Thuỷ điện Trung Quốc xả nước, mực nước sông Mekong lên xuống thất thường

RFA
2022.05.04
Thuỷ điện Trung Quốc xả nước, mực nước sông Mekong lên xuống thất thường Ngư dân chuẩn bị lưới đánh cá trên sông Mekong ở Phnom Penh, Campuchia hôm 28/6/2021
AFP

Các đập thuỷ điện của Trung Quốc tăng xả nước trong hai tuần qua làm mực nước sông Mekong tại các nước hạ nguồn vượt mức kỷ lục, theo bản tin của Dự án theo dõi hoạt động của các đập thuỷ điện trên sông Mekong (MDM).

Theo bản tin của MDM, từ ngày 25 tháng 4 đến 1 tháng 5, hai đập lớn nhất của Trung Quốc là Noạ Trát Độ và Tiểu Loan đã xả tổng lượng nước ước tính khoảng 3,7 tỷ mét khối. Lượng nước này được so sánh tương đương với gần 10% tổng lượng nước được giữ lại ở 45 con đập lớn nhất và khiến lượng nước ở hạ nguồn lên cao trong khi đáng ra vào thời điểm này lượng nước phải xuống thấp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân hạ nguồn vốn sống dựa vào nông nghiệp và cá.

Theo Uỷ hội sông Mekong quốc tế (MRC), tuần qua, dọc theo hạ lưu sông Mekong, các trạm đo ở Lào và Campuchia đã ghi nhận mức nước cao kỷ lục.

Các chuyên gia của MDM cho biết khả năng các con đập của Trung Quốc sẽ tiếp tục xả nước trong khoảng sáu tuần nữa và làm cho mực nước hạ lưu cao hơn.

Tại sông Tiền và sông Hậu của Việt Nam, số liệu quan trắc của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết mực nước tại Tân Châu (sông Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu) trong 10 ngày cuối tháng 4 cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 0,35 đến 0,45 mét. Dự báo trong 10 ngày đầu tháng 5, mực nước tại hai trạm này cao hơn trung bình nhiều năm 0,4 - 0,6 mét.

Cũng theo MDM, sau hai tuần ồ ạt xả nước, hiện các đập thuỷ điện của Trung Quốc đang đột ngột giảm lượng nước xả khiến mực nước dọc theo biên giới Thái Lan và Lào đang giảm mạnh.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Buồn
15/05/2024 23:16

Cả thế giới đang cần, thiếu lương thực, bản thân TQ cũng cần gạo. Vậy mà ngu xuẩn phá hủy nguồn cung, bằng cách cắt nước về hạ lưu.