Ngoại tình- có nên chấp nhận như sống chung với “lũ”

Thời gian gần đây, hiện tượng ngoại tình ngày càng trở thành phổ biến trong xã hội Việt Nam. Nặng thì trở thành bồ nhí, mua nhà để lập phòng nhì. Nhẹ thì nhắn tin, chat, hẹn hò, tìm cách đi “công tác cơ quan” vài ngày.

0:00 / 0:00

Hơi có tiền là đi cặp bồ, đó là “mô đen” của các doanh nghiệp bây giờ… Mấy ông có chức có quyền cũng vậy… có làm gì được đâu, “quậy” lên thì vừa xấu mặt chồng, tiền thì không đem về, còn ly hôn thì thiệt. Làm thinh, ngậm bồ hòn, “ông ăn chả, bà ăn nem”. Opens in new window ]

Chị Hoa, một cán bộ ngành tư pháp

Có bồ trẻ là một loại mốt của người có tiền có chức Opens in new window ]

Thưa quí thính giả, chị Hoa, một cán bộ làm trong ngành tư pháp ở quận Tân Bình, cho rằng, ngày nay, đa số ông nào có chút tiền là liền có em út. Và hình như đó là mốt thời thượng vậy. Chị nói: Hơi có tiền là đi cặp bồ, đó là “mô đen” của các doanh nghiệp bây giờ… Mấy ông có chức có quyền cũng vậy… có làm gì được đâu, “quậy” lên thì vừa xấu mặt chồng, tiền thì không đem về, còn ly hôn thì thiệt. Làm thinh, ngậm bồ hòn, “ông ăn chả, bà ăn nem”. Xưa đến giờ ai mà chấp nhận như vậy, vì lợi ích của bản thân, nhắm mắt, bỏ thí…Nhưng có những người phụ nữ có bản lĩnh, không cần những cái đó, chấp nhận đói, thì không chấp nhận cảnh như thế. Cô giáo Trang, đang dậy học ở một trường phổ thông cơ sở quận 3, chồng là kỹ sư hoá, hiện làm cho một công ty hoá chất nước ngoài ở Bình Dương thì nói: Đàn ông Việt Nam thì có vẻ là “hư”hơn trước đây, giống như cái “mốt” vậy… ra ngoài thì phải có người này người nọ. Có tình trạng là buổi trưa về nhà bồ ăn cơm, chiều đi làm về nhà bồ đến 7 giờ về nhà với vợ bình thường… nên vợ không phát hiện được Opens in new window ]

Đàn ông Việt Nam thì có vẻ là "hư"hơn trước đây, giống như cái "mốt" vậy… ra ngoài thì phải có người này người nọ. Có tình trạng là buổi trưa về nhà bồ ăn cơm, chiều đi làm về nhà bồ đến 7 giờ về nhà với vợ bình thường… nên vợ không phát hiện được. .

Cô giáo Trang

Opens in new window ]

Ngoại tình : Vợ thiếu chăm sóc hay chồng thiếu giáo dục? Opens in new window ]

Điều đáng nói là ở các thành phố lớn, chuyện ngoại tình phổ biến và xã hội gần như chấp nhận một cách công khai. Thủ phạm đa số là các đấng nam nhi, nhưng theo chị Thanh, một chuyên viên tâm lý ở Hà Nội, thì trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đa số đều là các bài dành cho các bà để giúp chồng quay về với gia đình, nào là phải biết nấu ăn ngon, phải biết chăm sóc bản thân, phải biết chiều chuộng… Trong khi đó, thiếu hẳn mảng nhắc nhở và giáo dục các ông mê nhậu nhẹt, ham của lạ. Chị nói: Có những xu hướng thay đổi so với ngày xưa… Ngày xưa thì tự do yêu đương không nhiều như bây giờ, hiện nay, nhiều cái cũng thoáng hơn, thí dụ như cơ quan, chính quyền, ngày xưa mà ông nào có bồ thì có sự kiểm điểm, bây giờ thì họ cũng chẳng can thiệp vào đời sống riêng tư nên các ông ấy cũng bồ bịch nhiều hơn. Và điều kiện kinh tế cũng khá giả hơn ngày xưa, cho nên quán xá, nhà hàng phát triển hơn, vì vậy cũng có xu hướng tự do, nên tác động đến việc ngoại tình. Một điểm khác nữa là chuyện ngoại tình không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn, nơi có nhiều tác động của môi trường xã hội bên ngoài, mà ngay tại Huế, một nơi thường được coi là giữ gìn truyền thống gia đình tôn ti trật tự nhất, cũng xảy ra tình trạng ngoại tình, khiến chuyện xin ly hôn ngày càng phổ biến. Chị Ngọc Hạnh, cư ngụ ở Phú Cam nói: Opens in new window ]

Phương tiện truyền thông đại chúng, đa số đều là các bài dành cho các bà để giúp chồng quay về với gia đình, nào là phải biết nấu ăn ngon, phải biết chăm sóc bản thân, phải biết chiều chuộng…Trong khi đó, thiếu hẳn mảng nhắc nhở và giáo dục các ông mê nhậu nhẹt, ham của lạ. <br/>

<a href="http://bunyan.rfa.org:8080/VIE/2009/02/VIE-2009-0224-0900.mp3.m3u.00:16:51.skip">Chị Thanh, chuyên viên tâm lý</a>

Độ tuổi khoảng từ 25 đến 40 thì 60 % là các bà đòi ly hôn. Họ không thể sống như thế. Ở Sàigòn và Hà Nội có thể vì không làm gì được sau khi ly hôn, nhưng ở Huế thì họ nói là không làm việc lớn thì họ có thể làm việc nhỏ. Lúc đầu họ cũng khuyên, nhưng người chồng mà vẫn có ý lăng nhăng thì họ ly hôn. Ngoài 40 thì họ sợ mất mặt nên không muốn ly hôn nữa… Họ chấp nhận cảnh đó! Opens in new window ]

Luật ly hôn chưa hoàn toàn bảo vệ người phụ nữ Opens in new window ]

Là cán bộ phụ nữ trong ngành tư pháp, chị Hoa hiểu được phần nào tâm tư của các bà đành chấp nhận chồng đi ngoại tình như sống chung với “lũ” vì: Ly hôn ở Việt Lam có luật bảo vệ, nhưng cái khó là người chồng ra toà hứa, cấp dưỡng nuôi con, nhưng không thi hành án, thì phải truy tìm tài sản… mà cái đó rất khó, rất hiếm, nên người phụ nữ phải ôm con mà nuôi. Ly hôn bao giờ cũng thiệt thòi. Luật Bình Đẳng nam nữ có, nhưng phải có tài sản, phải biết tiền của người chồng để ở đâu. Luật thì là chỉ hình thức thôi… Chị Thanh ở Hà Nội cũng xác nhận: Thực sự, khi một người phụ nữ có một ông chồng đi ngoại tình, và phải đưa ra một quyết định ly hôn thì rất là khó khăn vì còn rất nhiều thứ như nhà cửa, kinh tế, con cái… Và đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam, khi có chồng rồi thì rất sợ sự kỳ thị của xã hội. Bản thân họ cũng cảm thấy có chồng con rồi cũng rất khó khăn… Opens in new window ]

Ly hôn ở Việt Lam có luật bảo vệ, nhưng cái khó là người chồng ra toà hứa, cấp dưỡng nuôi con, nhưng không thi hành án, thì phải truy tìm tài sản… mà cái đó rất khó, rất hiếm, nên người phụ nữ phải ôm con mà nuôi. Ly hôn bao giờ cũng thiệt thòi. Opens in new window ]

Chị Thanh

Nên có một số phụ nữ biết chắc chắn chồng mình có bồ nhưng họ vẫn ở lại với chồng và có những phản ứng khác nhau. Có người thì tìm cách đấu tranh với chồng như đi tìm hiểu, đến gặp cô bồ, nói chuyện với chồng… cũng có người phản ứng là chấp nhận trong hoàn cảnh là mặc kệ. Thực ra thì phụ nữ mình chán chồng quá thì mới có bồ, nhưng những người đàn ông thì họ thích vui vẻ, vui chơi, họ vừa mong có bồ, vừa mong là cũng giữ được gia đình vì gia đình dẫu sao cũng là hậu phương cho ông ấy. Cho nên, để bỏ hẳn vợ để đi với bồ thì cũng ít. Có lẽ, chính vì bị ràng buộc vào nhiều khiá cạnh như kinh tế, xã hội, gia đình, nên một số chị em phụ nữ đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt, và tập thích nghi với hoàn cảnh, như lời cô giáo Trang chia xẻ: Nói chung là còn lệ thuộc vào nhiều khiá cạnh, phải tùy thuộc vào người phụ nữ đó nữa, họ phải cân nhắc và tập thích nghi với cuộc sống như thế nào để cải tạo cuộc sống cho tốt hơn. Opens in new window ]

Hoàn cảnh tan vỡ nào cũng ảnh hưởng rất mạnh đến các trẻ nhỏ Opens in new window ]

Thưa qúi vị và các bạn, liệu sự nhẫn nhịn và tha thứ của các phụ nữ, để mong giữ mái gia đình, cho dù phải đau khổ trong trái tim mình, có thực sự mang lại hiệu quả tốt cho con cái? Bác sĩ tâm lý Lê Phương Thúy, đang hành nghề ở San Jose phát biểu: Phải nói rằng, không ai muốn có hoàn cảnh đó hết, khi lập gia đình thì ai cũng muốn một vợ một chồng, không chia xẻ với ai hết nhưng có những trường hợp phải chia xẻ thì họ muốn chia tay. Tuy nhiên, có những trường hợp, vẫn chấp nhận thì có nghĩa rằng bà ấy đã tìm cho mình một giải pháp cho cuộc hôn nhân của mình. Có nhiều lý do, chẳng hạn như tài sản, công khai trước xã hội, thì họ phải giữ thể diện… Cách cư xử của hai vợ chồng với nhau là tấm gương cho con cái noi theo. Một người đàn bà chấp nhận sự chia xẻ của chồng mình với một người đàn bà khác thì có nghĩa là bà đã dậy cho con gái của bà rằng khi con lớn lên, con lập gia đình gặp phải người chồng lăng nhăng thì con hãy chấp nhận. Đó là một thông điệp của người mẹ trong hoàn cảnh này dậy cho con như vậy. Đối với con trai, thì nếu người đàn bà dung túng, để cho người chồng có tình cảm bên ngoài thì cũng có nghĩa rằng, sau này người con trai đó lớn lên, có thể không cần chung thuỷ, một vợ, một chồng. Opens in new window ]

Điều đáng ngại ở đây là trên danh nghĩa, chấp nhận là vợ chồng, nhưng suốt ngày cãi nhau, dùng lời lẽ nặng nề, cư xử không có sự kính trọng, thì cái đó là đau khổ cho các con. Opens in new window ]

Bác sĩ tâm lý Lê Phương Thúy

Hành động của người lớn ảnh hưởng đến các con là điểm đó. Điều đáng ngại ở đây là trên danh nghĩa, chấp nhận là vợ chồng, nhưng suốt ngày cãi nhau, dùng lời lẽ nặng nề, cư xử không có sự kính trọng, thì cái đó là đau khổ cho các con. Opens in new window ]

Thí dụ, người mẹ chấp nhận vì không còn lựa chọn nào khác, nhưng lại trút giận lên các con, hay có những bi quan về quan niệm hôn nhân… những cái đó rất tai hại với các em, làm cho các em lớn lên không còn niềm tin trong đời sống hôn nhân, làm cho các em khó mà xây dựng được mái gia đình đầm ấm, một vợ một chồng! Opens in new window ]

Theo các nhà tư vấn hôn nhân, con người vốn dĩ đã yếu đuối, nếu đã lỡ lún sâu vào ngoại tình, thì khó khăn lắm mới có đủ dũng khí để thoát ra. Thế nên, chuyện một số chị em phải chấp nhận cảnh sống chung với “lũ” được bác sĩ tâm lý Lê Phương Thuý cho là: Opens in new window ]

Mỗi người đều có một chọn lựa riêng cho mình, điều mình cho là đúng, miễn rằng điều đó không làm hại người khác. Opens in new window ]

Thế còn quí vị và các bạn thì sao? Mong được đón nhận ý kiến đóng góp của quí vị thính giả, nhất là chị em phụ nữ vế vấn đề này. Xin email về vietweb@rfa.org. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp qúi vị vào kỳ sau.