“Bật đèn xanh” cho tinh thần yêu nước? (phần cuối)

Trên Diễn Đàn 2 tuần qua, các bạn trẻ đã tham gia chia sẻ cảm nghĩ về cuộc vận động của nhà nước tuyên truyền kiến thức biển đảo-chủ quyền lãnh thổ để kêu gọi người dân nâng cao tinh thần yêu nước.

0:00 / 0:00

Theo các bạn, động thái này chỉ là yếu tố “cần”, chứ chưa “đủ” để có thể khơi dậy lòng tin trong dân chúng sau hàng loạt các biện pháp đàn áp quyết liệt của nhà nước nhằm trấn dẹp các cuộc biểu tình và những tiếng nói chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa-Trừơng Sa của Việt Nam.

Trí thức phải là những người đ ịnh hướng

Trong lúc chờ đợi những thiện chí “đủ” từ phía nhà nước, người trẻ cần phải làm gì để vượt qua những trở ngại “nhạy cảm” khi thể hiện lòng yêu nước của mình?

Mời quý vị theo dõi phần kết loạt hội luận trong chương trình hôm nay, với các bạn Thắng, Lộc, Hạnh ở Hà Nội và Hùng từ Sài Gòn.

Hùng : Thiện chí từ phía người dân là sự chủ động từ trong chính mỗi người dân, nhưng bây giờ muốn quần chúng nhân dân chủ động và có thiện chí trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong vấn đề chính trị của đất nước thì đội ngũ trí thức phải là những người định hướng và tự bản thân người dân cũng phải tự trao dồi cái nội lực của người ta để người ta có cái tầm nhìn về đất nước.

Thiện chí từ phía người dân là sự chủ động từ trong chính mỗi người dân, nhưng bây giờ muốn quần chúng nhân dân chủ động và có thiện chí trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, trong vấn đề chính trị của đất nước thì đội ngũ trí thức phải là những người định hướng

A.Hùng ở Saigòn<br/>

Bây giờ nhìn trên bình diện chung của đất nước, tôi đi nhiều nơi, tôi gặp nhiều người, rất nhiều người nông dân loay hoay với lại nồi cơm và manh áo thì làm sao người ta có cái nhìn cao xa. Chính những người trí thức chúng ta phải là những người có thiện chí đầu tiên, là chúng ta phải định hướng cho quần chúng vốn chưa thấy được vấn đề này thông qua những sự giao tiếp xã hội bình thường.

Đó là chúng ta đã tỏ thiện chí của chúng ta rồi.

Trà Mi : Các anh khác có ý kiến nào khác không?

Thắng : Tôi nói một chút.

Trà Mi : Mời anh Thắng.

Thắng : Tôi thì tôi nghĩ là cái đảng cộng sản trên thực tế nó chỉ là một thứ ký sinh trên dân tộc ta đấy thôi. Nó chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định. Tôi thì tôi nghĩ rằng cái đảng này rất là nhu nhược, nó quá kém, nó quá nhu nhược. Chúng ta hoàn toàn có những điều kiện, cơ sở cuả chúng ta, chúng ta có lòng nhân dân, chúng ta có rất nhiều thứ nhưng mà người ta vẫn sợ. Cái đấy một phần vì quyền lợi, một phần do cái bản năng cố hữu của dân tộc này. Nó rất khó thay đổi.

Trà Mi : Cảm ơn ý kiến của anh Thắng. Thế anh Lộc và anh Hạnh, các anh có phát biểu nào muốn bổ sung thêm. Theo như anh Hùng và anh Thắng vừa nói thì người dân cần phải chủ động hơn nữa, thể hiện mạnh mẽ hơn nữa những tiếng nói độc lập và chính kiến của mình. Thế còn các anh?

Lộc : Theo như ý anh Thắng nói là chính xác, trong tư tưởng của em đúng là Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là ký sinh trên dân tộc mình. Đảng mạnh bao nhiêu thì dân tộc mình què quặt và yếu hèn bấy nhiêu. Em nói thật em không bao giờ trông mong vào đảng có thể làm được cái gì đấy để mà áp lực thực sự đối với Trung Quốc. Bản thân em luôn luôn nghĩ rằng đảng cộng sản VN sợ mất lòng Trung Quốc nên đã cố tình làm những vụ báo chí như thế để đá quả bóng sang cho dân, có nghĩa là lấy tiếng nói của dân để mà phản đối.

Cứ cho thanh niên sinh viên mạnh dạn tụ tập biểu tình trước các cơ quan ngoại giao và các phái đoàn tư nhân doanh nghiệp Trung Quốc đang làm ăn tại Việt Nam. Và chúng ta biểu tình trong ôn hoà trật tự. Điều thứ nhứt, nhà nước một mặt về thủ tục ngoại giao thì nhà nước mượn quần chúng để nhà nước nói, nhưng mặt khác nhà nước có thể từ chối trách nhiệm đó đối với Trung Quốc<br/>

Mượn lời nói của người dân

Trà Mi : Hiện giờ với những gì mà báo chí nhà nước đang đăng tải thì cũng thấy là nhà nước cũng đang mở đường khơi dậy tình yêu nước và tinh thần bảo vệ lãnh thổ trong nhân dân, trong giới trẻ. Đây cũng là một điều kiện tốt để người trẻ hiểu biết có thể chia sẻ những hiểu biết của mình đối với số đông đại quần chúng, những người chưa được biết. Nhưng nếu như các anh đã nói là các anh không tin tưởng vào những biện pháp tuyên truyền này thì các anh kỳ vọng gì hơn nữa?

Hùng : Tôi xin có ý kiến trước. Tôi đề nghị là nhà nước nên cho phép thanh niên biểu tình tiếp là tại vì như thế này, trên mặt đàm phán ngoại giao, nếu mà bản thân nhà nước có những rắc rối với Trung Quốc do những văn bản đã ký ngày xưa, do những sai lầm trong quá khứ, thì nhà nước có thể chối đi bằng cách là trong cái thủ thuật chính trị người ta gọi là "đổ" đó, có nghĩa là kiểu như "những người đi biểu tình là họ tự đi biểu tình chứ chúng tôi có khuyến khích đâu!".

Cứ cho thanh niên sinh viên mạnh dạn tụ tập biểu tình trước các cơ quan ngoại giao và các phái đoàn tư nhân doanh nghiệp Trung Quốc đang làm ăn tại Việt Nam. Và chúng ta biểu tình trong ôn hoà trật tự. Điều thứ nhứt, nhà nước một mặt về thủ tục ngoại giao thì nhà nước mượn quần chúng để nhà nước nói, nhưng mặt khác nhà nước có thể từ chối trách nhiệm đó đối với Trung Quốc, đó là cái thiện chí đầu tiên.

Và tôi nghĩ cái này có thể khả thi. Giống như vừa rồi ở bên Trung Quốc, quần chúng Trung Quốc đưa lên một kế hoạch là đánh chiếm Việt Nam trong 30 ngày thì Việt Nam có một công hàm phản đối việc Trung Quốc cho đăng tải những tin đó.

Lập tức thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trả lời rằng quan điểm của nhà nước Trung Quốc là cư xử với nhà nước Việt Nam là hoà bình, là thế nọ thế kia, hợp tác phát triển lâu dài, còn cái việc đó là việc của quần chúng, chúng tôi sẽ kiểm tra và chấn chỉnh sau.

Đó, họ đã thi hành các biện pháp ngoại giao như thế thì chúng ta cũng thi hành lại những biện pháp như thế. Nó nằm trong tầm tay và trong khả năng của nhà nước có thể làm được trong tình thế bây giờ.

Trà Mi : Dạ. Cảm ơn ý kiến anh Hùng. Và dĩ nhiên là sự cho phép này không chỉ gói gọn trong việc cho phép đi biểu tình mà có thể là cho phép người dân mạnh dạn thể hiện quan điểm của mình, lòng yêu nước của mình một cách thoải mái?

Trên mặt trận ngoại giao, nếu mà tôi có thể góp ý được chính phủ thì tôi mong là người ta có thể kết hợp với nhiều nước khác ở xung quanh đây và những nước mạnh ở xa để kiềm chế bớt tinh thần hung hăng của Phương Bắc.<br/>

Hùng : Đúng rồi.

Đa phương hoá vấn đề Biển Đông

Trà Mi : Ba anh còn lại thì Trà Mi muốn được hỏi thăm thêm là nếu như có dịp hồi đáp lại lời tuyên truyền này thì các anh sẽ nói gì với những người lãnh đạo? Mời ý kiến của các anh.

Thắng : Về phần tôi, tôi nghĩ rằng nhà nước có thể có rất nhiều cách, trong đó có việc kích động phong trào quần chúng là một trong những cách người ta có thể làm. Có nhiều phương diện mà người ta có thể làm. Đầu tiên là ở phương diện ngoại giao, phương diện quốc tế. Thứ hai là phương diện quốc nội. Ở quốc nội cái việc người ta kích thích tinh thần dân tộc, nhen nhóm lên lòng yêu nước là một phần, và cũng để nói lên cho thế giới biết rằng Việt Nam từ trước tới nay đều như thế cả. Đấy là của Việt Nam. Người ta làm cho người Việt Nam biết, nhưng người ta cũng làm cho thế giới người ta biết.

Trên mặt trận ngoại giao, nếu mà tôi có thể góp ý được chính phủ thì tôi mong là người ta có thể kết hợp với nhiều nước khác ở xung quanh đây và những nước mạnh ở xa để kiềm chế bớt tinh thần hung hăng của Phương Bắc.

Trà Mi : Vâng. Cảm ơn ý kiến anh Thắng. Mời anh Lộc và anh Hạnh.

Lộc : Em là Lộc. Em cũng đồng ý với ý kiến của anh Thắng. Bây giờ hiện tại Việt Nam chúng ta về nội lực rất yếu, chúng ta sống gần một nước khổng lồ thì chúng ta có thể thực hiện chính sách ngoại giao Đông-Tây để làm mạnh nội lực của ta lên, tức là chúng ta phải lôi kéo, đa phương hoá vấn đề Biển Đông, ví dụ như Hoa Kỳ, Singapore, Thái Lan. Nếu mà ta lôi kéo được họ quan tâm tới vấn đề Biển Đông thì hẳn là Trung Quốc sẽ rất e dè khi mà thể hiện bành trướng ở Biển Đông. Mọi người hãy chuẩn bị cho mình kiến thức để mà nhận thức vấn đề này kỹ hơn, tốt hơn. Còn hành động thì theo tôi nghĩ là rất khó. Thời điểm bây giờ chính phủ có thể thực hiện những chiến dịch ngoại giao khôn khéo đối với Phương Tây, đối với Đông Nam Á.

Nhà nước phải có những hành động mà không khiến cho người dân trong nước sợ hãi khi bày tỏ chính kiến.<br/>

Vẫn còn e ngại khi bầy tỏ chính kiến

Trà Mi : Đó là nói về đối ngoại, nhưng đối nội là trọng tâm mà mình đang bàn thảo tới đây. Hiện giờ nhà nước có những chính sách đối nội để khơi dậy lòng yêu nước, thì bây giờ xin trở lại với chủ đề chính đó. Vậy theo ý các anh thì nhà nước nên khơi dậy tình yêu nước và tinh thần bảo vệ lãnh thổ trong giới trẻ bằng cách nào thực tế hơn những lời tuyên trưyền vận động trên báo chí như thế này ?

Lộc : Nhà nước phải có những hành động mà không khiến cho người dân trong nước sợ hãi khi bày tỏ chính kiến.

Trà Mi : Và những hành động đó cụ thể như thế nào?

Lộc : Như là cho phép người dân có thể biểu tình ôn hoà về vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa, về vấn đề biển đảo. Biểu tình ôn hoà để bày tỏ lòng yêu nước để giữ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa là một tinh thần dân tộc. Nếu mà có một người đứng đầu mà nói được những điều như vậy thì chắc chắn là sinh viên học sinh, tất cả mọi người đều thể hiện lòng yêu nước của họ. Ví dụ nhà nước có thể có hành động như thả những người bị bắt vì họ đã thể hiện lòng yêu nước trước đây. Nếu nhà nước có những hành động như thế thì người dân sẽ ra ngoài đường thể hiện lòng yêu nước của mình, còn hơn chỉ là những bài báo bóng bẩy ở trên báo chỉ làm cho người dân có cảm giác bấp bênh.

Trà Mi : Cảm ơn ý kiến vừa rồi của anh Lộc. Thế còn anh Hạnh ?

Hạnh : Những cái gì anh Lộc nói thì đã nói lên hết ý kiến của em rồi. Em thấy rất là thất vọng bởi vì mỗi khi dân tộc Trung Quốc mạnh lên bao nhiêu thì các nước lân cận bị đe doạ bấy nhiêu.

Trà Mi : Tóm lại là các anh đều chưa mấy tin tưởng vào những lời kêu gọi vận động kiểu này mà chờ mong, kỳ vọng những hành động thiết thực hơn như là cho phép người dân tự do bày tỏ quan điểm của mình trên các trang blog, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như là thể hiện quan điểm bằng cách xuống đường, phải không ạ?

Các bạn trẻ : Dạ, dạ. Tụi em sẵn sàng cho những cuộc xuống đường như thế.

Hạnh : Thật ra nghĩ đi nghĩ lại thấy thật khó trong trường hợp Trung Quốc gọi đại sứ quán VN ở Bắc Kinh lên để phản đối thì lúc đấy chính phủ ta không biết ăn nói như thế nào bởi vì hiện tại đảng đang bị kiềm kẹp bởi Trung Quốc.

Trà Mi : Bây giờ ngay thời điểm này thì các bạn trẻ vẫn còn nhiều lo ngại và nhiều nghi ngại ?

Các bạn trẻ : Vâng.

Trà Mi : Cảm ơn các anh rất nhiều đã dành thời gian cho chương trình này. Chúng tôi cũng mong chương trình sẽ mang đến cho những thính giả gần xa những chia sẻ tâm tình từ giới trẻ trong nước. Mong được tái ngộ với các anh trong những chủ đề sau.

Rất cảm ơn các anh và xin chào tất cả các anh.

Qúy thính giả muốn đóng góp ý kiến, xin email về vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn trong hộp thư thoại 001- (202) 530 - 7775. Để trực tiếp tham gia thảo luận trên Diễn Đàn Bạn Trẻ, xin vui lòng để lại số phone để chúng tôi tiện liên lạc. Ngoài ra, quý vị cũng có thể trao đổi quan điểm trên diễn đàn của trang nhật ký điện tử tại địa chỉ http://www.rfavietnam.com/trami

Diễn đàn bạn trẻ chia tay quý vị tại đây và hẹn tái ngộ vào giờ này tối Thứ Hai tuần sau. Trà Mi thân ái kính chào.