Buộc phải dời văn phòng của tổ chức Khmer Krom ra khỏi chùa ở Phnom Penh

Có hơn 10 Hiệp Hội Khmer Krom đang họat động tại Campuchia để giúp người Khmer Krom bị chính quyền Việt Nam đàn áp chạy sang nước này.

0:00 / 0:00

Hiện có ba Hiệp Hội đang có văn phòng tại một chùa thuộc thủ đô Phnom Penh, một chùa được xây dựng bởi cộng đồng người Khmer Krom. Tuy nhiên sau khi Trụ trì chùa viên tịch, thì Ban quản trị và quyền trụ trì buộc họ phải đóng cửa hay di dời văn phòng ra khỏi chùa.

Có ít nhất 3 văn phòng của tổ chức Khmer Kampuchia Krom đang có trụ sở tại Chùa Samaki Rainsey thuộc xóm Trea 2, xã Stưng Meanchey, huyện Meanchey, thủ đô Phnom Penh buộc phải dời ra khỏi chùa bởi đại diện ban quản trị và quyền trụ trì chùa.

Hoạt động của các Hiệp hội làm mất trang nghiêm chùa

Theo giấy thông báo Đài Á Châu Tự Do nhận được cho biết, ban quả trị và quyền trụ trì của chùa Samaki Rainsey quyết định ra thông báo cho sư Danh That, Phó giám đốc Hiệp Hội sư sãi Khmer Kampuchia Krom; ông Thạch Sang, Giám đốc Hội Bằng Hữu Khmer Kampuchia Krom và ông Tep Va, Giám đốc Hiệp Hội bảo vệ Nhân quyền Khmer Kampuchia Krom, hiện đang có văn phòng tại Chùa như vừa nêu buộc phải di dời ra khỏi chùa trước ngày 14 tháng 3 năm 2011.

Ông Thuôn Saren, đại diện ban quản trị Chùa Samaki Rainsey cho biết trong giấy thông báo rằng, việc ban quản trị đề nghị các tổ chức như vừa nêu dời văn phòng ra khỏi chùa là để ban quản trị và quyền trụ trì sắp xếp chùa cho xứng đáng là nơi thờ phượng. Do đó, chùa Samaki Rainsey cần một không khí yên tĩnh như những chùa chiền khác tại Vương Quốc Campuchia.

chúng ta muốn cho chùa này trở thành một nơi yên tĩnh để phật tử có thể đến thờ phượng. Vì trước đây, các tổ chức thường xuyên tổ chức cuộc họp không xin phép và ra thông cáo báo chí. Việc này đã làm Công an nghi nghờ…và sợ gây rối trật tự an toàn xã hội cho nên Công an buộc phải bao vây chùa

Ông Thuôn Saren

Đại diện Ban quản trị chùa Samaki Rainsey Thuôn Saren cho Đài Á Châu Tự Do biết thêm, “khi nào chúng ta sắp xếp chùa, thì đương nhiên phải có thay đổi. Chúng ta muốn thay đổi hệ thống quản lý chùa để có trật tự, không để bên ngoài nghi nghờ chùa có liên quan đến các hoạt động khác. Có nghĩa là chúng ta muốn cho chùa này trở thành một nơi yên tĩnh để phật tử có thể đến thờ phượng.

Giám đốc Hiệp Hội sư sãi Khmer Kampuchia Krom Yoeung Sin
Giám đốc Hiệp Hội sư sãi Khmer Kampuchia Krom Yoeung Sin trả lời báo chí trước văn phòng tại chùa Samaki Rainsey hồi tháng 2 năm 2007. Photo Quoc Viet, RFA (Photo Quoc Viet, RFA)

Vì trước đây, các tổ chức thường xuyên tổ chức cuộc họp không xin phép và ra thông cáo báo chí. Việc này đã làm Công an nghi nghờ…và sợ gây rối trật tự an toàn xã hội cho nên Công an buộc phải bao vây chùa. Những khi công an bao vây, thì đã làm ảnh hưởng đến tinh thần sư sãi trong chùa.”

Ông Thuôn Saren còn cho biết, nếu như các tổ chức Khmer Krom nghĩ rằng chùa Samaki Rainsey là nơi đóng vai trò quan trọng cho lợi ích người Khmer Krom chạy sang Campuchia, thì họ không nên nghĩ các hoạt động chống Chính phủ Campuchia và Việt Nam mang ý nghĩa biện minh là họ yêu nước. Ông cho rằng, Ban quản trị phải tìm cách thay đổi chùa này thành một khu Nội trú để đào tạo nhân lực, mới được gọi là giúp người Khmer Krom.

các hoạt động của Hiệp Hội sư sãi Khmer Kampuchia Krom không tham gia bất kỳ đảng phái chính trị, nhưng thành lập để bảo vệ quyền lợi tất cả nhà sư và người Khmer Krom chạy sang Campuchia vì không thể chịu sự đàn áp của chính phủ Việt Nam.

Ô. Danh That

Phó Giám đốc Hiệp Hội sư sãi Khmer Kampuchia Krom Danh That cho biết rằng, chùa Samaki Rainsey được xây dựng bởi một nhà sư Khmer Krom tên Yoeung Sin mới viên tịch hồi ngày 28 tháng 9 năm 2010 vừa qua. Sư Yoeung Sin là người sáng lập Hiệp Hội sư sãi Khmer Kampuchia Krom và đặt văn phòng tại chùa, và chính nhà sư này được Hội đồng Hiệp Hội bầu chọn làm Giám đốc.

Sư Danh That nói rằng, các hoạt động của Hiệp Hội sư sãi Khmer Kampuchia Krom không tham gia bất kỳ đảng phái chính trị, nhưng thành lập để bảo vệ quyền lợi tất cả nhà sư và người Khmer Krom chạy sang Campuchia vì không thể chịu sự đàn áp của chính phủ Việt Nam.

Phó Giám đốc Hiệp Hội sư sãi Khmer Kampuchia Krom Danh That cho biết thêm, “mục đích của việc thành Hiệp Hội sư sãi Khmer Kampuchia Krom là để giúp đỡ những sư sãi Khmer Krom chạy sang Campuchia, giúp tìm chỗ ở, và trường học. Nếu có bất cứ sự đàn áp từ cấp nào, thì Hiệp Hội sư sãi sẽ giúp giải quyết. Theo quy định của Hiệp Hội, chúng ta thành lập nhằm giúp giải quyết vấn đề sư sãi Khmer Krom gặp rắc rối.”

Hiệp hội Khmer Krom nhất quyết không rời chùa

Còn Giám đốc Hội Bằng Hữu Khmer Kampuchia Krom Thạch Sang nói rằng, ông là một trong những người Khmer Krom góp phần xây dựng chùa Samaki Rainsey từ xưa đến nay, hơn nữa ông nhận được sự đồng ý từ sư Yoeung Sin cho phép ông đặt văn phòng tại chùa.

tôi sẽ không dời văn phòng ra khỏi chùa và tôi đang chờ Bộ Nội Vụ Campuchia mời chúng tôi đến làm việc. Trong trường hợp Chính phủ chỉ đạo cho dời hay đóng cửa Hiệp Hội, thì chúng tôi đồng ý

Ô.Thạch Sang

Ông Thạch Sang nói rằng, ông bác bỏ giấy thông báo của quyền trụ trì tên Rith Lâm và đại diện Ban quản trị tên Thuôn Saren, vì hai người này không được sư sãi và Ban quản trị công nhận hay bầu chọn. Hai người này có thể đang làm việc cho Cộng sản Việt Nam.

Ông Thạch Sang nói, “tôi sẽ không dời văn phòng ra khỏi chùa và tôi đang chờ Bộ Nội Vụ Campuchia mời chúng tôi đến làm việc. Trong trường hợp Chính phủ chỉ đạo cho dời hay đóng cửa Hiệp Hội, thì chúng tôi đồng ý, tuy nhiên nếu trường hợp cá nhân ông Kim Vannchang, Rith Lâm và Thuôn Saren đề nghị thì chúng tôi không thể làm được, vì nó sẽ đánh mất quyền lợi người Khmer Krom. Hội Bằng hữu thành lập cũng nhằm để góp phần phát triển xây dựng đất nước, chứ không phải để gây

Các sư sãi và người Khmer Krom biểu tình tại chùa Samaki Rainsey
Các sư sãi và người Khmer Krom biểu tình tại chùa Samaki Rainsey hồi tháng 2 năm 2007 đòi chính phủ Việt Nam trả tự cho nhà sư bị bắt. Photo Quốc Việt, RFA (Photo Quốc Việt, RFA)

rối hay chống đối nhà nước.”

Quyền trụ trì chùa Samaki Rainsey Rith Lâm nói rằng, Phó giám đốc Hiệp Hội sư sãi phải có trách nhiệm trong lúc Hiệp Hội này không còn Giám đốc, tuy nhiên hiện nay không biết người nào lãnh đạo Hiệp Hội. Sư Rith Lâm nhận định rằng, Hiệp Hội của ông Thạch Sang thì không còn hoạt động từ lâu nay. Hội này không còn mang lại lợi ích cho người Khmer Krom, cho nên họ buộc phải đóng cửa hoặc di dời ra khỏi chùa.

tôi nghĩ rằng, việc đóng cửa các Hiệp Hội Khmer Krom sẽ thể hiện cho thấy sự yếu kém của người Khmer Krom. Tôi nghĩ rằng, những gì ông Thuôn Saren đang làm đó đã sai, sai những gì mà người Khmer Krom mong muốn và ông ấy là người phá hoại

Ông Khanh, phật tử

Ông Khanh, một phật tử chùa Samaki Rainsey bày tỏ với Đài Á Châu Tự Do rằng, kể từ khi sư Yoeung Sin viên tịch, một chùa của người Khmer Krom này thường bị chính quyền địa phương hâm dọa đóng cửa vì họ nói rằng, chùa xây dựng bất hợp pháp. Ngoài ra, họ còn yêu cầu đóng cửa các Hiệp Hội trên vì mỗi lần các Hiệp Hội này tổ chức khiếu nại biểu tình chống đối chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do tín ngưỡng đã gây ảnh hưởng đến nơi thờ phượng.

Tuy nhiên ông Khanh nói, “tôi nghĩ rằng, việc đóng cửa các Hiệp Hội Khmer Krom sẽ thể hiện cho thấy sự yếu kém của người Khmer Krom. Tôi nghĩ rằng, những gì ông Thuôn Saren đang làm đó đã sai, sai những gì mà người Khmer Krom mong muốn và ông ấy là người phá hoại.”

Bất chấp các Hiệp Hội và phật tử chùa phản ứng ra sao, ông Thuôn Saren nhấn mạnh rằng, nếu các tổ chức này không di dời văn phòng ra khỏi chùa, thì Ban quản trị sẽ báo cáo lên chính quyền để có biện pháp cụ thể. Các Hiệp Hội này cũng phải chịu trách nhiệm trước Luập pháp nếu như họ không chịu di dời ra khỏi chùa trước ngày 14 tháng 3 tới.

Theo dòng thời sự: