Việt Nam không đủ sức bảo vệ ngư dân trên vùng biển chủ quyền
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011.05.26
2011.05.26
RFA
Cuộc sống của những con người khốn khổ lặn lội giữa sóng gió để kiếm miếng ăn này gần như đơn độc giữa biển khơi đang là một vấn nạn chung cho đất nước vốn được tiếng là rừng vàng biển bạc. Mặc Lâm có bài viết về vần đề này sau đây
Ngư dân việt nam còn bị ức hiếp đến bao giờ
Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt đòi tiền chuộc không phải là một vấn đề mới, tuy nhiên mỗi lần xảy ra một vụ thì khả năng gây nhức nhối cho người trong cuộc vẫn tươi chong như lần đầu tiên xảy ra.Lý do dễ hiểu là tiền bạc công sức của ngư dân gắn liền với con tàu đã trôi theo dòng nước, không phải do thiên tai mà do con người cướp đi. Hay chính xác hơn do chính quyền Trung Quốc dung dưỡng, bảo vệ và khuyến khích cho dân chúng hay nhân viên nhà nước dưới quyền thi hành theo một chính sách rất cụ thể: tứơc đoạt mọi phương tiện đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam nhằm củng cố lập luận vùng biển đang tranh chấp thuộc quyền sở hữu của họ.
Tàu của ông Châu bị tàu kiểm ngư Trung Quốc mang số hiệu 309 đã tiếp cận và khống chế 8 ngư dân trên tàu, thu giữ tài sản, cùng hàng chục tấn cá trị giá trên 200 triệu đồng.Vụ mới nhất xảy ra vào ngày 11 tháng 5 vừa qua. Trung Quốc tịch thu tài sản, hải sản trên tàu QNg-90016 TS của ông Phạm Hà, xã Bình Châu đang hành nghề tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu của ông Châu bị tàu kiểm ngư Trung Quốc mang số hiệu 309 đã tiếp cận và khống chế 8 ngư dân trên tàu, thu giữ tài sản, cùng hàng chục tấn cá trị giá trên 200 triệu đồng. Cho đến ngày 23 tháng 5 vừa qua sau khi theo một tàu cá khác về đến đất liền ngư dân Phạm Hà đã báo lại vụ này cho chính quyền huyện Bình Châu.
Không chỉ riêng tàu của ông Hà bị bắt và đòi tiền chuộc, trước đó ngày 9.5, tàu cá của ông Lê Hớn mang số hiệu QNg-66101TS thuộc xã An Hải, huyện Lý Sơn cũng cùng chung số phận. Khi bị bắt trên tàu có 14 ngư dân đang hành nghề tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Chiêc tàu này bị Hải quân Trung Quốc thu giữ hơn 3 tấn cá, hơn 400 lít dầu, tất cả tài sản bị mất trị giá khoảng 160 triệu đồng.
Ông Tiêu Viết Thạnh trưởng công an xã Bình Châu cho chúng tôi biết hoàn cảnh khó khăn của những chiếc tàu này khiến họ không thể báo cho chính quyền Việt Nam biết để can thiệp thẳng với Trung Quốc mà phải tự bỏ tiền ra chuộc tàu. Nếu nhà nước chính thức can thiệp thì tàu của họ kể như mất trắng, ông Thạnh nói:
-Bây giờ mà họ đi Hoàng Sa thì họ không muốn chính phủ mình can thiệp vì nếu ra Hoàng Sa mà bị bắt thì Trung Quốc nó phạt, còn nếu mà nhờ chính phủ mình can thiệp thì nó tịch thu luôn.-Bây giờ mà họ đi Hoàng Sa thì họ không muốn chính phủ mình can thiệp vì nếu ra Hoàng Sa mà bị bắt thì Trung Quốc nó phạt, còn nếu mà nhờ chính phủ mình can thiệp thì nó tịch thu luôn. Cũng như ghe của ông Tiêu Viết Là trước đây. Nếu nhà nước can thiệp thì không tốn đồng nào hết. Không tốn tiền nhưng cuối cùng thì nó không cho mang ghe về. Cho nên bây giờ mình ra mình hỏi họ thì họ không nói.
Ô.Tiêu Viết Thạnh trưởng công an xã Bình Châu
Đường giây của họ đâu ngoài Đà Nẵng, họ điện qua Trung quốc họ chung tiền vậy thôi. Bây giờ nếu yêu cầu nhà nước mình can thiệp thì nó cho về chứ không phải không, nhưng nó tịch thu tài sản, cho nên đến bây giờ anh nghe rồi đó nhưng mà hỏi thì họ không nói, vì họ không muốn nhờ nhà nước can thiệp.
Bên cạnh tàu bị Trung Quốc tịch thu đòi tiền chuộc thì cướp biển tấn công đang là một ám ảnh đối với ngư dân vùng biển miền Trung. Chỉ trong tháng 5 này, 2 tàu cá của Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công, cướp tài sản là tàu QNg-90847 TS do ông Nguyễn Tấn Luận làm thuyền trưởng và tàu QNg-5129 TS do ông Trần Văn Dũng làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đã bị cướp biển không rõ quốc tịch tấn công. Ngư dân Nguyễn Tấn Luận vừa trở về Bình Châu vài ngày và cho chúng tôi biết:
Chỉ trong tháng 5 này, 2 tàu cá của Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công, cướp tài sản là tàu QNg-90847 TS do ông Nguyễn Tấn Luận làm thuyền trưởng và tàu QNg-5129 TS do ông Trần Văn Dũng làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đã bị cướp biển không rõ quốc tịch tấn công-Nói chung thì ra khơi đánh cá biển rộng sông dài mình biết khu vực nào đâu? Tàu mình đương hành trình nó nhỏ hơn tàu mình. Mình thấy nó qua nó giả bộ xin dầu mình không cho kịp, rồi mình thấy nó lạ quá mình lo mình chạy thì nó bắn theo đàng sau bắn tới.Nó bắn đạn ria thì bị thương một thằng. Nói chung nó chạy qua mặt mình nó chạy hơn mình nó chạy tới mười mấy lý trong khi tàu mình đi có mười lý thôi mà! Sau này nó bắn đạn lớn nên phải đầu hàng, nó qua nó khống chế anh em rồi nó cướp. Khi vô Mã Lai thấy anh em bị thương cảnh sát mới đưa anh em cấp cứu.
Tổng giá trị thiệt hại trên tàu thì trên 600 triệu. Mình đi một lần thất bại là một lần rút kinh nghiệm chớ. Chuyện biển giả thì mình cứ về tiếp tục ra khơi thôi chứ mình sống nghề biển không mà. Gia đình thì một mình mình gánh nặng.
Không sợ sóng to gió lớn bằng Trung Quốc và cướp biển
Sóng to gió lớn không làm cho ngư dân lo sợ bằng sự sợ hãi Trung Quốc và cướp biển. Hai huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu những ngày qua lại sống trong hồi hộp lo âu nhưng không thể bỏ tàu bỏ biển. Cuộc sống họ dính liền với biển cả và nỗi cơ cực theo sau hàng ngày khiến họ rối bời.Tàu của thuyền trưởng Nguyễn Chí Thạnh bị tịch thu và không có tiền để chuộc nhưng ông vẫn phải bám biển bằng tàu của người khác để mưu sinh. Vợ của ông Thạnh cho biết hoàn cảnh gia đình sau lần bị cướp như sau:
-Cái đợt ấy ảnh bị Trung Quốc nó bắt rồi nó thu tàu luôn cho một chiếc về thôi. Bây giờ thì mấy người có phần trên ghe họ rủ mình đi. Hồi đó bỏ vô chung gần cả trăm triệu. Ý là mất tàu rồi bây giờ mình cũng đâu có tiền chuộc đâu. Không có tiền chuộc nên họ lấy luôn. Bây giờ mình cũng đi bạn với họ thôi chớ tiền bạc đâu nữa mà hùn, có bao nhiêu vốn liếng dồn vô hết rồi.
Hồi đó bỏ vô chung gần cả trăm triệu. Ý là mất tàu rồi bây giờ mình cũng đâu có tiền chuộc đâu. Không có tiền chuộc nên họ lấy luôn. Bây giờ mình cũng đi bạn với họ thôi chớ tiền bạc đâu nữa mà hùn, có bao nhiêu vốn liếng dồn vô hết rồi.Bám biển là cách tận cùng hiểm nguy của ngư dân nhưng họ không thề bỏ mặc dù thu nhập của nó cũng bấp bênh như sóng gió, chị Thạnh kể về sinh kế của gia đình:
Vợ của thuyền trưởng Thạnh
-Đi một chuyến nếu trúng thì ăn một tháng còn đi không được nữa thì thâm! Ở nhà kiếm làm lụng thêm để kiếm sống chớ nhờ vào biển không thì đâu có ăn. Ở Lý Sơn thì cũng làm tỏi làm hành thêm mới có ăn chứ bây giờ mà chờ vào biển không thôi thì đói luôn. Năm nó được năm nó mất chớ đâu có đủ ăn.
Những hiểm nguy này không thể không giải quyết nhưng giải quyết sao đây khi giữa biển khơi mênh mông con tàu cá nhỏ bé của ngư dân không một tất sắt trong tay? Có thể từ những bức xúc này mà ngư dân Đà Nẵng đã quyết tâm thành lập những đội dân quân biển. Tuy rất yếu ớt nếu so với tàu kiểm ngư hay Ngư chính của trung Quốc nhưng dù sao cũng là điểm tựa cho người đi biển trong lúc này.
Ông Chu Tiến Vĩnh, Tổng cục phó Tổng cục Thủy sản Việt Nam cho biết:
Cùng với tin tàu cá bị Brunei bắt thì tin 20 ngư dân đi trên hai tàu cá QNg 96259-TS và QNg 96279-TS, cùng ở xã An Hải huyện đảo Lý Sơn, bị tạm giữ tại cảng Pamako Timixa Papua, Indonesia đã làm cho người dân làng cá An Hải hết sức phân vân bởi lý do mà Indonesia đưa ra là hai tàu cá này không đóng thuế cho họ.-Hôm vừa rồi báo chí có đăng đây là những ngư dân tại Quảng Ngãi thành lập trung đội Dân quân tự vệ biển. Những người này là những người đầu tàu gương mẫu trong sản xuất và được chọn lựa và huấn luyện kỹ càng về tất cả những luật pháp trên biển. Thế nên rất an tâm, họ không có hành động gì gọi là manh động. Trong trường hợp bất khả kháng thì mới hành động thôi, còn thì không được manh động trong bất cứ trường hợp nào trong hoạt động khai thác nghề cá trên biển.
Ngư dân Việt không những phải đối phó với những hiểm nguy do Trung Quốc và cướp biển gây ra mà họ còn phải đương đầu với nhiều vấn đề khác nữa.
Ngư dân tỉnh Khánh Hòa đang lo sợ trong các tình huống khác, đó là tàu nào muốn bắt cũng đựơc. Ngày 21-5, tàu cá PY 90260 TS do ông Đỗ Văn Phụng làm thuyền trưởng cùng 10 thuyền viên đang hành nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển cách đảo An Bang, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa 40 hải lý thì bị hải quân Brunei bắt giữ.
Cùng với tin tàu cá bị Brunei bắt thì tin 20 ngư dân đi trên hai tàu cá QNg 96259-TS và QNg 96279-TS, cùng ở xã An Hải huyện đảo Lý Sơn, bị tạm giữ tại cảng Pamako Timixa Papua, Indonesia đã làm cho người dân làng cá An Hải hết sức phân vân bởi lý do mà Indonesia đưa ra là hai tàu cá này không đóng thuế cho họ.
Hai tàu này đánh bắt cá ngừ đại dương theo hợp đồng khai thác thủy sản giữa Công ty cổ phần Đại Dương và Công ty PT Papua Fisheery Development của Indonesia. Khi vừa cập cảng cả 2 chiếc tàu và người bị cơ quan chức năng Indonesia giữ tại cảng với lý do không đóng thuế nhập khẩu 22.000USD cho mỗi chiếc.
Trong khi chờ đợi công ty làm việc với chính quyền Indonesia gia đình của hai mươi con người này sẽ ra sao khi mỏi mòn trông mong vào đồng tiền lao động của cha anh họ. Hết chuyện này tới chuyện khác, người ngư dân Việt Nam chưa bao giờ yên tâm hành nghề trên chính phần đất của quê hương mình.
Theo dòng thời sự:
- Ngư dân Việt bị Indonesia bắt giữ kêu cứu
- Kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nhân dân trong khi TQ cấm ngư dân VN đánh bắt cá
- Ngư dân bất chấp Trung Quốc cấm biển
- Một tàu đánh cá Quảng Ngãi mất tích
- 751 ngư dân Việt Nam đang bị bắt giữ ở nước ngoài
- Tàu đánh cá Việt Nam tiếp tục bị tàu lạ đâm chìm
- Quảng Ngãi: tàu đánh cá chìm 2 ngư dân thiệt mạng
- Bảo vệ ngư dân là bảo vệ chủ quyền
- Nhận định của Tư lệnh Mỹ về tình hình Châu Á-Thái Bình Dương