Lấy chồng Hồi Giáo
Tạp chí Phụ Nữ kỳ này, Khánh An mời quý vị cùng nghe tâm sự của một số cô dâu lấy chồng đạo Hồi để hiểu và có cái nhìn khách quan hơn với các ông chồng cũng như tôn giáo của họ.
Tưởng vậy nhưng không phải vậy
Theo quan niệm của nhiều người, lấy chồng đạo Hồi đồng nghĩa với đối diện với nhiều vấn đề “gay go” có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Điều
gay go đầu tiên mà chị em phụ nữ sợ, đó là luật được phép lấy đến 4 vợ của người
đàn ông Hồi giáo. Nói tiếng “sợ” thì cũng không hẳn đúng, mà có lẽ họ “không chấp
nhận” thì đúng hơn.
Tâm lý ấy vốn rất bình thường, rất công bằng và rất phụ nữ! “Vợ chồng như đũa có đôi”, chẳng ai muốn “kết nạp” thêm một hay hai chiếc đũa khác vào “cặp đôi” của mình cả. Bởi phụ nữ Việt Nam vốn quen với “chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người”, nên họ cũng đòi hỏi người chồng một thái độ chung thủy tương xứng.
Điều gay go đầu tiên mà chị em phụ nữ sợ, đó là luật được phép lấy đến 4 vợ của người đàn ông Hồi giáo. Nói tiếng “sợ” thì cũng không hẳn đúng, mà có lẽ họ “không chấp nhận” thì đúng hơn.
Chị Hằng là cư dân của TPHCM. Chị lấy chồng người Pakistan gần 5 năm. Ngày mới quen với ông xã, cả gia đình và bạn bè đều khuyên chị nên suy nghĩ kỹ trước khi tiến xa hơn vì ông xã chị là người theo đạo Hồi.
Nhưng chị vẫn quyết định đám cưới. Chị tâm sự: “Ai cũng sợ lấy (người) đạo Hồi vì như hồi đó mình nghe nói là họ khó khăn, họ dữ, họ không có tôn trọng đàn bà… nhiều thứ phải không? Nhưng thực ra không phải.”
Có lẽ do những quy định tương đối khắt khe trong việc giữ đạo cộng với sự hiểu biết chưa thấu đáo của người ngoài, mà trong quan hệ hôn nhân gia đình, các tín đồ Hồi giáo thường bị dư luận khoác cho chiếc áo dán đủ thứ nhãn, nào là “khó tính”, nào là “không chung thủy”, “coi thường phụ nữ” v.v…
Nhưng
kỳ thực, tác giả Hồ Đắc Duy trong bài viết “Luật Hôn nhân trong Kinh Qur’an”,
đã tìm hiểu về vai trò của người đàn ông và người đàn bà trong gia đình theo
kinh Qur’ran. Trong đó, tác giả cho rằng một số giáo huấn của Islam, rất tiếc,
“đã bị làm sai lạc và trình bày không đúng”. Chẳng hạn như vị trí người
phụ nữ được cho là “Đàn bà ngang với đàn ông trong cái nhìn của Thượng Đế
cũng như trong luật lệ của Ngài. Đàn bà được nâng lên vị trí luân lý và tinh thần
cao nhất” và “Không có sự phân biệt nào đặt ra dựa trên phái tính. Nhưng
Islam làm cho mỗi người ý thức rõ những phạm vi khả năng tài trí và từ đó trách
nhiệm của những đàn ông và đàn bà, tự nó, đều quan trọng như nhau nhưng không
cùng giống nhau”.
“Không có sự phân biệt nào đặt ra dựa trên phái tính. Nhưng Islam làm cho mỗi người ý thức rõ những phạm vi khả năng tài trí và từ đó trách nhiệm của những đàn ông và đàn bà, tự nó, đều quan trọng như nhau nhưng không cùng giống nhau”.
Người phụ nữ được đánh giá cao
Nói về điều này, Trân Trần, sinh trưởng ở Hoa Kỳ, vừa kết hôn với một chàng trai Pakistan theo đạo Hồi, rất đồng tình. Cô cho rằng đây là một trong những yếu tố mà cô thích nhất nơi chồng và gia đình chồng, bởi vì họ đánh giá cao về vai trò của người phụ nữ. Cô nói:
“The fact that I like about it like they very very think highly about women. To them, cái này hổng có phải là their religion. They think woman is the one who run the household. Even cái ông Pope của them nói là: If you have money to send someone to get education, send a woman. Because he believes when ladies get education, it doesn’t matter sister or mother, they feel like the whole family gonna get education.”
Trân nói rằng cô rất thích câu nói của vị giáo chủ: “Nếu anh có tiền để gửi ai đó đi học, hãy gửi người phụ nữ”. Bởi vì ông ta tin rằng khi người phụ nữ được giáo dục, thì cả gia đình họ cũng sẽ được giáo dục.
Theo
giải thích của Trân, đạo Hồi mà gia đình chồng cô theo là thuộc nhánh Smiley.
Nhánh này có nhiều tư tưởng hiện đại và thoáng hơn so nhánh đạo Hồi truyền thống.
Tuy nhiên, tín đồ của họ vẫn giữ những quy định căn bản của đạo Hồi. Tất nhiên,
trong đó có quy định cấm ăn thịt heo và được phép lấy đến 4 vợ.
“Nếu anh có tiền để gửi ai đó đi học, hãy gửi người phụ nữ”. Bởi vì ông ta tin rằng khi người phụ nữ được giáo dục, thì cả gia đình họ cũng sẽ được giáo dục.
Nói về chuyện không được phép ăn thịt heo, đây cũng là một trong những điều khiến cho các cô gái Việt lo lắng, nhất là với các cô gái trẻ. Kiêng khem chuyện ăn uống với nhiều bạn đã là một… cực hình! Nói chi đến chuyện phải kiêng… cả đời với rất nhiều món ăn hấp dẫn chế biến từ thịt heo.
Bởi vậy, Thanh Hằng than thở với nhóm bạn trên diễn đàn rằng: “Lúc chưa lấy (chồng) thì ở Việt Nam mình toàn ăn thịt heo mà thịt heo dễ nấu nhiều món nữa. Thịt bò thì khó quá, suốt ngày gà, bò, cá, tôm cứ quay lại hoài mà em chẳng biết nấu gì luôn. Ngán quá, mà em thi đâu biết nấu cari món họ đâu, có nấu mấy món mà em cũng không thích cari nhiều. Sao lúc chưa lấy thì nghỉ đơn giản không ăn thịt heo ok thôi nhưng đến khi sống với nhau mới biết”.
Khi người đàn bà nổi giận
Chị Hằng kể, có lần giận chồng, chị đã đi… ăn thịt heo để trút giận!
“Lúc làm quen với nhau, ảnh nói ảnh là người đạo Hồi. Chị cũng có nói là nếu có lấy nhau thì chị cũng chấp nhận theo đạo. Nhưng mà khi lấy nhau rồi mà ổng chọc cơn khùng chị lên thì chị… ăn thịt heo! Chị nhớ lúc đó ảnh đang ở văn phòng, còn chị mang bầu cũng hơi lớn, cũng khỏang 5, 6 tháng rồi. Ổng chọc chị khùng quá, cãi lộn nhau. Sáng đó, chị đi ra chỗ bánh mì Việt Nam mình nè, mua chả lụa về ăn. Sau đó thèm, hồi đó đến giờ thích ăn lạp xưởng nữa nên mua lạp xưởng về ăn...”
Sự
thực, hiệu quả “trút giận” của chị không nhiều bằng hiệu quả “trút thèm” với các
món thịt heo đã phải nhịn hết mấy năm. Chính vì vậy, các ông chồng lấy vợ ngoại
đạo, dù biết những điều vợ làm, cũng tỏ ra bao dung với những giới hạn của vợ.
Các ông thừa hiểu rằng để ăn một món ăn theo truyền thống của họ đã là một điều
khó khăn đối với các bà vợ, huống hồ các chị lại phải bỏ cả những món khoái khẩu
đã ăn từ thủa nhỏ cho đến lớn. Nhiều ông đành “mắt nhắm mắt mở” để vợ có thời
gian thích nghi từ từ, gọi là “chấp nhận ở mức cho phép”.
Tuy nhiên, thường các cặp vợ chồng không gặp nhiều khó khăn lắm trong việc ăn uống. Các cô gái Việt vốn nổi tiếng đảm đang, khéo léo trong việc chiều chồng. Ngay cả với các cô gái Việt sinh trưởng ở nước ngoài như trường hợp của Trân, cũng rất cố gắng trong việc hòa nhập với văn hóa của nhà chồng.
Chẳng hạn, khi đi ăn ở ngoài hay lúc chỉ có hai vợ chồng, ông chồng vì yêu vợ nên làm ngơ khi vợ gọi món thịt heo. Nhưng khi trong gia đình nhà chồng hay trong cộng đồng, thì cô vợ cũng sẽ vì tình yêu mà “giữ thể diện” cho chồng bằng việc nhịn ăn thịt heo và dần dần tập quen với điều này.
Tuy nhiên, thường các cặp vợ chồng không gặp nhiều khó khăn lắm trong việc ăn uống. Các cô gái Việt vốn nổi tiếng đảm đang, khéo léo trong việc chiều chồng. Ngay cả với các cô gái Việt sinh trưởng ở nước ngoài như trường hợp của Trân, cũng rất cố gắng trong việc hòa nhập với văn hóa của nhà chồng. Vợ chồng Trân chọn giải pháp trung gian, nghĩa là ăn đồ ăn Mỹ, cho những bữa ăn thường ngày.
Nhưng bên cạnh đó, cô bắt đầu học nấu các món ăn truyền thống, Ấn Độ để ông xã thưởng thức. Thỉnh thoảng, họ lại đổi sang ăn món Việt Nam. Nhiều cặp vợ chồng lại có sáng kiến thay thịt heo bằng thịt bò trong nhiều món ăn Việt Nam. Nói chung, ở những gia đình này, thực đơn hằng ngày của họ không những không bị hạn chế mà còn phong phú hơn nhờ sự bổ sung giữa hai nền văn hóa.
Người chồng Hồi Giáo ở thế kỷ thứ 20
Hỏi các cô có sợ chồng mình sẽ lấy thêm vợ không? Hầu hết đều cho rằng chuyện đó là không thực tế trong thời đại bây giờ. Theo nhận xét của Trân, những người đàn ông Hồi giáo trong gia đình chồng cô không những không lấy nhiều vợ, mà con là một người đàn ông mẫu mực. Thứ nhất, họ rất chăm lo cho cuộc sống gia đình. Thứ đến, họ chăm sóc và chiều chuộng vợ. Rahim, chồng của Trân, luôn tin rằng khi đã kết hôn với một người, nghĩa là chung thủy với người ấy suốt đời.
Khi Hằng đặt vấn đề về chuyện lấy thêm vợ khác, anh đã trả lời hóm hỉnh rằng: “Một vợ còn lo không xong, làm sao lấy thêm vợ nữa được?!”.
“Mấy người chú bác hay là bạn bè của him (anh ấy) mà em thấy đó, they very take care of their family. Chị thấy đàn ông bên mình họ còn nhậu nhẹt, bạn bè, right?Nhưng mà mấy ở đó, em lại thấy, first of all, they take care for gia đình trước. Second, they take care their wife. Because thú vui của bên mình là nhậu nhẹt chung với nhau. Nhưng bên đó họ cấm uống rượu rồi, so mostly, they’re very family. Em chưa thấy ai mà cưới nhiều hơn hết. And Rahim, he doesn’t believe on that either. He believes that if you married someone, you married for life.”
Còn ông xã của Hằng lại thực tế hơn. Khi Hằng đặt vấn đề về chuyện lấy thêm vợ khác, anh đã trả lời hóm hỉnh rằng: “Một vợ còn lo không xong, làm sao lấy thêm vợ nữa được?!”. Có lẽ điều anh chồng Hằng nói cũng không sai với thực tế, khi mà điều kiện kinh tế không mấy sáng sủa như hiện nay. Ngoài ra, luật pháp nhiều nước với quy định “một vợ một chồng” cũng là một bảo đảm giúp cho các bà vợ yên tâm với “quyền sở hữu duy nhất” của mình đối với ông xã.
Hai cô dâu Trân và Hằng đều may mắn có những kinh nghiệm rất tốt với gia đình nhà chồng. Mặc dù đã kết hôn với nhau một thời gian, gia đình chồng vẫn không ép phải theo đạo. Chồng của Trân không bao giờ ép cô phải bỏ đạo Công giáo để sang Hồi giáo, chỉ cần cô có một niềm tin là đủ: “Đối với him, một người không có niềm tin, không có được dựa vô đâu hết. So he nói, it doesn’t matter. Of course, I want you to convert into Smiley. But if you stay Catholic, you’re more welcome too.”
Còn với Hằng, gia đình để cho cô tự do quyết định theo trái tim của mình. Cô nói: “Bên gia đình chồng không có ép, không có kêu là mày lấy chồng lâu rồi sao không vô đạo. (Họ) không ép gì hết. Khi nào cảm thấy thỏai mái, sẵn sàng thì mình đi theo thôi chứ họ không có ép gì hết. Nói chung, họ rất là được.”
Cảm ơn những chia sẻ của hai cô dâu, một đến từ Việt Nam, một từ Mỹ, về những kinh nghiệm riêng khi kết hôn với người đạo Hồi. Chúc các bạn và gia đình luôn hòa hợp và hạnh phúc.
Khánh An kính chào tạm biệt. Xin hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình Tạp chí Phụ Nữ lần sau.