Quảng Ngãi: quy hoạch treo đưa dân vào thế lưỡng nan!

0:00 / 0:00

“Chưa có VSIP là đằng trước ruộng tháo nước được hết bây giờ ruộng lúa cũng không tháo được. Mùa nắng thì nước lấy không được. Còn dưới kia bà con đằng trước bắt đầu từ hôm nay chạy nước dưới kia lên, một lần chạy là 100 mấy, 200 nghìn tiền xăng. Nghĩ thử một mùa ba tháng trời chạy vậy thì nước nào chịu nổi.

Mùa mưa thì đi qua lại không được. Nhà tôi đây chưa có năm nào nước vô mà năm vừa rồi vô tới trong kia luôn.”

“Dự án trong đây thì xóm này ruộng đưa cho họ hết rồi, mùa nắng thì con (tôi) còn đi làm được, còn mưa đâu đi làm được. Khó khăn chứ.”

Vừa rồi là chia sẻ của hai người dân sống tại xóm 5, thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thuộc vùng quy hoạch dự án Khu công nghiệp (KCN) VSIP Quảng Ngãi. Dự án hiện đang bị "treo".

KCN VSIP Quảng Ngãi có tổng diện tích 1.700 ha, gồm khoảng 1.200 ha đất công nghiệp và 500 ha đất đô thị và dịch vụ.

Dự án trong đây thì xóm này ruộng đưa cho họ hết rồi, mùa nắng thì con (tôi) còn đi làm được, còn mưa đâu đi làm được. Khó khăn chứ.

Truyền thông nhà nước vào đầu tháng 7 vừa qua loan tin có 124 hộ dân ở khu vực vừa nêu vào năm 2017 đã tự nguyện hiến toàn bộ đất ở, đất sản xuất để Nhà nước thực hiện quy hoạch xây dựng dự án KCN VSIP Quảng Ngãi, giai đoạn 1B.

Tuy nhiên, chỉ 68 ha đất sản xuất của người dân được thu hồi, san lấp, trong khi đất ở, nhà ở của bà con trong vùng quy hoạch lại không được thu hồi, tái định cư như kế hoạch ban đầu.

Đến ngày 21/12/2020, KCN VSIP Quảng Ngãi có công văn số 042 chính thức loại bỏ Xóm 5 không còn nằm trong vùng quy hoạch dự án, nhưng tháo gỡ quy hoạch không được triển khai.

Theo ghi nhận từ thực tế, hiện xóm 5, thôn Thọ Trung đang là vùng trũng nằm dưới nền đất mới san lấp của KCN VSIP Quảng Ngãi. Tình trạng này khiến người dân phải sống chung với ngập lụt diễn ra thường xuyên vào mỗi mùa mưa mà không thể sửa chữa nhà do vướng quy hoạch ‘treo’:

“Mấy năm nay dự án này nhà cửa đâu ai sửa được gì.”

“Khó lắm, bây giờ mà cắt đất ra cho con đi lên huyện làm cũng không được do nó nằm trong dự án treo, rồi như ông anh xây nhà thờ mà cũng không dám xây sợ người trên xã xuống đình không cho làm. Đường dân nói dân làm mà cuối cùng họ không cho làm, giờ đường sá đi cũng khó khăn.”

Xóm 5, thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Xóm 5, thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

“Dự án treo từ năm 2014 treo miết không xả dự án cho dân mình. Giờ làm gì cũng không được, làm nhà cho con mà cũng không cho, đất đai cũng không làm sổ sách cho dân.”

Trao đổi với phóng viên RFA, nhiều người dân cho hay thực trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng phía chính quyền địa phương đến nay vẫn chưa có biện pháp giải quyết dù bà con nhiều lần có ý kiến:

" D ân ở đây mỗi lần đi tiếp xúc cử tri cũng ý kiến, cũng nói lắm."

“Phản ánh nhiều lắm. Bữa họp có mấy người nói bây giờ gỡ dự án thì phải làm đường cho người ta, phải móc mương, móc cầu, cống, làm sao khỏi ngập nước cho dân. Làm không được gì, muốn kinh doanh gì cũng không làm được, nó xuống triệt làm sao?”

Ông Đặng Ngọc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi được báo Lao động ngày 6/7/2023 trích lời cho hay có một số thủ tục chưa theo đúng quy trình, quy định của pháp luật trong quá trình thu hút đầu tư dự án VSIP.

Phản ánh nhiều lắm. Bữa họp có mấy người nói bây giờ gỡ dự án thì phải làm đường cho người ta, phải móc mương, móc cầu, cống, làm sao khỏi ngập nước cho dân.

Ông nói thêm rằng UBND tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn, ‘mong người trong vùng dự án đồng lòng cùng với chính quyền’.

Phía người dân cũng bày tỏ nguyện vọng đối với cơ quan chức năng:

“Mong muốn của tôi là làm lại đường cho dân, nước cho dân sinh hoạt, lúa không có nước, rồi mưa ngập úng. Bây giờ cũng nhờ ở trên các cấp làm sao xử lý, trả lại dự án cho dân để họ làm ăn hay xây nhà, cấp nhà cho con họ.”

“Mong muốn của tôi bây giờ là đưa dân tôi đi, nếu chỗ đây (giải tỏa) thì đưa đến chỗ khác để dân sống. Còn không nếu để dân ở đây phải làm đường sá… còn để vậy thì dân bọn tôi đưa ruộng hết cho họ rồi.”

“Giờ gỡ dự án trông cho làm giấy tờ cho con, làm nhà cho con riêng biệt, nó cần giấy. Bao nhiêu năm dự án treo rồi không làm, bây giờ gỡ, nói vậy mà có làm cho dân không?”