Hội thảo quốc tế về tranh chấp chủ quyền Biển Đông

Hội thảo về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông diễn ra hôm thứ 5, 25 tháng 3 vừa qua do Viện Đại học Temple, thành phố Philadelphia, Hoa Kỳ tổ chức với sự tham gia của các đại diện đến từ Việt Nam, Pháp, Canada và Mỹ.
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
2010.03.27
Biển Đông, các khu vực và tài nguyên tranh chấp giữa các nước. Biển Đông, các khu vực và tài nguyên tranh chấp giữa các nước. Đăng trên Wikipedia
Courtesy Wikipedia

Các hội thảo viên gồm có quan chức chánh phủ, đại diện hội đoàn, nhà nghiên cứu, học giả, nhà ngoại giao, luật gia, giáo sư và giới truyền thông quốc tế. Đỗ Hiếu có mặt tại chỗ và gởi về tường trình sau đây.
philip-alperson-100.jpg
GS TS Philip Alperson. Photo courtesy of Temple University.
Giáo sư tiến sĩ Philip Alperson, Giám đốc trung tâm Triết học, Văn hóa và Xã hội Việt Nam thuộc khoa Nhân văn và Nghệ thuật, Viện Đại học Temple, trưởng ban tổ chức hội thảo về Biển Đông chào mừng quan khách, giới thiệu nội dung chương trình hội luận, đồng thời sơ lược về hoạt động của trung tâm do ông phụ trách chuyên nghiên cứu, trao đổi về các lãnh vực giáo dục, văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử, ngôn ngữ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Giải quyết công bằng hợp lý

lanhhaivn-250.jpg
Bản đồ lãnh hải Việt Nam
Mở đầu cuộc hội thảo, giáo sư Nguyễn Nhã, tiến sĩ Sử học, trình bày những chứng cứ lịch sử lâu đời về chủ quyền của Việt Nam tại vùng đảo Hoàng Sa, ông kêu gọi công luận quốc tế hãy giải quyết tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp, lẻ phải, sự công bằng và hợp lý, chứ không thể có sự áp đặt hay lấn chiếm nào.

GS Nguyễn Nhã trình bày những chứng cứ lịch sử lâu đời về chủ quyền của Việt Nam tại vùng đảo Hoàng Sa.

Góp ý cho vấn đề quyền làm chủ của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên thống kê của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng, suốt mấy ngàn năm lịch sử của Trung Quốc, chưa bao giờ Hoàng Sa, Trường Sa được họ nói đến như một phần lãnh thổ của Hoa Lục.
Tuy nhiên, ông Việt cũng đưa ra một đề nghị, một giải pháp cho vấn đề tranh chấp Biển Đông tồn tại lâu nay và còn có thể kéo dài mãi.
Đại ý ông nói, vì không thể xác định chủ quyền tại vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho nên các quốc gia có lãnh hải tiếp giáp với Trường Sa hãy cùng chia nhau quyền làm chủ vùng đảo này và khai thác đồng đều tài nguyên thiên nhiên phong phú mà khu vực này mang lại, nói cách khác là nước nào cũng nhận được phần mình, thay vì cứ tiếp tục dành cái lợi lộc cho riêng mình.

GS Nguyễn Nhã  kêu gọi công luận quốc tế hãy giải quyết tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp, lẻ phải, sự công bằng và hợp lý, chứ không thể có sự áp đặt hay lấn chiếm nào.

Trình bày thêm ý kiến của mình về quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh, hai nước láng giềng từng là thù nghịch ngàn năm, từng là mẫu quốc với chư hầu, thì thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc phải như thế nào?
Tiến sĩ Lâm Ngọc Thân, giáo sư môn quản lý công nghệ thông tin, viện đại học Temple nói lên quan điểm cá nhân của ông.
Một người Mỹ gốc Việt, cô Nguyễn Thị Ngọc Giao đến từ Washington cho rằng hành động Bắc Kinh lấn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và việc cắt đất nhượng biển không thể chấp nhận được.

biendongz-250.jpg
Khu vực chanh chấp phóng to
Sau các đề tài thuyết trình mang nội dung xoay quanh tranh chấp tại Biển Đông liên quan đến vấn đề an ninh, chiến lược, sự ổn định, tìm kiếm giải pháp khả thi và hòa bình tại vùng biển này còn được gọi là Nam Hải, đang được nhiều quốc gia trong khu vực tuyên bố chủ quyền về phần mình là giờ thảo luận, góp ý, giải đáp thắc mắc giữa các diễn giả và hội thảo viên.

Theo phát biểu của các hội thảo viên thì tranh chấp Biển Đông không phải là vấn đề chiến lược, nóng bỏng then chốt mà các quốc gia liên hệ hay thế giới cần phải ưu tiên giải quyết.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Giao đến từ Washington cho rằng hành động Bắc Kinh lấn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và việc cắt đất nhượng biển không thể chấp nhận được.

Nếu người ta nghĩ tới những công tác quy mô, chiến dịch khẩn cấp, nguy cơ dồn dập mà nhân loại phải đối mặt như sự biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chiến tranh dai dẳng, nạn đói kém, khô hạn, ô nhiễm môi trường, tệ nạn buôn người, dịch bệnh, thiên tai từng giết chết hàng trăm ngàn, hàng triệu người, thì tranh chấp Biển Đông cần phải được sớm giải tỏa trong tinh thần hiểu biết, cảm thông, thiện chí, hợp tác ôn hòa, đặt căn bản trên quan hệ giữa con người với con người, hầu khắc phục những vấn nạn vừa kể, tránh những căng thẳng, xung khắc cố hữu, với những suy nghĩ mới, phương cách mới và quan điểm mới.
Hội thảo về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông do Viện Đại học Temple tổ chức kết thúc vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày.
Đỗ Hiếu tường trình từ Philadelphia.

Theo dòng thời sự:

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.