Hội Giáo Dục Cho Người Nghèo Ở Việt Nam

Education For The Poor, Hội Giáo Dục Cho Người Nghèo là một tổ chức bất vụ lợi , ra đời tại Nam California từ giữa năm 2005.

0:00 / 0:00

Mục đích của hội là nâng cao trình độ giáo dục của sinh viên học sinh nghèo tại Việt Nam hầu giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói cũng như bắt kịp đà tiến triển của thế giới.

Hoạt động của Hội Giáo Dục Cho Người Nghèo gồm có :

cấp học bổng cho sinh viên học sinh nghèo, mở các lớp Anh ngữ miễn phí mùa hè, nghiên cứu và soạn sách giáo khoa cho chương trình đàm thoại và phát âm tiếng Anh, mở câu lạc bộ nói tiếng Anh, mở phòng vi tính cho sinh viên học sinh, rèn luyện tinh thần làm việc có trách nhiệm để có thể gánh vác những công việc lớn tại các công ty ngoại quốc đang đầu tư tại Việt Nam.

Đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay là ba thành viên trong Hội Giáo Dục Cho Người Nghèo:

Khiêm Ngô : Khiêm Ngô, chuyên viên về web và sofware development cho hãng CACI Technology ở Virginia.

Tuệ Phương : Tuệ Phương là accounting và Tuệ Phương đi học trở lại về education để mà giúp Hội.

Xuân Văn : Xuân Văn ạ. Xuân hiện giờ đang làm CFO cho một hãng làm về máy điện, đã có quá trình dạy học tại đại học 6 năm về môn kế toán. Hội đã được lập ra để giúp cho giới trẻ nghèo tại Việt Nam có cơ hội tiến thân và đổi đời qua con đường học vấn.

Học vấn là cái cần câu giúp các em nghèo ở bên Việt Nam thoát khỏi cái cảnh nghèo khó. Chúng em hỗ trợ các em bằng cách cách theo dõi ở bên nhà những nhu cầu như thế nào.

<em>Lý do chính mà các em không thành công trong các cuộc phỏng vấn là vấn đề ngôn ngữ: không nói chuyện được và không hiểu được.</em>

Khiêm Ngô

Khởi đầu vấn đề ngôn ngữ là yếu tố chính

Cũng với quan điểm giáo dục là điều kiện tiên quyết để cầu tiến, bạn Ngô Khiêm nêu thí dụ về trường hợp công ty Hoa kỳ Intel đến đầu tư ở Việt Nam .

Khiêm Ngô : Cuộc thi trắc nghiệm trình độ tiếng Anh của các sinh viên ở các trường đại học lớn (Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội và Trường Đại Học Quốc Gia TP.HCM), thì trong cuộc tuyển lựa được báo Tuổi Trẻ đăng thì họ có nói rằng trong cuộc phỏng vấn với 2.000 sinh viên thì họ chỉ lựa ra được 40 sinh viên mà đại khái là tạm có thể nhận để làm việc.

Lý do chính mà các em không thành công trong các cuộc phỏng vấn là vấn đề ngôn ngữ: không nói chuyện được và không hiểu được. Thì mục đích của Hội là giúp các em thành công trong tiếng Anh, nhất là đàm thoại và phát âm, để sau khi ra trường các em có một kiến thức vững chắc hầu có thể tìm việc ở những công ty ngoại quốc hiện đang đầu tư ở Việt Nam.

Vẫn theo lời Khiêm, thì hàng ngày theo dõi các tin tức ở Việt Nam, đặc biệt là những tin tức trên mạng liên quan đến giáo dục ở những báo như là Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Dân Trí hay là VietnamNet, Khiêm đã nắm được tình hình giáo dục ở Việt Nam.

Từ đó bản thân Khiêm nói riêng và các thành viên trong hội nói chung có sự bức xúc bởi cho rằng giới trẻ là rường cột và tương lai của đất nước mà nếu không được học hành tới nơi tới chốn thì tương lai của Việt Nam sẽ không thể nào bằng các nước trong vùng chứ chưa nói chi đến việc sánh vai cùng thế giới.

<em>Muốn Việt Nam được ngẩng đầu lên thì trước tiên không có con đường nào quan trọng bằng con đường giáo dục.</em>

Khiêm Ngô

Khiêm Ngô : Thành ra muốn Việt Nam được ngẩng đầu lên thì trước tiên không có con đường nào quan trọng bằng con đường giáo dục. Vì thế việc đầu tiên Hội nhắm tới là vấn đề học tiếng Anh, bởi vì khi các em có khả năng và trình độ Anh ngữ căn bản thì các em có thể tự học, đặc biệt là tự học qua Internet . Đó là một cách rất thiết thực.

Lý thuyết nhưng thiếu thực hành

Tiếp lời Khiêm, Xuân Văn kể cô và Tuệ Phương có về Việt Nam vào Năm 2006, đã có cơ may nói chuyện với các bạn sinh viên ở Huế và sinh viên ở Hà Nội. Các bạn cho Xuân và Tuệ Phương biết mặc dù Việt Nam có tất cả mọi môn học nhưng thực sự mà nói thì lượng nhiều hơn là phẩm

Xuân Văn : Các em nói học thì thứ nhất cái phẩm không được cao lắm, thứ nhì là không có môi trường, nghĩa là học theo kiểu lý thuyết nhưng không có thực hành. Đó là những trường hợp các em than phiền.

Thực sự thì bên Việt Nam những năm gần đây thì chương trình học có tiến bộ nhưng chưa được đến mức có thể gọi là bao gồm được tất cả những sáng kiến những cái innovations mới của thế giới.

Bởi vậy mà các anh chị em trong Hội muốn dùng cái cơ hội của chúng em là những người ở trong một đất nước được gọi là phồn thịnh và có nhiều cơ năng để học hỏi thì chúng em muốn truyền đạt những kiến thức mà chúng em được học bên này, chia sẻ với bên Việt Nam.

Giải quyết vấn đề học phí

Tuệ Phương : Chúng em giúp những em học sinh-sinh viên nghèo mà hiếu học có phương tiện để mà học, có tài chánh để mà lo về cái phần học phí cho các em. Hội chúng em chỉ giúp về học phí chứ không giúp về cơm áo.

Ngô Khiêm : Hội của chúng em bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu, viết sách, và đặc biệt vừa rồi Hội đã cho ra hai cuốn sách về đàm thoại, và hai cuốn này đã nhận được sự tán thưởng của rất nhiều người trong và ngoài nước vì nó trực tiếp đáp ứng nhu của học sinh-sinh viên ở Việt Nam

Xuân Văn : Để tránh vấn đề bị vi phạm bản quyền, Hội đã bắt đầu viết sách từ năm 2007. Hiện giờ tất cả hội đã viết được sáu cuốn. Thật sự ra những chương trình về giao dục thì giúp được rất nhiều em. Còn kể về vấn đề tài chánh thì Hội đã giúp được một trăm ngàn đô la. Song song đó thì có những chương trình về giáo dục, học bổng, mở phòng vi tính, giúp nhà khuyết tật hay những trung tâm huấn nghệ.

<em>Chúng em giúp những em học sinh-sinh viên nghèo mà hiếu học có phương tiện để mà học, có tài chánh để mà lo về cái phần học phí cho các em.</em>

Tuệ Phương

Tuệ Phương : Một phòng vi tính ngay trong Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, một phòng vi tính nữa ở Thạch Bích cách Hà Nội khoảng hơn một trăm kilômét.

Xuân Văn : Thạch Bích là một vùng quê và trong những năm gần đây thì vùng đó có mở ra ba xưởng may, và vì thế họ mua đất của nông dân. Khi các em lớn lên thì không còn một mẫu ruộng để làm ruộng nữa. Thì cái trung tâm nhân đạo Bích Hoà được mở ra để dạy cho các em về Anh văn, về vi tính, về nghề. Nghề thì là nghề may để cho các em có thể đi ra mà kiếm công ăn việc làm tại vì ruộng đất thì không còn nữa.

Tuệ Phương thì cho biết sau hai phòng vi tính một ở Toà Tổng Giám Mục Hà Nội và một ở Thách Bích, phòng vi tính thứ ba ở Huế sẽ thành hình trong nay mai.

Tuệ Phương : Chúng em giúp các em đi học đó luôn luôn có một cái áo tươm tất. Khi mà nhìn vào thì không ai nghĩ là các em nghèo hết. Chúng em không quyên góp được nhiều mà chúng em phải sử dụng đồng tiền khéo lắm thì mới có thể thực hiện được những cái chương trình mà chúng em đã thực hiện.

Xuân Văn : Chúng em đi về ViệtNam để giúp trong những chương trình thì thượng tọa Thích Huệ Tấn có dẫn chúng em đi về Bến Tre. Ở Bến Tre thì những cái nhà chỉ bằng lá rách nát đủ mọi thứ hết, không có gì hết. Nhưng mà khi nhìn thấy hình ảnh một em học sinh thì em ăn mặc rất là chỉnh tề, cũng là quần áo đồng phục như thế này, thì Thầy mới bảo chúng em rằng các chị thấy như thế này nhưng mà thật sự ra thì em đó chỉ có mỗi một bộ đồng phục thôi mà mẹ em phải chắt chiu để mua cho em bộ đồng phục. Tối về nếu có dơ thì giặt. Giặt xong rồi thì phơi khô để ngày mai lại mặc nữa. Thật sự trông em thì lúc nào cũng tươm tất nhưng mà mình không nhìn được phía đàng sau là chỉ có một cái mà thôi.

Tình nguyện viên từ các đại học Hoa Kỳ

Trở lại với những lớp dạy Anh văn mùa hè trong nước, bạn Ngô Khiêm nói đây là chương trình mà Hội tốn kém thì giờ và công sức nhiều nhất. Mỗi năm Hội thâu nhận một số sinh viên đại học ở Hoa Kỳ tình nguyện về dạy trong các lớp Anh ngữ mùa hè ở Việt Nam

Theo các bạn trong Hội Giáo Dục Cho Người Nghèo, điều này có hai mối lợi, một là các học sinh trong nước được học,được luyện giọng bởi các sinh viên Mỹ gốc Việt, hai là giúp sinh viên Việt Nam sinh ra trên đất Mỹ có cơ hội về Việt Nam để biết,để tìm hiểu về đất nước, về hoá và về yền thống dân tộc.

Ngô Khiêm Mỗi năm cái chương trình của Hội thu hút được khoảng năm trăm học sinh trên toàn Việt Nam.

<i>Trong năm người được gởi về làm thiện nguyện năm nay đó thì cả năm có ý định trở lại giúp chương trình đó nữa. Câu nói mà các em bên Việt Nam dùng là "Khoá học quá<br/>tuyệt vời"</i>

Xuân Văn

Tuệ Phương: Chúng em nhờ Toà Tổng Gáim Mục hỗ trợ, ví dụ ở Huế chúng em mượn được cơ sở của Dòng Chúa Cứu Thế thì trong đó có sẵn những lớp học rồi, chúng em - thiện nguyện viên chỉ về dạy mà thôi. Một ước mong nữa của chúng em là nối kết nhịp cầu giữa sinh viên Việt Nam hải ngoại và sinh viên trong nước.

Ngô Khiêm : Như là trong chương trình mùa hè vừa rồi có một sinh viên tên là Christopher và anh ta rất là quyến luyến với các bạn trẻ ở Việt Nam. Sau khi trở về Mỹ thì anh ta đã lập ra một cái hội khác cũng có mục đích tương tự như Hội Giáo Dục Cho Người Nghèo của chúng em

Xuân Vân : Trong năm người được gởi về làm thiện nguyện năm nay đó thì cả năm có ý định trở lại giúp chương trình đó nữa. Câu nói mà các em bên Việt Nam dùng là "Khoá học quá tuyệt vời!"

Tuệ Phương : Cái chương trình học của chúng em ở Việt Nam là chúng em cố làm cho nó thật phong phú, chúng em để dành một ngày cuối tuần tổ chức buổi du ngoạn vừa học trò cới thiện nguyện viên.

Ngô Khiêm : Và cái mục đích của việc học hỏi đó là giúp cho các em được nói chuyện, phát âm, đàm thoại tiếng Anh của mình chứ không phải chỉ có vấn đề đi chơi không.

Xuân Văn: Cho Xuân trở lại câu hỏi hổi nãy là các bạn ở bên này thì làm sao mà các bạn thương đất nước Việt Nam và quan tâm đến giới trẻ Việt Nam thì Xuân xin thưa với chị rằng đó là quê cha đất tổ, thì khi ra đi mình vẫn mãi mãi nhớ đến đất nước Việt Nam của mình và khi mà mình bước chân về Việt Nam thì mình không còn muốn thấy những sự đau khổ, những nghèo khó của các em. Một ngày sống trên Việt Nam nó sẽ ở mãi trong những người có lòng đối với đất nước.

Vừa rồi là câu chuyện mà ba bạn trẻ trong Hội Giáo Dục Cho Người Nghèo mong muốn được chia sẻ. Cuối tuần này, Hội sẽ có một buổi gây quỹ để mong có thêm phương tiện tài chính dể đưa các chương trình giáo dục ích lợi về bên nhà.

Không chỉ nhắm đối tượng là sinh viên học sinh, Hội Giáo Dục Cho Người Nghèo còn phối hợp với các nam nữ tu sĩ thuộc Trung Tâm Trẻ Em Đường Phố ở Gò Vấp, Mái Ấm Khiếm Thị Huynh Đệ Như Nghĩa, Nhà Tình Thương Thánh Giu Xe, Chùa Diệu Nghiêm ở Huế, vân vân…