây họ về khoan thăm dò mà không họp dân; sau đó mới có bốn cuộc họp nhưng dân vẫn không đồng thuận. Nay họ lại về có biện pháp cưỡng bức.
Xin được nhắc lại trung tâm nhà máy nhiệt điện tại Khu Kinh tế Vũng Áng nằm trong danh sách những dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh Hà Tĩnh. Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I được cho là nhà máy nhiệt điện lớn nhất tại khu vực miền trung Việt Nam tính đến thời điểm này.

Nhà máy có công suất thiết kế 1200 MW và kinh phí đầu tư ban đầu được cho biết hơn 1 tỷ 200 triệu USD. Dự kiến sang năm sẽ phát điện tổ máy số một, và năm 2012 sẽ hoàn thành. Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) là chủ đầu tư. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I được khởi công xây dựng hồi tháng 12 năm 2006.

Người dân nơi có dự án xây dựng bãi chứa xỉ thải than mong muốn các chủ đầu tư và chính quyền địa phương khi phát triển dự án cần tính toán đến những bất lợi mà người dân địa phương phải gánh chịu

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II cũng thuộc Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án này do Công ty Cổ Phần Nhiệt điện Vũng Áng II thực hiện theo hình thức BOT( xây-dựng- khai thác- chuyển giao), công suất 1200MW, tổ máy thứ nhất sẽ đi vào hoạt động vào năm 2013.

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng III gồm bốn tổ máy với tổng công suất thiết kế 2400MW. Dự án này được thực hiện bởi tổ hợp các nhà đầu tư: Tổng công ty Sông Đà, Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất- kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh (BITEXCO) và AEI khu vực châu Á.
Những dự án vừa nêu được cho biết nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng gia tăng của Việt Nam.

Tuy nhiên, những người dân nơi có dự án xây dựng bãi chứa xỉ thải than mong muốn các chủ đầu tư và chính quyền địa phương khi phát triển dự án cần tính toán đến những bất lợi mà người dân địa phương phải gánh chịu; chứ không hô hào vì lợi ích chung theo khẩu hiệu, để rồi khi sự cố môi trường xảy ra trong thực tế thì chính người dân địa phương phải gánh chịu trước hết.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này, trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.