Chủ quyền lãnh thổ không thể nhượng hay đổi được

Tại Campuchia, các đảng phái chính trị đối lập đã lên tiếng phản ứng gay gắt trước những thông tin chính phủ thuộc đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen sẽ phải hoán đổi hai ngôi làng biên giới cho Việt Nam.
Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2012.06.21
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen khánh thành mốc 171 tuyến biên giới Việt Nam -  Campuchia. Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia (2006) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen khánh thành mốc 171 tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, đối diện tỉnh Kampong Cham của Campuchia Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia (2006)
Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia (2006)

Các dân biểu thuộc đảng đối lập Campuchia phản ứng gay gắt trước thỏa thuận của Ủy ban biên giới Campuchia và Việt Nam nhượng hai ngôi làng biên giới cho Việt Nam, để đổi lại hai ngôi làng khác được cho là thuộc phần đất của Việt Nam hồi xưa.

Chủ quyền đất nước phải do toàn dân quyết định

Đảng đối lập Sam Rainsy, đảng Nhân quyền và một số tổ chức ngoài chính phủ sẽ viết thư lên Chủ tịch Quốc hội yêu cầu mời Chủ tịch Ủy ban biên biên giới Var Kimhong trả lời chất vấn sắp tới.

Phát ngôn viên của đảng đối lập Sam Rainsy là ông Yim Sovann cho biết đảng ông không ủng hộ sự thỏa thuận của chính phủ để đổi hai ngôi làng giáp biên giới với Việt Nam. Hai ngôi làng Thlock Trach và Anlung Chrey thuộc huyện Ponhea Krek, tỉnh Kampong Cham là quê hương của Chủ tịch Quốc hội, và người dân Campuchia đã sống ở đó từ nhiều đời.

Đảng Sam Rainsy còn cho rằng công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Campuchia – Việt Nam đang làm xứ Chùa Tháp mất đất cho Việt Nam trong đó có phần đất ruộng, đồn điền và ngôi làng của Chủ tịch Quốc hội. Ngoài ra, công tác phân giới cắm mốc vẫn còn thiếu khách quan, minh bạch và công bằng, đồng thời không thực hiện đúng theo bản đồ thời Pháp thuộc.

Đảng Sam Rainsy cũng sẽ yêu cầu chính phủ cho phép các bên liên quan tham gia giám sát vấn đề cắm mốc biên giới. Vì chủ quyền dân tộc không phải của riêng đảng Nhân dân Campuchia hay ông Var Kimhong, chính phủ buộc phải giải thích những thắc mắc của dân

ông Yim Sovann

Ông Yim Sovann cho biết: “Đảng đối lập Sam Rainsy từ chối dứt khóat Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 được ký giữa chính phủ và chính phủ Việt Nam hồi năm

Huyện Ponhea Kraek, tỉnh Kampong Cham trên bản đồ. Wikipedia
Huyện Ponhea Kraek, tỉnh Kampong Cham trên bản đồ. Wikipedia
Wikipedia
2005. Đảng Sam Rainsy nghĩ rằng công việc cắm mốc biên giới  sẽ làm Campuchia mất đất cho Việt Nam. Ảnh hưởng đến chủ quyền đất nước. Các dân biểu đảng Sam Rainsy sẽ ra thông cáo báo chí khiếu nại và đề nghị chính phủ xem xét lại sự thỏa thuận nói trên.

Đảng Sam Rainsy cũng sẽ yêu cầu chính phủ cho phép các bên liên quan tham gia giám sát vấn đề cắm mốc biên giới. Vì chủ quyền dân tộc không phải của riêng đảng Nhân dân Campuchia hay ông Var Kimhong, chính phủ buộc phải giải thích những thắc mắc của dân.”

Theo Ủy ban biên giới Việt Nam, đường biên giới trên đất liền giữa Campuchia và Việt Nam khởi đầu từ ngã ba biên giới Campuchia – Lào – Việt Nam thuộc tỉnh Kon Tum kéo dài đến sát mép biển Hà Tiên tỉnh Kiên Giang. Đường biên giới này đi qua 10 tỉnh biên giới miền Tây Nam của Việt Nam tiếp giáp 9 tỉnh biên giới của Campuchia.

Campuchia và Việt Nam đã nỗ lực đàm phán và ký kết được 5 Hiệp ước, Hiệp định về vấn đề biên giới. Trong đó, Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác ký ngày 18/2/1979; Hiệp định về vùng nước lịch sử được ký ngày 07/7/1982; Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới ký ngày 20/7/1983; Hiệp định về quy chế biên giới được ký ngày 20/7/1983 và Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia đã ký ngày 27/12/1985.

Trên thế giới chưa có chuyện hai quốc gia lại hoán đổi làng

Năm 2005, hai bên ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, tuy nhiên các tổ chức ngoài chính phủ và đảng phái chính trị đối lập tại Campuchia phủ nhận Hiệp ước bổ sung này.

Lãnh tụ đảng Nhân quyền là ông Kem Sokha nói rằng kế hoạch ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định

Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy cùng một số đồng bào Campuchia ở xã Samrong, huyện Chanhtrea, tỉnh Svay Riêng đang nhổ cột mốc biên giới Việt - Miên hồi năm 2009. Source SamRainsy-party website
Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy cùng một số đồng bào Campuchia ở xã Samrong, huyện Chanhtrea, tỉnh Svay Riêng đang nhổ cột mốc biên giới Việt - Miên hồi năm 2009. Source SamRainsy-party website
Source SamRainsy-party website
biên giới quốc gia năm 1985 nằm dưới sự sắp xếp và chuẩn bị trước của chính phủ Việt Nam. Việt Nam có ý đồ xâm lấn khi Hiệp ước bổ sung phải đổi bản đồ từ khổ 1/100.000 sang khổ 1/50.000. Sự thỏa thuận của việc đổi hai ngôi làng trong khuôn khổ tiến trình phân định biên giới giữa hai nước sẽ chứng minh điều đó.

Theo ông Kem Sokha, chủ quyền lãnh thổ không thể nhượng hay đổi được. Các tỉnh giáp biên giới Việt Nam đã có rất nhiều khu vực đất lồi ra về phía Việt Nam. Nếu chính phủ phải nhượng hai ngôi làng biên giới cho Việt Nam thì tất nhiền sẽ có nhiều trường hợp tương tự xảy ra sau này. Ông phát biểu:

“Theo tôi, trên thế giới chưa có nước nào thỏa thuận hoán đổi ngôi làng như vậy. Đó là điều lạ lùng khi Chính phủ làm chuyện này với Việt Nam. Những nhà giám sát vấn đề biên giới đang cáo buộc chính phủ của đảng Nhân dân Campuchia đã và đang có mối quan hệ mật thiết với ĐCS Việt Nam. Nếu chính phủ thật sự quyết định nhượng hai ngôi làng cho Việt Nam thì người dân sẽ càng nghi ngờ những quan hệ ấy.

Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi nghĩ rằng chính phủ phải sử dụng bộ bản đồ thời Pháp thuộc.”

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban biên giới Campuchia là ông Var Kimhong cho biết Campuchia và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận biên giới. Hai nước sẽ bắt đầu hoán đổi ngôi làng và sẽ thực hiện từ làng của Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin. Công việc vừa kể sẽ thực hiện dựa trên bản đồ thời Pháp thuộc.

Theo tôi, trên thế giới chưa có nước nào thỏa thuận hoán đổi ngôi làng như vậy. Đó là điều lạ lùng khi Chính phủ làm chuyện này với Việt Nam. Những nhà giám sát vấn đề biên giới đang cáo buộc chính phủ của đảng Nhân dân Campuchia đã và đang có mối quan hệ mật thiết với ĐCS Việt Nam...

ông Kem Sokha

Vẫn theo ông, khi Pháp vẽ bản đồ thì hai ngôi làng này nằm trên phần đất Việt Nam. Ông Var Kimhong cũng bác bỏ lời các cáo buộc của các phe đối lập. Ông nói tất cả công tác nhượng làng biên giới cho Việt Nam đều thực hiện theo tinh thần thỏa thuận biên giới giữa hai nước. Ông cho biết:

“Sự thỏa thuận về vấn đề biên giới là dựa trên bộ bản đồ khổ 1/100.000. Theo bộ bản đồ, hai ngôi làng Thlock Trach và Anlung Chrey đều nằm trên phần đất của Việt Nam. Do đó, chúng tôi đã có sự đồng thuận trao đổi làng nhằm giữ lại hai ngôi làng vừa nói cho Chủ tịch Heng Samrin và người dân đang sinh sống ở nơi đó…”

Trong lịch sử, Campuchia đã bị mất đất về tay Việt Nam và phải triều cống cho Việt Nam. Vào thế kỉ 19, cả hai đều trở thành thuộc địa của thực dân Pháp và cùng với Lào tạo thành Đông Dương thuộc Pháp.

Trong chiến tranh Việt Nam, mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng lãnh thổ của Campuchia giáp biên giới Việt Nam để phát động các cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam. Điều này khiến người dân Campuchia đang sống giáp biên giới Việt Nam khó chấp nhận rằng họ sống trong làng của Việt Nam.

Đường biên giới trên đất liền giữa Campuchia và Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 1137 km. Tính đến nay, hai nước đã có 280 trên 314 cột mốc được dựng lên. Chi phí cho công tác xây dựng 314 cột mốc vừa nói là 16 triệu USD, chưa kể phí vận chuyển các cột mốc tới các đường biên giới.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.