Đó là đề tài Diễn Đàn Bạn Trẻ mở ra từ tuần trứơc gửi đến quý vị những cảm nhận từ chính các blogger trong nước.
Việc nhà nước giới hạn nội dung công dân được phép trình bày trên nhật ký điện tử cá nhân sẽ mang lại lợi hoặc hại như thế nào, trong ánh mắt giới blogger tại Việt Nam? Họ có những nguyện vọng gì muốn đệ đạt với giới hữu trách?
Mời quý vị theo dõi phần hội luận tiếp theo giữa blogger Huy ở Sài Gòn, blogger Miền Bắc, và blogger Huỳnh Công Thuận, chủ một trang blog bị nhiều rắc rối với chính quyền vì đã mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình.
Blogger Huy : Trong một đất nước, một xã hội cần phải có sự phản biện. Ai cũng có cái sai và cũng cái đúng, thì cần phải có những sự phản biện đa chiều. Và sự phản biện đa chiều đó cần phải được tiếp nhận để xây dựng một đất nước, một xã hội đi lên được.
Blogger Mi ề n B ắ c : Vâng. Tôi cũng đồng ý như vậy. Pháp luật nhà nước có nói rằng không được tuyên truyền chống nhà nước và tuyên truyền lật đổ. Và khi các blogger họ không làm cái điều đấy mà họ chỉ bày tỏ ý kiến và ý kiến đó có thể là hài lòng hoặc không hài lòng với một chính sách của nhà nước, thì theo tôi nghĩ nhà nước nên lắng nghe.
Và mọi hành động ví dụ như là cấm đoán hay là ngăn chận cái chuyện đấy sẽ không có lợi cho tất cả, không có lợi cho cả nhà nước và không có lợi cho cả đất nước, bởi vì theo như những thông tin mà tôi đọc trên báo chí chính thống thì tôi vẫn thấy là nhà nước luôn luôn nói rằng nhà nước luôn luôn lắng nghe ý kiến của mọi người dân, luôn luôn lắng nghe ý kiến phản biện. Tôi muốn những điều như thế phải được thực hiện trên thực tế.
Vì sao phải ngăn cấm?
Trà Mi : Nh ư các anh v ừ a nói là nh ữ ng n ộ i dung nh ư là kêu g ọ i l ậ t đ ổ chính quy ề n, hay kh ủ ng b ố , hay làm nh ữ ng gì nguy h ạ i cho an ninh qu ố c gia s ẽ ả nh h ưở ng đ ế n đ ấ t n ướ c, thì nhà n ướ c vì lý do đó mu ố n ngăn ng ừ a tr ướ c, phòng b ệ nh h ơ n là ch ữ a b ệ nh, cho nên h ọ m ớ i có nh ữ ng quy đ ị nh ngăn c ấ m s ớ m. Ý ki ế n c ủ a các anh nh ư th ế nào v ề vi ệ c này?
Blogger Thu ậ n : Tôi xin phép trình bày.
Trà Mi : D ạ , anh Thu ậ n, m ờ i anh.
Blogger Thu ậ n : Về vấn đề kêu gọi lật đổ chính quyền hay chống nhà nước gì đó thì không có ai có quyền làm chuyện đó hết. Đừng có đặt giả thuyết là có blogger kêu gọi lật đổ chính quyền hay khủng bố này kia nọ, hãy để vấn đề đó qua một bên đi.
Trà Mi : Vâng. Nh ư ng mà theo nhà n ướ c gi ả i thích thì đ ể ngăn ng ừ a nh ữ ng vi ệ c đó nên h ọ m ớ i qu ả n lý blog m ộ t cách ch ặ t ch ẽ .
Blogger Thu ậ n : Hoàn toàn tôi thấy không đúng như vậy, mà người ta muốn những blogger hay những người dân khác nói riêng, báo nhà nước thì dễ rồi vì ra lệnh một cái là phải làm theo, còn blog bởi vì nó vô tư quá đi, nó muốn đưa lên giờ nào hay làm gì thì làm, không quản lý được. Thành ra người ta muốn quản lý là đi theo con đường người ta muốn.
Chẳng hạn như năm rồi chúng tôi nói về Hoàng Sa - Trường Sa thì người ta ghép vô chung cái tội là chống nhà nước. Chúng tôi chống Trung Quốc rõ ràng chớ chống nhà nước hồi nào đâu?
Mang biểu ngữ ghi rõ ràng "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam", “Chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa-Trường Sa” chớ có bao giờ chống nhà nước hồi nào? Nhưng mà người ta không chịu. Rõ ràng cái đó đâu phải là vì sợ chống chính quyền đâu, mà người ta không cho làm những chuyện chính quyền không muốn, mặc dù cái chính quyền muốn chưa chắc là đúng.
Trà Mi : Theo các anh thì vì sao Vi ệ t Nam l ạ i có m ặ t h ạ n ch ế này so v ớ i nhi ề u n ướ c khác trên th ế gi ớ i? Có đi ể m khác bi ệ t này, nguyên do là vì sao, theo các anh hi ể u?
Blogger Thu ậ n : Bởi vì lâu quá rồi không có dám nói nên quen rồi, thành ra bây giờ nói cái gì lạ lạ thì cũng không ai dám nói hết trơn.
Blogger Mi ề n B ắ c : Vâng. Điều mà chị hỏi cũng rất khó trả lời. Nhà nước mình bao giờ cũng nói rằng hoàn cảnh mỗi quốc gia một khác, điều kiện của mỗi nước một khác, không nước này áp đặt cho nước kia.
Nguyện vọng công dân
Trà Mi : V ớ i l ờ i gi ả i thích nh ư th ế đó thì các anh c ả m nh ậ n nh ư th ế nào? Các anh có chia s ẻ , có thông c ả m, đ ồ ng tình ủ ng h ộ hay có đi ề u gì đó băn khoăn b ứ c xúc hay chăng?
Blogger Huy : Thật ra ở Việt Nam cái việc này cũng đã quen rồi. Chỉ có việc gì mà thật sự gọi là bức xúc mà nó động chạm tới lòng tự tôn của dân tộc, như cái việc Hoàng Sa-Trường Sa, cái việc bô-xít, thì chúng tôi là những người dân Việt Nam thấp cổ bé miệng, không biết kiếm cái chỗ nào để mà trình bày, đành phải dùng cái blog để mà trình bày. Nếu mà người lãnh đạo lắng nghe chúng tôi thì sự phát triển của Việt Nam đã khác hơn bây giờ rất là nhiều rồi.
Blogger Thu ậ n : Anh nói cái đó tôi đồng ý đó.
Blogger Mi ề n B ắ c : Theo tôi thì đối với bất cứ công dân nào muốn trình bày những nguyện vọng, ý kiến có thể là đồng thuận hay trái chiều với nhà nước, nhưng với mục đích là xây dựng, có lợi chung cho cả nhà nước và cả người dân nữa, hy vọng là nhà nước sẽ không cấm đoán.
Trà Mi : Khi anh nghe bi ế t đ ế n nh ữ ng r ủ i ro cho blogger nói riêng và cho ng ườ i c ầ m bút nói chung khi h ọ vi ế t lên nh ữ ng v ấ n đ ề v ượ t quá gi ớ i h ạ n, anh có e dè, có đ ắ n đo c ẩ n tr ọ ng tr ướ c khi ng ồ i tr ướ c bàn phi ế m vi ế t lên nh ữ ng tâm t ư suy nghĩ c ủ a mình chăng?
Blogger Mi ề n B ắ c : Tôi chưa bao giờ phải thận trọng tại vì có thể nói rằng tôi tự giới hạn, nói giới hạn thì chị lại nói là tôi tự giới hạn mình, nhưng mà tất cả những việc tôi viết thì tôi đều, bởi vì tôi ngoài việc là một blogger thì tôi viết báo mặc dù tôi không thuộc biên chế của bất cứ tờ báo nào.
Trà Mi : T ứ c là anh t ự làm công tác t ự ki ể m duy ệ t tr ướ c khi vi ế t blog, ph ả i không?
Blogger Mi ề n B ắ c : Tất nhiên là cũng phải có một sự kiểm duyệt nhất định. Cái đấy có thể là do mình có một nỗi sợ hãi thường trực.
Trà Mi : Vì sao, th ư a anh?
Blogger Thu ậ n : Đúng rồi, đó là vì quen rồi.
Blogger Mi ề n B ắ c : Quen rồi.
Blogger Thu ậ n : Ở các nước khác người ta cần phê bình, cần đóng góp ý kiến, còn ở Việt Nam mình thì nó khác ở chỗ đó.
Trà Mi : Nh ư ng mà nguyên nhân c ủ a s ự khác bi ệ t này, theo các anh hi ể u là gì?
Blogger Mi ề n B ắ c : Có thể như thế này, có thể là do Phương Tây và Phương Đông khác nhau.
Trà Mi : Ở đây Trà Mi không có ý so sánh Đông - Tây mà ch ỉ so sánh v ớ i nh ữ ng n ướ c lân c ậ n láng gi ề ng v ớ i Vi ệ t Nam nh ư Malaysia, Indonesia, Singapore ch ẳ ng h ạ n . Hình nh ư không nghe th ấ y tình tr ạ ng blogger ở nh ữ ng n ướ c đó g ặ p nh ữ ng v ấ n đ ề khó khăn khi phát bi ể u quan đi ể m chính tr ị hay ph ả n ánh xã h ộ i m ộ t cách kh ẳ ng khái. Ở Vi ệ t Nam thì không ai dám. Vì sao có s ự khác bi ệ t này?
Blogger Huy : Th ườ ng s ố ng trong cái nhà nào thì ph ả i đi theo khuôn c ủ a cái nhà đó, thì cái nhà Vi ệ t Nam có cái khuôn nó nh ư v ậ y.
Trà Mi : Các anh nh ậ n đ ị nh v ề cái khuôn kh ổ c ủ a cái nhà Vi ệ t Nam so v ớ i trên th ế gi ớ i thì các anh đ ồ ng ý hay không đ ồ ng ý? Ý ki ế n c ủ a các anh nh ư th ế nào?
Blogger Huy : Thì bản thân ai đang ở trong cái nhà, ví dụ ở trong cái nhà một tầng cũng muốn xây cái nhà mình lên ba bốn tầng, xây cái nhà mình nó khang trang lên thôi, ai cũng vậy hết.
Quyền tự do thông tin?
Trà Mi : Vi ế t blog mà b ị qu ả n lý nghiêm ng ặ t nh ư v ậ y, có nh ữ ng rào c ả n, có nh ữ ng tr ở ng ạ i đó, thì các anh có nh ữ ng kinh nghi ệ m nào đ ể v ượ t qua không, gi ữ a lúc th ế gi ớ i kêu g ọ i m ọ i ng ườ i nên t ự do phát bi ể u ý ki ế n, cũng nh ư ở Vi ệ t Nam nhà n ướ c cũng nhi ề u l ầ n kh ẳ ng đ ị nh là m ọ i ng ườ i dân nên phát bi ể u ý ki ế n đóng góp đ ể xây d ự ng.
Blogger Mi ề n B ắ c : Nhà nước đã kêu gọi như vậy, tôi sẽ tiếp tục viết bài trên blog hoặc trên báo để thể hiện quan điểm của mình. Và tôi cũng mong muốn nhà nước làm theo đúng những quy định, đúng theo lời kêu gọi của nhà nước là nhân dân nên đóng góp ý kiến.
Blogger Huy : Ở Việt Nam chẳng có kinh nghiệm nào để mà đối phó được. Chỉ có cái tâm của mình đối với nơi mình sinh sống, đối với quê hương của mình, đối với đất nước mình thôi.
Trà Mi : Là m ộ t blogger Vi ệ t Nam thì anh Thu ậ n có nh ữ ng cách nào đ ể t ự b ả o v ệ quy ề n nói lên ti ế ng nói c ủ a mình, phát bi ể u suy nghĩ c ủ a mình hay không?
Blogger Thu ậ n : Cái này tôi xin nói thật lòng nghe. Không có cái gì gọi là trở ngại đâu. Đã làm thì không có sợ, mà sợ thì đừng có làm. Vừa làm mà vừa lo, vừa sợ thì không nên làm. Mình thấy việc mình làm là đúng pháp luật và đúng lương tâm thì mình cứ việc làm. Có gì đâu mà phải sợ?
Tôi nói thật đó, tôi đã làm việc với mấy anh đó (công an) rồi. Nói thực là ảnh bị đi làm với tôi chớ không phải là ảnh tự ý làm đâu. Tôi thông cảm ảnh, anh như thiên lôi vậy mà, kêu đi là phải đi vậy thôi. Mà nói chuyện với tôi nhiều khi tôi ái ngại cho ảnh. Ảnh cũng tự biết thẹn với lương tâm vậy chớ, nhưng mà trước mặt thì nhiều khi ảnh gầm gừ này kia nọ.
Tôi nói thật với cô, nói chuyện rồi, làm biên bản xong rồi, sau khi xếp lại rồi ảnh còn tâm tình với mình nữa. Ảnh nói ngược đúng như thế này "Tôi phục anh đó. Anh chống bất công chớ có làm việc khác đâu." Tôi làm đúng pháp luật, tôi kêu gọi mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Tôi chống là chống những người làm sai, không có chống nhà nước bao giờ hết. Nhà nước kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến mà, nhưng mà ạnh đóng vô đâu? Anh đóng vô thì bên dưới địa phương họ chặn hết trơn. Họ lấy ra hạch hỏi anh, làm khó làm dễ anh nữa.
Cái đó là cái sai thành ra mình phải làm cho mạnh lên nữa, nhưng mà làm bằng cách mình thấy cái đó là chuyện mình làm là đúng, đúng pháp luật, đúng lương tâm. Sau này mình chết thì mình cũng không ân hận về việc mình nên làm, chớ không có gì phải sợ hết.
Nói thêm chút xíu là như kỳ rồi khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mới lên có mở một cuộc đối thoại trực tuyến cho nhân dân góp ý, đối thoại đủ thứ, trả lời trực tuyến vậy đó. Tôi có gửi câu hỏi, nhưng người ta cũng lấy câu hỏi ra để làm khó làm dễ tôi nữa.
Họ hỏi tôi tại sao anh hỏi như vậy, hỏi như vậy? Trời đất ơi, tôi hỏi công khai mà. Thủ Tướng không trả lời thì thôi chớ, mắc mớ gì anh lại hỏi ngược lại tôi nữa? Tôi nói là việc thấy làm đúng thì mình cứ làm.
Trà Mi : Các anh nhìn nh ậ n th ấ y th ự c t ế và cũng có ng ừơ i cũng đã tr ả i qua nh ữ ng khó khăn đó, thì n ế u có c ơ h ộ i đ ượ c đ ệ đ ạ t nguy ệ n v ọ ng c ủ a mình, các anh có ý ki ế n gì, có đ ề ngh ị gì đ ế n v ớ i nh ữ ng ng ườ i h ữ u trách hay không? M ờ i anh Huy.
Blogger Huy : Tôi thật sự mong muốn nhà nước hãy lắng nghe người dân, hãy lắng nghe người dân nhiều hơn nữa. Lắng nghe không thì chưa đủ đâu. Lắng nghe và phải hành động theo như những gì người dân mong muốn, tại vì những người lãnh đạo của đất nước Việt Nam cũng đã từng tuyên bố là lấy dân làm gốc. Tôi chỉ có ý kiến như vậy thôi.
Trà Mi : Anh Thu ậ n có gì b ổ sung không?
Blogger Thu ậ n : Tờ báo Du Lịch mà bị đình bản vì bài "Tản mạn biển xa" hay "đảo xa" của nhà báo Trung Bảo, bài này viết cho quê hương mình mà chớ có đả phá ai đâu, có chống đối ai đâu mà bị kỷ luật như vậy đó, mà báo đó là báo chính thức của nhà nước đó chớ tôi chưa nói tới blog nữa.
Trà Mi : Nh ư v ậ y anh có nguy ệ n v ọ ng gì mu ố n đ ệ đ ạ t lên nh ữ ng ng ườ i h ữ u trách không, anh Thu ậ n?
Blogger Thu ậ n : Có đệ đạt bây giờ thì đâu có ai giải quyết đâu. Gửi bằng thơ bảo đảm, fax tận tay, tới nơi tới chốn, cũng không dám hy vọng 1% đâu, chưa được tới không phẩy mấy phần trăm hết trơn.
Blog là cái gì, là một mảng báo chí. Cái gì báo không đăng là lên blog hết trơn. Nếu mà không có cái internet này thì Việt Nam này muôn đời cũng không bao giờ ai biết tới mấy blog là cái gì hết trơn. Bảy trăm tờ báo mà như một tờ một, mua một tờ báo tôi đọc ra cái tin như vậy là 700 tờ báo tôi bảo đảm đăng y như nhau hết. Người nào viết hơi khác khác một chút là coi chừng.
Nhưng mà mình thấy cái việc đó có lợi cho đất nước, có ích cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam mình thì mình nên làm. Dù mình có bị mất cái phần lợi nhỏ của mình đi nữa thì vẫn tốt hơn là không làm gì hết. Mình làm rõ ràng trước mắt có hại, ví dụ tôi nói bữa nay, tôi thảo luận vói mấy anh em nè, có thể ngày mai mời tôi ra làm việc, tôi vẫn chấp nhận.
Trà Mi : Trà Mi xin k ế t l ạ i ch ươ ng trình ở đây. C ả m ơ n t ấ t c ả nh ữ ng ý ki ế n đóng góp cũng nh ư nh ữ ng ph ả n ánh và chia s ẻ c ủ a các anh. Trà Mi xin phép đ ượ c chia tay t ấ t c ả các anh.
Hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình tối Thứ Hai tuần tới. Trà Mi thân ái kính chào.